Kính gửi:
|
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Viện trưởng VKSND cấp cao 1, 2, 3;
- Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Triển khai thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP
ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị (sau đây gọi tắt là Nghị định 178), Nghị định số 67/2025/NĐ-CP
ngày 15/3/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (sau đây gọi tắt là Nghị định
67), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao hướng dẫn thực hiện trong ngành Kiểm
sát nhân dân như sau:
I. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng
áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Công chức, viên chức; người
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP
ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong
cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trước thời điểm ngày 15 tháng
01 năm 2019 (sau đây viết tắt là người lao động) trong thực hiện sắp xếp tổ chức
bộ máy, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại
VKSND các cấp; không thực hiện đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2. Đối tượng áp dụng: Công chức, viên chức, người
lao động chịu sự tác động trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại
và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Bước đầu thực hiện chính
sách, chế độ đối với các trường hợp là người đứng đầu đơn vị không được bố trí
cấp trưởng, cấp phó có năng lực hạn chế, đơn vị cần cơ cấu lại số lượng chức vụ
lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
và tương đương tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao khi thực hiện
bỏ cấp phòng và các trường hợp này còn dưới 05 năm công tác trở xuống đến tuổi
nghỉ hưu.
II. Về tiêu chí đánh giá và các
trường hợp thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động
1. Tiêu chí đánh giá: Tập thể cấp ủy, Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả công chức, viên chức,
người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong
03 năm gần nhất theo các tiêu chí quy định tại Điều 6 Nghị định
178. Căn cứ quy chế về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số
323/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2021 của VKSND tối cao để xếp loại công chức, viên chức,
người lao động, xác định đối tượng thực hiện chính sách, chế độ theo quy định
Nghị định 178, Nghị định 67.
2. Các trường hợp thực hiện chính sách, chế độ
Công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu trong
điều kiện lao động bình thường, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều
kiện lao động bình thường có tuổi đời còn dưới 05 năm công tác trở xuống đến tuổi
nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu, đáp ứng
một trong các điều kiện sau:
a) Công chức, viên chức là người đứng đầu đơn vị khi
thực hiện sáp nhập, sắp xếp tổ chức bộ máy không được bố trí cấp trưởng (Vụ trưởng
và tương đương thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng
VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương VKSND cấp cao, Viện
trưởng VKSND cấp huyện, Trưởng phòng và tương đương thuộc VKSND cấp tỉnh);
b) Công chức, viên chức là cấp phó có năng lực hạn
chế, xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc
VKSND tối cao, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh,
Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương VKSND cấp cao, Phó Viện trưởng
VKSND cấp huyện, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc VKSND cấp tỉnh);
c) Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý tại VKSND các cấp khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp tổ chức bộ máy còn dôi dư
số lượng lãnh đạo, quản lý so với quy định của Ngành.
d) Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý ở những đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sáp nhập nhưng tình
nguyện xin nghỉ việc hưởng chế độ để tạo điều kiện cho việc sắp xếp công chức,
viên chức lãnh đạo, quản lý dôi dư từ đơn vị khác.
đ) Trường hợp thôi giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương khi thực hiện bỏ cấp phòng tại các đơn vị thuộc
VKSND tối cao, VKSND cấp cao.
3. Các trường hợp chưa xem xét thực hiện chính
sách, chế độ
a) Công chức, viên chức, người lao động là nữ đang
trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ
trường hợp cá nhân tự nguyện xin nghỉ việc hưởng chế độ.
b) Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi
phạm.
c) Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý tại các đơn vị bị ảnh hưởng bởi việc sáp nhập nhưng còn trên 05 năm công tác
đến tuổi nghỉ hưu.
d) Công chức, viên chức, người lao động không giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Xác định thời điểm để tính hưởng trợ cấp: Thời
điểm quyết định của cấp có thẩm quyền sắp xếp tổ chức bộ máy là thời điểm văn bản
thành lập, quy định tên đơn vị mới có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn 12
tháng tính từ thời điểm này, công chức, viên chức, người lao động được cấp có
thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc thì được tính hưởng
chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên. Sau thời hạn quy định
nêu trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13
trở đi.
III. Hồ sơ đề nghị hưởng chính
sách, chế độ
1. Về thành phần hồ sơ: Thủ trưởng đơn vị thuộc
VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh gửi hồ sơ
đề nghị phê duyệt thực hiện chính sách, chế độ về VKSND tối cao, thành phần hồ
sơ gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt thực hiện chính
sách, chế độ theo Nghị định 178, Nghị định 67 đối với công chức, viên chức, người
lao động của VKSND địa phương, đơn vị.
(2) Biên bản họp liên tịch gồm: Lãnh đạo cơ quan,
đơn vị, Đại diện Đảng ủy/Chi ủy, Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị và Đại diện
Phòng/Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ.
(3) Danh sách và kinh phí chi trả chính sách, chế độ;
biểu mẫu có liên quan đến việc tính toán, chi trả trợ cấp đối với công chức,
viên chức, người lao động (Biểu số 1, Phụ lục 1).
(4) Hồ sơ của từng trường hợp đề nghị thực hiện
chính sách, chế độ gồm:
- Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức; Hợp đồng
lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 đối
với trường hợp là người lao động.
- Các quyết định lương và các khoản phụ cấp lương
hiện hưởng (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp
thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp
công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội).
- Sổ BHXH hoặc Bản ghi quá trình đóng BHXH hoặc Phiếu
đối chiếu quá trình đóng BHXH có dấu và chữ ký của cơ quan BHXH trong thời hạn
03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc.
- Đơn xin tự nguyện thực hiện chính sách, chế độ của
công chức, viên chức, người lao động; văn bản, giấy tờ khác có liên quan (quyết
định, tài liệu của việc sáp nhập, giải thể cơ quan, đơn vị..
2. Về số lượng hồ sơ: Hồ sơ được lập thành 02 bộ gửi
về VKSND tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để thẩm định, tổng hợp trình Lãnh đạo
VKSND tối cao.
3. Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị giải quyết chính
sách, chế độ
Hồ sơ đề nghị thực hiện chính sách, chế độ đối với
công chức, viên chức, người lao động của VKSND địa phương, đơn vị gửi về VKSND
tối cao trước 60 ngày (02 tháng) tính đến ngày phê duyệt thực hiện chính sách đối
với công chức, viên chức, người lao động.
IV. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng
VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh trực tiếp quản lý, sử dụng công chức,
viên chức, người lao động.
a) Triển khai thực hiện chính sách, chế độ theo quy
định tại Nghị định 178, Nghị định 167 và Công văn này.
b) Thực hiện việc đánh giá công chức, viên chức,
người lao động và tiến hành rà soát tổng thể chất lượng công chức, viên chức,
người lao động thuộc phạm vi quản lý; trên cơ sở đó, xác định đối tượng nghỉ việc
được hưởng chính sách, chế độ theo quy định của Nghị định 178, Nghị định 67;
báo cáo VKSND tối cao xem xét, phê duyệt.
c) Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nếu công
chức, viên chức, người lao động đủ điều kiện áp dụng quy định tại Công văn này
có đơn tự nguyện xin thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178, Nghị định
67 thì lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường
hợp gửi VKSND tối cao xem xét, phê duyệt; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
d) Sau khi được VKSND tối cao phê duyệt thì thực hiện
chính sách, chế độ cho công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm liền kề của
cơ quan, đơn vị gửi về VKSND tối cao trước ngày 30/6 hàng năm để tổng hợp, theo
dõi, xây dựng dự toán đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí thực hiện.
2. Vụ Tổ chức cán bộ
a) Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc VKSND tối
cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định
178, Nghị định 67.
b) Tổng hợp số liệu, xây dựng kế hoạch thực hiện
chính sách, chế độ của Nghị định 178, Nghị định 67 hằng năm của ngành Kiểm sát
nhân dân và tổ chức triển khai thực hiện.
c) Tổng hợp, thẩm định đối tượng thực hiện chính
sách, chế độ trong ngành Kiểm sát nhân dân báo cáo Hội đồng thẩm định; tổng hợp
trình Lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt.
d) Chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính VKSND tối
cao hướng dẫn các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh thực
hiện chính sách, chế độ của Nghị định 178, Nghị định 67 và Công văn này.
3. Cục Tài chính
a) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra, hướng dẫn
các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh thực hiện chính
sách, chế độ theo quy định của Nghị định 178, Nghị định 67 và Công văn này.
b) Thẩm tra việc tính toán chế độ, kinh phí thực hiện
của VKSND các cấp, đơn vị.
c) Lập danh sách, kinh phí thực hiện chính sách, chế
độ theo Nghị định 178, Nghị định 67 của ngành Kiểm sát nhân dân gửi Bộ Tài
chính thẩm tra, cấp kinh phí thực hiện theo quy định.
d) Cấp kinh phí để VKSND các cấp, đơn vị chi trả
chính sách, chế độ cho công chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định
của pháp luật.
đ) Lập dự toán kinh phí thực hiện của ngành Kiểm
sát nhân dân gửi Bộ Tài chính bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện hằng năm.
Đề nghị Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện
trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh triển khai thực hiện chính
sách, chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị đơn vị, cá nhân báo cáo về VKSND tối cao (qua Vụ
Tổ chức cán bộ, Cục Tài chính) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSNDTC (để báo cáo);
- Đơn vị thuộc VKSNDTC;
- VKSND cấp cao 1, 2, 3;
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, V15.
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Duy Giảng
|
VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
TỈNH ………………..
|
BIỂU
SỐ I
|
DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI NGHỈ
HƯU TRƯỚC TUỔI THEO NGHỊ ĐỊNH 178/2024/NĐ-CP NGÀY 31/12/2025 CỦA CHÍNH PHỦ
(Từ ngày ... tháng
.... năm 202... đến ngày … tháng … năm 202...)
STT
|
Họ và tên
|
Đơn vị, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố
|
Đơn vị, VKS huyện
|
Ngày tháng năm sinh
|
Giới tính
|
Trình độ
|
Chức vụ/Chức danh
|
Tiền lương tháng hiện hưởng
|
Tiền lương tháng hiện hưởng (đồng)
|
Số năm đóng BHXH
|
Thời gian nghỉ việc hưởng chính sách, chế độ
|
Tuổi khi nghỉ việc hưởng chế độ
|
Tuổi nghỉ hưu theo NĐ 135
|
Thời gian nghỉ trước tuổi
|
Trợ cấp do nghỉ hưu trước tuổi
|
Lý do thực hiện
|
Hệ số lương
|
Phụ cấp chức vụ
|
Phụ cấp trách nhiệm nghề
|
Phụ cấp công vụ
|
Phụ cấp thâm niên nghề
|
Phụ cấp thẳm niên vượt khung
|
Phụ cấp công tác Đảng, Đoàn thể, chính trị xã hội
|
Tổng số
|
Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
khu vực có hệ số pckv 0.7 trở lên
|
Tổng cộng
|
Trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm
|
Trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi
|
Trợ Cấp do có đủ 15 năm đóng BHXH
|
Trợ cấp do có trên 15 năm đóng BHXH
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
25
|
26
|
27
|
28
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký ghi rõ họ tên)
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 1
Cách tính kinh phí chi trả trợ cấp đối với công chức,
viên chức, người lao động theo Nghị định 178, Nghị định 67
(Kèm theo Công văn số 1965/VKSTC-V15 ngày 05 tháng 05 năm 2025 của VKSND
tối cao)
1. Đối với trường hợp có tuổi đời từ đủ 02 năm đến
đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày
18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (nghỉ trong thời hạn 12
tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm
quyền) thì:
a) Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian
nghỉ sớm bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với
thời điểm nghỉ hưu.
b) Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo
thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm.
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước
tuổi;
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi
năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
số 135;
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ
mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền
lương hiện hưởng áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu trước ngày Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành (01/7/2025).
Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với
15 năm đầu công tác tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 16 trở đi,
cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền
lương hiện hưởng áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu từ ngày Luật Bảo hiểm
xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành (01/7/2025).
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, sinh ngày
20/6/1968, Trưởng phòng, ngạch Kiểm sát viên trung cấp bậc 6, hệ số 6.10, phụ cấp
chức vụ 0.65, phụ cấp thâm niên nghề 30%, phụ cấp công vụ 25%, phụ cấp trách
nhiệm nghề 25%, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 31 năm 10 tháng. Do thực
hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 01/8/2025, ông A tự nguyện xin nghỉ
hưu trước tuổi từ ngày 01/10/2025 hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định 178.
