ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 155/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 06
tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023
VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2023 - 2025
Thực hiện Công văn số
2155/BGDĐT-KHTC ngày 24/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc xây dựng
Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch
ngân sách 3 năm 2023 - 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế
hoạch như sau:
I. ĐÁNH GIÁ
CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022
1. Đánh giá
chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Năm 2021 là năm đầu triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh
Lạng Sơn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đại
dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn, tác động trực tiếp đến mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Với sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, giám sát của
HĐND tỉnh, đồng thuận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh,
UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ
đã đề ra, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu
quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Nỗ lực thực hiện có hiệu quả chủ đề năm
2021 về “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành
động, sáng tạo bứt phá”.
Mặc dù đối diện với nhiều khó
khăn, song lĩnh vực kinh tế vẫn ghi nhận nhiều kết quả tích cực, năm 2021 tốc độ
tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6,67% , tăng hơn 2 lần so với năm
2020, xếp thứ 3/14 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 15/63
tỉnh, thành phố. GRDP bình quân đầu người đạt 46,9
triệu đồng, trong đó: nông lâm nghiệp tăng
5,86%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,31%, dịch vụ tăng 5,66%, thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm tăng 7,41%. Cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp chiếm 22,14%, công
nghiệp - xây dựng 23,21%, dịch vụ 49,95%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
4,7%. GRDP bình quân đầu người đạt 46,9 triệu đồng.
Tiếp
tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo
hướng tăng diện tích một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, tập trung cho
các nhóm sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương; khoa học và công nghệ được
ứng dụng, từng bước mang lại hiệu quả; công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu
sản phẩm được quan tâm, đã tạo nên thương hiệu và giá trị cho một số sản phẩm
của địa phương. Đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cho 31 sản phẩm OCOP[1]. Tuy dịch
COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ một số loại nông sản khi vào chính
vụ nhưng do có sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và sự chung tay cố gắng
của người dân, sản xuất nông lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá cao[2]. Chương trình
xây dựng nông thôn mới thường xuyên được quan tâm tổ chức thực hiện toàn diện[3].
Tiếp
tục có các giải pháp để phát triển kinh tế cửa khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu qua địa bàn năm 2021 đạt 4,38 tỷ USD, bằng 142,2% kế hoạch, tăng 55,8% so
với năm 2020.
Sản
xuất công nghiệp trên địa bàn cơ bản ổn định và tiếp tục phát triển. Chỉ số sản
xuất công nghiệp năm 2021 ước tăng 5,61% so với cùng kỳ. Sản lượng các sản phẩm
công nghiệp chủ yếu cơ bản hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Tổng mức bán
lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 24.102 tỷ đồng, tăng 10,51% so với cùng kỳ.
Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn đạt 33.755 tỷ đồng,
tăng 2.541 tỷ đồng, tăng 8,14% so với 31/12/2020. Tổng dư nợ tín dụng của các
ngân hàng trên địa bàn đạt 37.479 tỷ đồng, tăng 11,5% so với 31/12/2020. Du
lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, tổng lượng
khách du lịch ước khoảng 1.622 nghìn lượt, đạt 49,5% kế hoạch, tăng 1,2% so với
cùng kỳ; tổng doanh thu 773 tỷ đồng, đạt 40,7% kế hoạch, tăng 20,9%.
Công
tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Thu
ngân sách năm 2021 đạt được những kết quả nổi bật, nhất là thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu, hết ngày 31/12/2021 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực
hiện 10.902 tỷ đồng (đạt 186,8% dự toán, tăng 51,5% so cùng kỳ). Các khoản chi
ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đúng định mức và tiết kiệm triệt để.
Công
tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, không để dịch lớn xảy
ra. Chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, nhận được sự hài lòng của
Nhân dân. Mạng lưới y tế xã được củng cố góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe ban đầu ngay tại cơ sở. Không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra
trên địa bàn tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm được đẩy mạnh. Năm 2021, có 172 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, đạt
86%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 86,9%; cập nhật thông tin quản
lý sức khỏe trên phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 99% dân số.
Công
tác giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện.
Trong năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 14.100 lao động, đạt 100,7% kế hoạch;
tổ chức dạy nghề cho 11.370 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,2%, tăng
1,2% so với năm 2020. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên
đán Tân Sửu và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ đã vận động các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 với số
tiền trên 32,3 tỷ đồng, hỗ trợ hiện vật trị giá trên 7,7 tỷ đồng và các vật
tư y tế. Đã xây mới, sửa chữa được 377/618 nhà ở cho người có công với cách mạng
khó khăn về nhà ở (xây mới 124/208 hộ, sửa chữa 253/410 hộ), đạt 61% kế hoạch.
Dự ước tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 giảm 2% so với cùng kỳ (tương đương giảm khoảng
4.100 hộ). Tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ước 1.670,2 tỷ đồng, đạt
95% kế hoạch, tổng số chi 2.446,4 tỷ đồng, đạt 99,2% kế hoạch. Đã hỗ trợ cho
người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với
tổng kinh phí hỗ trợ 68.108 triệu đồng. Tiếp tục quan tâm bảo đảm quyền lợi
cho phụ nữ và trẻ em, những người yếu thế trong xã hội. Tập trung tuyên truyền,
xử lý các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã
khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
GDĐT
tiếp tục có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp
học được nâng lên, nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục được duy trì. Thực
hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hoàn thành tốt nhiệm
vụ năm học 2020-2021 tại các cấp phổ thông; các cơ sở GDĐT thực hiện nghiêm túc
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời trưng dụng cơ sở vật chất
để phục vụ công tác cách ly phòng chống dịch bệnh. Hoàn thành công tác thi tốt
nghiệp THPT bảo đảm đúng quy chế, an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch
COVID-19. Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 sử dụng trong
các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022; hoàn thành xây dựng tài liệu
giáo dục địa phương lớp 2, lớp 6. Triển khai Chương trình Sữa học đường năm học
2021-2022 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức lại 03 Trường phổ thông dân tộc nội trú
THCS thành trường liên cấp phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT các huyện Cao
Lộc, Văn Quan, Chi Lăng. Công nhận 20 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng
số trường đạt chuẩn lên 258 trường. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy và học, đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục
và đào tạo, đa dạng hóa các loại hình giáo dục ngoài công lập.
Ngân
sách chi thường xuyên giáo dục giao trong thời kỳ ổn định chiếm 39,59% chi thường
xuyên toàn tỉnh.
Dịch
COVID-19 cũng đã ảnh hưởng nhất định đến ngành giáo dục trên địa bàn. Việc
giãn tiến độ chương trình khung dạy và học theo quy định chung của Bộ GDĐT, việc
thực hiện các đề án, dự án, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập,
các lớp liên kết đào tạo cũng bị tác động; quá trình dạy và học phát sinh thêm
nhiều chi phí trong công tác tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh...
*
Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp,
các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT và các bộ ngành
trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và
tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên
(GV) cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo
đức nghề nghiệp tốt.
*
Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên
giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập
trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
(CSVC) mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao dẫn đến khó khăn
trong huy động học sinh (HS) đi học và huy động xã hội hóa. Công tác tăng cường
CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng
thư viện còn thiếu, chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho
GDĐT còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo
lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ
dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tác
động, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế
hoạch, nhất là các lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn tỉnh một số
dịch vụ không thiết yếu tạm dừng hoạt động, HSSV kết thúc năm học sớm hơn kế
hoạch; tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; công tác tuyển
sinh giáo dục dạy nghề gặp nhiều khó khăn; số người lao động mất việc làm, thất
nghiệp có xu hướng gia tăng...; một số huyện, xã, thị trấn phát sinh các ca
nhiễm COVID-19 phải thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa nên ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng
hóa, dịch vụ, tiêu thụ nông sản khi đến mùa vụ. Việc triển khai thực hiện Quyết
định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của người dân và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội (các chỉ tiêu về y tế, giảm nghèo) năm 2021.
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT
năm 2021, ước thực hiện kế hoạch năm 2022
2.1.
Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
-
Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2021 - 2022
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Kế hoạch 2021 - 2022
|
Thực hiện 2021 - 2022
|
Kết quả
|
1
|
Tổng số học sinh
|
|
|
|
|
-
|
Nhà trẻ
|
Trẻ
|
11.182
|
11.234
|
đạt
|
-
|
Mẫu giáo
|
HS
|
42.685
|
42.530
|
Chưa đạt
|
-
|
Tiểu học
|
HS
|
75.398
|
75.406
|
đạt
|
-
|
Trung học cơ sở (THCS)
|
HS
|
48.442
|
48.431
|
Chưa đạt
|
-
|
Trung học phổ thông (THPT)
|
HS
|
22.279
|
22.353
|
đạt
|
2
|
Tỷ lệ huy động
|
|
|
|
|
-
|
Trẻ dưới 3 tuổi
|
%
|
44,15
|
44,87
|
đạt
|
-
|
Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi
|
%
|
97,36
|
98,07
|
đạt
|
-
|
Tiểu học (đúng độ tuổi)
|
%
|
99,69
|
99,73
|
đạt
|
-
|
THCS (đúng độ tuổi)
|
%
|
87,9
|
92,6
|
đạt
|
3
|
Phổ cập giáo dục
|
|
|
|
|
-
|
Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi
|
xã
|
200
|
200
|
đạt
|
+
|
Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi
|
%
|
100
|
100
|
đạt
|
-
|
Duy trì phổ cập giáo dục Tiểu
học, THCS
|
xã
|
200
|
200
|
đạt
|
+
|
Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt
chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS
|
%
|
100
|
100
|
đạt
|
4
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
|
%
|
52,5
|
52,5
|
đạt
|
5
|
Xây dựng trường học đạt chuẩn
quốc gia (theo năm kế hoạch)
|
Trường
|
267
|
267
|
đạt
|
Nguyên nhân một số chỉ tiêu
chưa đạt: đối với giáo dục mầm non, do một số huyện còn thiếu lớp học nên chưa
huy động được trẻ tới lớp; đối với GDPT do HS bỏ học, một số học sinh THCS,
THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; ngoài ra, việc dự báo số HS tuyển
mới vào đầu cấp, số HS chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.
2.2. Đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2020 - 2021 (theo Chỉ thị số
800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thực hiện
nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi
mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GDĐT)
2.2.1. Đối với 07 nhóm nhiệm
vụ trọng tâm
a) Chủ động xây dựng và triển
khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch
COVID-19 tại địa phương
- UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 trên địa bàn
tỉnh[4]. Chỉ đạo ngành GDĐT hướng dẫn các đơn vị
chủ động xây dựng kịch bản ứng phó diễn biến phức tạp của dịch COVID-19
ngay từ đầu năm học.
- Ngành GDĐT đã chỉ đạo và hướng
dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy và học trong
điều kiện phòng chống dịch COVID-19[5].
- Toàn ngành GDĐT tiếp tục thực
hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới; tiếp tục
cập nhật và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch,
thực hiện khai báo điện tử, nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân trong phòng,
chống dịch bệnh. Phát động kêu gọi toàn ngành ủng hộ quỹ phòng chống COVID-19
được trên 800 triệu đồng và nhiều vật phẩm hỗ trợ khác.
- UBND tỉnh đã ban hành văn bản
số 1304/UBND-KGVX ngày 14/9/2021 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học
thêm và lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm học
2021-2022, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đời sống của
Nhân dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng
GDĐT, giảm bớt khó khăn cho các gia đình HS bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc
biệt là các hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.
b) Công tác nâng cao chất lượng
giáo dục
- Tiếp tục triển khai thực hiện
hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và Đề án
“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2016 - 2020” định hướng đến năm 2025 và các nội dung “Giáo dục tình
cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ”. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cả 2 thể nhẹ cân và thấp
còi đều giảm so với cùng kỳ năm học trước xuống từ 01- 1,4%. Có 15.704 trẻ được
hưởng chế độ ăn trưa theo quy định; có 15.161 trẻ số trẻ được miễn, giảm học
phí và 11.050 trẻ được hỗ trợ chi phí học tập.”, năm học 2020 - 2021 triển
khai thực hiện chủ đề năm học “Môi trường giáo dục thân thiện - Cô dịu hiền -
Bé chăm ngoan” được các trường hưởng ứng, triển khai tích cực, hiệu quả. Chỉ đạo,
hướng dẫn các đơn vị tăng cường hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo công tác vệ sinh trong trường học. Đảm bảo
an toàn phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống bạo hành trẻ trong các
cơ sở giáo dục mầm non.
- Việc thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018
+ Công tác tuyên truyền: trong
năm học 2020 - 2021, thực hiện 37 chuyên mục giáo dục; cung cấp thông tin, phối
hợp với Báo Lạng Sơn, Báo Giáo dục và Thời đại thực hiện đăng 70 bài. Sở GDĐT
triển khai hiệu quả Trang thông tin điện tử ngành giáo dục với 577 bài đăng
(337 văn bản, 240 tin) về các hoạt động chỉ đạo, triển khai các chỉ thị, nghị
quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị; các hoạt động dạy và học trên địa bàn tỉnh; công
tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV.... Qua đó, góp phần
chủ động thông tin tới cán bộ, công chức, viên chức, GV, HS và Nhân dân về đổi
mới giáo dục, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội đối với chủ trương của
Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện Chương trình GDPT mới.
+ Công tác bồi dưỡng, tập huấn:
Công tác bồi dưỡng qua mạng: 99% số CBQL, giáo viên phổ thông toàn tỉnh
hoàn thành bồi dưỡng 03 mô đun theo đúng kế hoạch của Bộ GDĐT; Công tác bồi dưỡng
tập trung: tổ chức bồi dưỡng trực tiếp cho CBQL, GV cấp tiểu học, THCS, THPT tại
tỉnh[6].
+ Công tác chuẩn bị sách
giáo khoa: Thực hiện Thông tư số 25/2020/TT- BGDĐT ngày 26/8/2020 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở GDPT, UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 675/QĐ- UBND ngày 23/3/2021 về việc ban hành
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn từ năm học 2021- 2022; Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 về thành lập
Hội đồng chọn sách giáo khoa năm học 2021- 2022. Căn cứ vào kết quả lựa chọn
sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở GDĐT trình, UBND tỉnh ban hành các Quyết
định phê duyệt danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở GDPT tại tỉnh Lạng
Sơn[7].
+ Biên soạn tài liệu địa
phương: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 04/10/2019 về biên
soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Chỉ đạo Sở GDĐT thành lập Ban
biên soạn, xây dựng khung chương trình, đề cương tài liệu; tiến hành biên soạn;
tổ chức các Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo tài liệu. Tổ chức dạy thử
nghiệm tại các cơ sở giáo dục; tổ chức nghiệm thu tài liệu theo quy định.[8]
- Tổ chức triển khai thực hiện
đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2021-2030. Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng
học sinh trong GDPT theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng
nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường
lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúng
quy định.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
205/KH-UBND ngày 18/10/2021 về việc Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội
học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thường xuyên chỉ đạo,
đôn đốc hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng[9].
Các phòng GDĐT thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp tuyên truyền, biên soạn
tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ tại các
trung tâm HTCĐ; tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp học tập cho
người dân. Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GDĐT tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo,
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh. Công tác
xóa mù chữ đã được các địa phương quan tâm và duy trì vững chắc kết quả, đạt
chỉ tiêu so với kế hoạch.[10]
Các trung tâm GDTX, GDNN-GDTX,
các trường Cao đẳng nghề (các đơn vị) làm tốt công tác tuyển sinh, huy động học
sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình GDTX cấp THPT[11]. Kết quả 2 mặt giáo dục tăng về chất lượng so với cùng kỳ năm
học trước.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng
nghiệp cho HS cấp THCS, THPT. Tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng công
tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp: HS
sau tốt nghiệp THCS vẫn mong muốn được đi học tại các trường THPT; hoạt động dạy
nghề phổ thông chưa mạnh dạn xây dựng chương trình mới phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của từng đơn vị; việc học nghề phổ thông của HS còn thiếu động cơ
tích cực. Thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau THCS, tư vấn
tuyển sinh sau THCS vào học tại các trung tâm GDTX, GDNN-GDTX, các trường Cao đẳng
nghề và tham gia học chương trình GDTX cấp THPT đạt kết quả tốt.
Nâng cao chất lượng công tác dạy
học chương trình GDTX cấp THPT, tăng cường kết hợp giữa dạy văn hóa với dạy nghề,
số lượng lớp được duy trì. Tiếp tục đa dạng hóa hoạt động của trung tâm, mở các
lớp chuyên đề, đào tạo lái xe, liên kết đào tạo nghề[12].
c) Triển khai thực hiện hiệu quả
công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở
GDĐT; xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năng khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho HSSV. Xây
dựng các chỉ số để đánh giá chuẩn đầu ra cho HSSV về đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống và phát triển thể chất đối với từng cấp học. Đặc biệt quan tâm và có
giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của HSSV bị tác động do tình hình dịch
bệnh kéo dài; tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc quản
lý, hỗ trợ HS, nhất là HS tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà. Triển
khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn
trường học; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Nâng cao chất lượng
công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
d) Triển khai Kế hoạch thực hiện
lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS theo
quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; triển
khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp
ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GV các cấp học và thực hiện
Chương trình GDPT 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng
GV, bảo đảm “có HS phải có giáo viên đứng lớp”. Có giải pháp phù hợp để hỗ trợ
GV, người lao động trong ngành Giáo dục bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất
là GV, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
đ) Ưu tiên cân đối ngân sách để
đầu tu tăng cường CSVC, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương
trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình GDPT 2018. Tiếp tục thực hiện
Đề án bảo đảm CSVC cho chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2017 -
2025; thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
để đầu tư CSVC, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục. Huy động các nguồn lực
để đầu tư cho giáo dục và thực hiện hỗ trợ HSSV có cha mẹ thuộc đối tượng là
người lao động bị tạm hoãn họp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động
mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự
do, không để HSSV nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
e) Tiếp tục hoàn thiện thể chế,
rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản
lý không còn phù hợp, chồng chéo; tăng cường phân cấp cho cơ sở, đi đôi với việc
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao
vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐT, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới
phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chủ
trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; tăng cường phối
hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan
tâm, bức xúc để xã hội, Nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn
cho ngành. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản
lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương, đơn vị; kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức,
cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học
tập, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có thể kéo dài.
Về công tác chuyển đổi số: để tạo
bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, UBND tỉnh đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết
số 49/NQ-TU ngày 28/9/2021 về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030. Triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực
tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, hoàn thành trước thời hạn 7
tháng so với yêu cầu đề ra, Lạng Sơn là một trong 3 tỉnh, thành phố trong cả
nước hoàn thành sớm mục tiêu này[13]. Triển khai
sử dụng nền tảng số dùng chung cho công tác quản lý dạy và học cho 301 trường.
Đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ hỗ trợ cấp chữ ký số chuyên dùng miễn phí cho
100% giáo viên (khoảng 20.000 người, tăng gấp 10 lần so với trước đây đã cấp).
Hoàn thành chỉ tiêu 100% các trường học sử dụng nền tảng số, công nghệ số trong
công tác quản lý dạy và học, về đích trước 4 năm chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết
số 49/NQ-TU.
2.2.2. Kết quả thực hiện
các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với HSSV;
chính sách đối với GV, giảng viên, CBQL giáo dục; chính sách đối với cơ sở giáo
dục; các nội dung về đổi mới cơ chế, chính sách tài chính GDĐT: phân bổ ngân
sách, đào tạo GV, đặt hàng giao nhiệm vụ…; chính sách đối với cơ sở giáo dục
ngoài công lập; hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT và các
cơ quan liên quan thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà
nước đối với HSSV; GV, giảng viên; cơ sở giáo dục công lập. Ngoài ra, tỉnh còn
ban hành chính sách của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục ngoài
công lập[14]. Kết quả: trong năm 2020 và 2021, tỉnh
đã hỗ trợ thu nhập cho GV mầm non ngoài công lập được 268 lượt GV, tổng kinh
phí hỗ trợ 2.653 triệu đồng.
