Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Bình Dương mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
31/10/2024 12:30 PM

Bài viết sau có nội dung về nguyên tắc, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Bình Dương mới nhất được quy định trong Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND.

Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Bình Dương mới nhất

Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Bình Dương mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 28/10/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ​ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Bình Dương mới nhất

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND thì nguyên tắc, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Bình Dương như sau:

- Nguyên tắc hỗ trợ

+ Đối với hỗ trợ chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhà ở xã hội quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND: chủ đầu tư được xem xét hỗ trợ sau khi đã thực hiện đầu tư xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng; đồng thời, được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu và xác định giá trị thực hiện chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư theo quy định.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng được phân chia thành các dự án thành phần theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng thì được xem xét hỗ trợ theo từng dự án thành phần của dự án đầu tư xây dựng.

+ Đối với hỗ trợ chi phí, phí, lệ phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND: được hỗ trợ khi thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, cấp phép.

- Phương thức hỗ trợ

+ Căn cứ vào văn bản thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu và xác định giá trị thực hiện chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh trung hạn và hàng năm hỗ trợ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định.

+ Thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Loại hình dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Loại hình dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật Nhà ở 2023 như sau:

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bao gồm các dự án quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 30 Luật Nhà ở 2023.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Nhà ở 2023 phải được đầu tư xây dựng trên đất để phát triển nhà ở xã hội quy định tại khoản 6 Điều 83 Luật Nhà ở 2023 và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 33 Luật Nhà ở 2023. Việc bàn giao nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 37 Luật Nhà ở 2023.

- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Xem thêm Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ 25/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,524

Bài viết về

Nhà ở

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]