Biểu mẫu 03/01/2023 10:00 AM

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và cách ghi

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
03/01/2023 10:00 AM

Xin cho tôi hỏi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp thực hiện theo mẫu nào và cách ghi ra sao? - Minh Tân (Bình Dương)

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và cách ghi

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và cách ghi

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động

Theo Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động bao gồm:

- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và cách ghi

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp thực hiện theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Hướng dẫn cách ghi:

- Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

+ Doanh nghiệp nhà nước

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn

+ Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài

+ Công ty hợp danh

+ Hợp tác xã ...

+ Khác

- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):

+ Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;

+ Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;

+ Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;

+ Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

+ Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.

- Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Nội dung về việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Nội dung về việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp thực hiện theo Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

- Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, Điều tra, thống kê tai nạn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động,...;

- Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

- Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành;

- Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước ...;

- Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;

- Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;

- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

- Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;

- Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động.

- Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động;

- Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động;

- Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,740

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn