Biểu mẫu 30/12/2023 11:35 AM

Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi áp dụng từ ngày 01/02/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
30/12/2023 11:35 AM

Cho tôi hỏi mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi mới nhất được quy định thế nào? Và danh mục loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai được quy định ra sao? - Thành Phát (Hậu Giang)

Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi áp dụng từ ngày 01/02/2024

Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi áp dụng từ ngày 01/02/2024 (Hình từ Internet)

Ngày 15/12/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 18/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi 2018 về hoạt động chăn nuôi.

1. Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi áp dụng từ ngày 01/02/2024

Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT được thay thế bằng Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 18/2023/TT-BNNPTNT như sau:

>> Tải về mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 18/2023/TT-BNNPTNT tại đây:

Phụ lục III

2. Danh mục loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai từ ngày 01/02/2024

Danh mục loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT được thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 18/2023/TT-BNNPTNT như sau:

TT

Loại vật nuôi

ĐVT

Số lượng

I

Gia súc

1

Trâu, nghé

Con

01

2

Bò, bê

Con

01

3

Ngựa

Con

01

4

Con

05

5

Cừu

Con

05

6

Thỏ

Con

25

7

Lợn thịt

Con

05

8

Lợn nái

Con

01

9

Lợn đực giống

Con

01

II

Gia cầm

1

Con

20

2

Vịt

Con

20

3

Ngan

Con

20

4

Ngỗng

Con

20

5

Đà điểu

Con

01

6

Chim cút

Con

100

7

Bồ câu

Con

30

III

Động vật khác được phép chăn nuôi

1

Hươu sao

Con

01

2

Chim yến

Nhà

01

3

Ong mật

Đàn

15

4

Chó

Con

01

5

Mèo

Con

01

6

Dông

Con

10

7

Vịt trời

Con

20

8

Dế

m2

05

9

Bò cạp

m2

01

10

Tằm (đa hệ, lưỡng hệ, thầu dầu lá sắn)

50

11

Giun quế (trùn quế)

m2

05

12

Ruồi lính đen

m2

05

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi theo Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 gồm:

- Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

- Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

- Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

- Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

- Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.

- Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.

- Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi theo Điều 50 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:

+ Được cung cấp đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, giá và hướng dẫn sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi từ tổ chức, cá nhân cung cấp;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sử dụng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;

+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

+ Sử dụng thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường;

+ Tuân thủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của tổ chức, cá nhân cung cấp thức ăn chăn nuôi về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi;

+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Phối hợp xử lý thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật;

+ Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh theo quy định.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,911

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn