Phương án cắt giảm, đơn giản hóa 4 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm, đường bộ, đường sắt, hàng hải

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
05/01/2024 10:00 AM

Có phải Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm, đường bộ, đường sắt, hàng hải?

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm, đường bộ,

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục nội bộ của Bộ Giao thông vận tải (Hình từ internet)

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm, đường bộ,

Quyết định 1736/QĐ-BGTVT năm 2023 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong Bộ Giao thông Vận tải.

Theo đó, phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 4 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm, đường bộ, đường sắt, hàng hải, gồm:

1. Công nhận đăng kiểm viên đường sắt và đăng kiểm viên đường sắt bậc cao (Lĩnh vực đăng kiểm)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Bổ sung quy định về: số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; mẫu đơn, tờ khai (nếu có).

- Để đảm bảo đầy đủ các thành phần của 01 TTHC, đảm bảo tính rõ ràng và để tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thực hiện.

1.2. Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt.

- Lộ trình thực hiện: Hoàn thành việc thực thi phương án trước ngày 01/7/2024.

- Cơ quan chủ trì thực hiện phương án đơn giản hóa: Cục Đăng kiểm Việt Nam.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 194.640.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 151.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 43.600.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,11 %.

2. Chấp thuận phương án giá vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ (Lĩnh vực đường bộ)

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Bổ sung quy định về: cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; mẫu đơn, tờ khai (nếu có).

- Để đảm bảo đầy đủ các thành phần của 01 TTHC, đảm bảo tính rõ ràng và để tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thực hiện.

2.2. Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2020/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng.

- Lộ trình thực hiện: Hoàn thành việc thực thi phương án trước ngày 01/7/2024.

- Cơ quan chủ trì thực hiện phương án đơn giản hóa: Cục Đường bộ Việt Nam.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 15,586,875 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7,809,375 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 7, 777,500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 49,9%.

3. Công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam (lĩnh vực hàng hải)

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết; bổ sung mẫu Tờ trình.

- Lý do: Để đảm bảo đầy đủ các thành phần của 01 TTHC, đảm bảo tính rõ ràng và để tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thực hiện.

3.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

- Bổ sung Phụ lục quy định mẫu Tờ trình.

- Lộ trình thực hiện: Hoàn thành việc thực thi phương án trước ngày 01/7/2024.

- Cơ quan chủ trì thực hiện phương án đơn giản hóa: Cục Hàng hải Việt Nam.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.895.750 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.720.750 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 3.175.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35,1 %.

4. Tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt quốc gia (Lĩnh vực đường sắt)

4.1. Nội dung đơn giản hóa

- Bãi bỏ thủ tục hành chính.

Lý do:

- Hiện nay, các đường ngang trên các tuyến đường sắt đã được đưa vào khai thác, sử dụng từ lâu, được tổ chức phòng vệ theo quy định do vậy không phát sinh thủ tục đối với các loại đường ngang đang tồn tại.

- Đối với các đường ngang không bảo đảm tầm nhìn mới phát sinh, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt kiểm tra, đề xuất theo hình thức phản ánh thực trạng hiện trường đến Cục Đường sắt Việt Nam. Cục Đường sắt Việt Nam có thể chủ động ban hành quyết định tổ chức cảnh giới căn cứ vào theo dõi thường xuyên của Cục hoặc căn cứ phản ánh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang, tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng đường ngang, từng thời điểm, thời kỳ.

Do vậy, Bộ GTVT không phải thực hiện ra quyết định căn cứ vào đề nghị của Cục Đường sắt Việt Nam. Cục Đường sắt Việt Nam sẽ chủ động ban hành quyết định và chỉ thực hiện báo cáo theo quy định đối với Bộ GTVT.

4.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

- Cơ quan chủ trì thực hiện phương án đơn giản hóa: Cục Đường sắt Việt Nam.

- Lộ trình thực hiện: Hoàn thành việc thực thi phương án trước ngày 01/7/2024.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 114.331.800 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 114.331.800 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12,224

Chính sách khác

CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]