Để tính số tiền trợ cấp đối với ông A thực hiện như sau:
a) Tiền lương tháng hiện hưởng
1
|
Ngạch Kiểm sát viên trung cấp, bậc 6, hệ số 6.10
|
14,274,000
|
2
|
Phụ cấp chức vụ: 0.65
|
1,521,000
|
3
|
Phụ cấp công vụ: 25%
|
3,948,750
|
4
|
Phụ cấp trách nhiệm nghề: 25%
|
3,948,750
|
5
|
Phụ cấp thâm niên nghề: 30%
|
4,738,500
|
|
Tiền lương hiện
hưởng:
|
28,431,000
|
b) Thời gian nghỉ trước tuổi thực hiện chính sách
- Ông Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/6/1968 nghỉ hưu
theo Nghị định 135 tháng 7/2030 (62 tuổi). Tuổi khi nghỉ hưu thực hiện tinh giản
biên chế 57 tuổi 3 tháng (từ ngày 01/10/2025), thời gian nghỉ hưu trước tuổi là
4 năm 9 tháng.
- Tham gia BHXH từ tháng 12/1993 đến 9/2025, tổng số
thời gian tham gia BHXH là 31 năm 10 tháng.
c) Số tiền trợ cấp được hưởng như sau:
- Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời
gian nghỉ sớm (khoản 1 Điều 7 Nghị định 178): Thời
gian nghỉ hưu trước tuổi là 4 năm 9 tháng ((4 x12) + 9 = 57 tháng).
57 tháng x 28,431,000 đồng = 1,620,567,000 đồng.
- Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo
thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm (khoản 2 Điều 7 Nghị định 178):
+ Thời gian nghỉ hưu trước tuổi 4 năm 9 tháng (làm
tròn là 5 năm - khoản 4 Điều 5 Nghị định 178): 5
tháng x 5 năm = 25 tháng x 28,431,000 đồng = 710,775,000 đồng.
+ Thời gian tham gia BHXH là 31 năm 10 tháng (làm
tròn là 32 năm - khoản 3 Điều 5 Nghị định 178).
15 năm đầu được trợ cấp 4 tháng: 4 tháng x
28,431,000 đồng = 113,724,000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 7).
17 năm tiếp theo được trợ cấp 8.5 tháng: 8.5 tháng
x 28,431,000 đồng = 241,663,500 đồng.
Tổng số tiền trợ cấp ông Nguyễn Văn A được hưởng
là: 1,620,567,000đ + 710,775,000đ + 113,724,000đ + 241,663,500đ= 2,686,729,500
đồng.
2. Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi
nghỉ hưu và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được
hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được hưởng chế
độ hưu trí theo quy định của pháp luật, không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc
nghỉ hưu trước tuổi. Được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng
nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, sinh ngày
10/10/1965, Phó Viện trưởng VKSND huyện, ngạch Kiểm sát viên trung cấp bậc 7, hệ
số 6.44, phụ cấp chức vụ 0.5, phụ cấp thâm niên nghề 35%, phụ cấp công vụ 25%,
phụ cấp trách nhiệm nghề 30%, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 36 năm 3
tháng. Do thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 01/8/2025, ông B tự
nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/12/2025 hưởng chính sách, chế độ theo
Nghị định 178. Để tính số tiền trợ cấp đối với ông B thực hiện như sau:
a) Tiền lương tháng hiện hưởng
1
|
Ngạch Kiểm sát viên trung cấp, bậc 6, hệ số 6.44
|
15,069,600
|
2
|
Phụ cấp chức vụ: 0.5
|
1,170,000
|
3
|
Phụ cấp công vụ: 25%
|
4,059,900
|
4
|
Phụ cấp trách nhiệm nghề: 30%
|
4,871,880
|
5
|
Phụ cấp thâm niên nghề: 35%
|
5,683,860
|
|
Tiền lương hiện
hưởng:
|
30,855,240
|
b) Thời gian nghỉ trước tuổi thực hiện chính sách
- Ông Nguyễn Văn B, sinh ngày 10/10/1965 nghỉ hưu theo
Nghị định 135 tháng 8/2027 (61 tuổi 9 tháng). Tuổi khi nghỉ hưu thực hiện tinh
giản biên chế 60 tuổi 1 tháng (từ ngày 01/12/2025), thời gian nghỉ hưu trước tuổi
là 1 năm 8 tháng.
- Tham gia BHXH từ tháng 9/1989 đến 11/2025, tổng số
thời gian tham gia BHXH là 36 năm 3 tháng.
c) Số tiền trợ cấp được hưởng như sau:
Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian
nghỉ sớm (khoản 1 Điều 7 Nghị định 178) là 1 năm 8 tháng
(12 + 8 = 20 tháng).
20 tháng x 30,855,240 đồng = 617,104,800 đồng.
Số tiền trợ cấp ông Nguyễn Văn B được hưởng
là: 617.104.800 đồng.