UNBD tỉnh đã ban hành Quyết
định số 1081/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 về việc ban hành chi tiết Danh mục sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực GDĐT thực hiện giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính
phủ.
3. Đánh giá
tình hình thực hiện các chính sách Nhà nước năm 2021 và ước thực hiện năm 2022
3.1. Đánh giá thực hiện dự
toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp
Thực hiện thu phí, học phí đúng
định mức theo Nghị quyết số 07/2020/NQ- HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND tỉnh
quy định mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục công lập năm học 2021 - 2022
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện đầy đủ chính sách miễn, giảm, hỗ trợ
chi phí học tập theo các Nghị định của Chính phủ[15].
Thực hiện đúng quy định và nộp toàn bộ số thu học phí vào Kho bạc Nhà nước để
quản lý và sử dụng. Năm 2021, toàn tỉnh có 52.183 HS mầm non, phổ thông được
miễn giảm học phí; 25.784 HS được hỗ trợ chi phí học tập.
Việc hướng dẫn quản lý các khoản
thu, chi năm học 2021 - 2022: chỉ đạo Sở GDĐT hướng dẫn công tác quản lý thu,
chi năm học, quản lý các khoản vận động, tài trợ cho cở sở giáo dục đến các trường
theo đúng các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám
sát, kịp thời tư vấn, hướng dẫn, ngăn chặn các vi phạm, do vậy trong năm học
không có đơn thư về các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục.
3.2. Đánh giá tình hình
thực hiện dự toán chi ngân sách GDĐT tại địa phương
Năm 2021 là năm tiếp tục kéo
dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 theo Nghị quyết
số 10/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về việc kéo dài thời gian thực
hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ- HĐND ngày 09/12/2016 và Nghị quyết số
16/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh; UBND tỉnh ban hành các Quyết
định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước; Quyết định về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; tổng
số chi cho sự nghiệp GDĐT qua các năm 2020: 3.649,7 tỷ đồng, năm 2021: 3.031,1
tỷ đồng, ước thực hiện năm 2022: 3.131,7 tỷ đồng.
Định mức phân bổ chi sự nghiệp
giáo dục theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi và đảm bảo bổ sung
đủ theo tỷ lệ chi quỹ lương và kinh phí hoạt động là 82% - 18%. Tuy nhiên tỷ lệ
chi hoạt động (18%) được cố định theo mức lương cơ sở năm đầu tiên của thời
kỳ ổn định nên những năm tiếp theo tỷ lệ này không đảm bảo[16].
3.3. Đánh giá thực hiện
chi ngân sách thường xuyên cho GDĐT
3.3.1. Đánh giá việc thực hiện
các chính sách hỗ trợ GDĐT về số đối tượng thụ hưởng và kinh phí chi trả
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời
các chế độ chính sách đối với CBQL, GV, nhân viên và HSSV theo chế độ hiện
hành, cụ thể:
+ Đối với GV: thực hiện theo
Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với
nhà giáo, CBQL giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng
lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ quy
định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với
GV mầm non.
+ Đối với HSSV: thực hiện các
chế độ, chính sách theo đúng quy định hiện hành[17].
- Xây dựng chính sách của tỉnh:
ban hành một số cơ chế chính sách nhằm thu hút người có trình độ chuyên môn cao
về công tác tại tỉnh, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được cử
đi đào tạo, bồi dưỡng[18].
3.3.2. Về kết quả thực hiện
các chương trình, dự án năm 2021
Đề án kiên cố hóa trường học
giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 đã đầu tư xây dựng được 345
phòng học mầm non, tiểu học. Sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 215.580
triệu đồng và vốn ngân sách địa phương 19.600 triệu đồng, các công trình đã
hoàn thành đưa vào sử dụng.
Dự án Giáo dục THCS khu vực khó
khăn nhất giai đoạn 2 đầu tư xây dựng bổ sung CSVC cho 07 trường THCS thuộc 03
huyện khó khăn, nguồn vốn 32.480 triệu đồng, trong đó: vốn ODA là 26.080 triệu
đồng, vốn đối ứng địa phương 6.400 triệu đồng.
Chương trình phát triển giáo dục
trung học giai đoạn 2 đầu tư xây dựng bổ sung CSVC cho 03 trường (THPT Chuyên
Chu Văn An, THPT Tú Đoạn và THPT Lương Văn Tri). Tổng mức đầu tư 36.640 triệu
đồng, trong đó: vốn ODA là 26.000 triệu đồng, vốn đối ứng địa phương 8.640
triệu đồng, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ.
Chương trình mục tiêu giáo dục
vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đã hoàn thành cải tạo, sửa chữa
khu nội trú cho 05 trường học; cải tạo, sửa chữa nhà ăn, nhà bếp HS bán trú cho
05 trường học. Năm 2019 triển khai cải tạo, sửa chữa khu nội trú cho 13 trường
học; cải tạo, sửa chữa nhà ăn, nhà bếp HS bán trú cho 06 trường học, hoàn thành
thủ tục quyết toán năm 2021
3.3. Tổng hợp khó khăn, vướng
mắc về cơ chế chính sách, quản lý điều hành các dự án (chi tiết theo biểu số
11 đính kèm).
4. Đánh giá
chung tác động ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với GDĐT tại tỉnh
4.1. Tác động tới việc dạy,
học và đảm bảo chất lượng giáo dục
CBQL và GV bị gián đoạn công
việc, nội dung dạy học bị cắt giảm, không liền mạch ảnh hưởng không nhỏ đến
tâm lý của GV, HS. Việc triển khai dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình
là biện pháp tình thế, không thể đảm bảo chất lượng bởi điều kiện về CSVC,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến tại các đơn vị trường
và tại các gia đình vùng sâu vùng xa còn thiếu thốn, khó khăn. Kinh phí hỗ trợ
cho việc thiết kế bài giảng, sử dụng các phần mềm bản quyền còn hạn hẹp. Dịch
bệnh COVID-19 khiến HS phải nghỉ học dài, có tâm lý mải chơi sao nhãng việc học
tập. Việc tham gia học trực tuyến chưa được đều khắp do điều kiện hạ tầng
CSVC, kinh tế gia đình khác nhau và thiếu sự kèm cặp, giúp đỡ của cha mẹ HS. Việc
triển khai các hoạt động chuyên môn bị gián đoạn như các kì thi HS giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh, thi GV giỏi, Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động chuyên môn tại cơ sở giáo dục... không thể triển khai theo
đúng kế hoạch. Việc hợp đồng lao động đối với cán bộ, GV, nhân viên tại các trường
MN và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19
cũng tạo cơ hội mới cho CBQL giáo dục, GV đẩy mạnh, phát huy năng lực ứng dụng
CNTT trong quản lý, tổ chức dạy học và đổi mới phương pháp dạy học; là cơ hội
tốt cho việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học, chuyển từ việc áp dụng các
hình thức tổ chức truyền thống sang việc kết hợp đa dạng các hình thức tổ
chức dạy học, trong đó ứng dụng CNTT, sử dụng các nguồn học liệu nhằm tối ưu
hóa trong điều kiện thực tế hiện nay. HS có cơ hội tăng cường tiếp cận, khai
thác CNTT phục vụ học tập...
4.2. Tác động tới tài
chính của các cơ sở giáo dục
Đối với các cơ sở giáo dục công
lập thực hiện mức thu học phí theo quy định tại Nghị quyết của HĐND tỉnh năm
học 2021 - 2022; các khoản thu theo thỏa thuận phục vụ trực tiếp cho HS được
thu trên cơ sở những ngày học thực tế. Đối với năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng
dịch bệnh, thực hiện Công văn số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021 của Bộ GDĐT về
việc đề nghị chỉ đạo và quát triệt thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GDĐT
năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022 và công tác chỉ đạo điều hành giá năm 2021,
UBND tỉnh tham mưu trình HĐND tỉnh tiếp tục thực hiện giữ nguyên mức học phí tại
các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh như năm học 2020 - 2021.
Đối với các cơ sở giáo dục
ngoài công lập do ảnh hưởng dịch bệnh nên không có nguồn thu học phí để tạo
nguồn chi trả tiền lương, các khoản đóng góp theo lương, nộp thuế, tiền thuê mặt
bằng...
II. XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM
2023 - 2025
1. Căn cứ,
định hướng xây dựng kế hoạch
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chương trình hành động triển khai thực
hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 và phương hướng, nhiệm
vụ phát triển đất nước 5 năm 2021 - 2025 đối với lĩnh vực GDĐT.
- Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2023.
- Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện thực tế của tỉnh, xác định mục
tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GDĐT và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2023.
- Căn cứ tình hình triển khai
thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT của tỉnh năm 2022 để triển khai xây dựng kế
hoạch năm 2023 đảm bảo tính bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện,
là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về GDĐT.
2. Định
hướng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển GDĐT năm 2023
Năm 2023, là năm thứ hai thực
hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng và là năm thứ ba
triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025)
và Chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Để tiếp
tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Nghị quyết XIII của Đảng, tiếp tục thực hiện
Chương trình hành động của chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện nghị quyết
của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Ngành
giáo dục tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực
hiện Nghị quyết XIII của Đảng và tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số
29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GDĐT; trọng tâm là hiện đại hóa, đa dạng hóa phương thức GDĐT theo hướng mở hướng
tới phát triên toàn diện người học theo hướng phát huy phấm chất đạo đức, năng
lực, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế, có kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách
nhiệm công dân; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, thu hút và trọng dụng
nhân tài; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chú
trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực
cho phát triển kinh tế - xã hội; triển khai đồng bộ và hiệu quả quy hoạch mạng
lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đồng thời với thực hiện chiến lược phát
triển giáo dục đại học giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai
kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phát triển đội ngũ nhà
giáo và CBQLGD; tăng cường CSVC bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; đẩy mạnh
xây dựng xã hội học tập; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận
giáo dục của người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
trong giáo dục.
3. Yêu cầu
đối với xây dựng Kế hoạch phát triển GDĐT năm 2023
- Bám sát các mục tiêu, chỉ
tiêu, định hướng phát triển GDĐT được đưa ra tại các nghị quyết của Quốc hội,
các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh về phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và năm 2023, các nghị quyết của Chính phủ, các
quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành và thực hiện kế
hoạch hằng năm;
- Bám sát các định hướng phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng GDĐT được nêu tại Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung ương đối với lĩnh vực
GDĐT;
- Các mục tiêu, định hướng và
giải pháp phát triển GDĐT phải đảm bảo tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối
nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;
- Thực hiện lồng ghép các chỉ
tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GDĐT tại Kế hoạch của tỉnh được phê duyệt vào
quá trình xây dựng báo cáo kế hoạch phát triển GDĐT của tỉnh năm 2023.
4. Nội
dung Kế hoạch phát triển GDĐT năm 2023
4.1. Mục tiêu
4.1.1. Mục tiêu chung
Năm 2023, ngành giáo dục tiếp tục
tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW; chuẩn
bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình GDPT mới theo Nghị quyết
số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội. Đẩy mạnh hoạt động
giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS; đổi mới công tác quản lý, tập
trung khắc phục những hạn chế, bất cập; tăng cường an ninh, an toàn trong trường,
lớp học; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho HS;
xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục sắp xếp, xử
lý hiệu quả vấn đề thừa, thiếu GV cục bộ. Thực hiện tốt các chính sách phát triển
GDĐT cho vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; đẩy
mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục; tập trung xây dựng
và phát triển đổi ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục.
4.1.2. Các mục tiêu, chỉ
tiêu kế hoạch phát triển GDĐT năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025
- Năm 2022, 2023 tiếp tục thực
hiện rà soát, sắp xếp quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với
quy hoạch tỉnh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và CBQL giáo dục. Phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ GV đạt chuẩn, trên
chuẩn đào tạo các cấp học mầm non, tiểu học, THCS theo quy định từ 62,2% lên
92,44%, cụ thể: GV mầm non từ 89,7% lên 100%; GV tiểu học từ 62,2% lên 95,0%;
GV THCS từ 86,6% lên 95,0%. Nâng tỷ lệ GV THPT đạt trên chuẩn từ 18,5% lên trên
20%.
- Tiếp tục thực hiện đầu tư,
tăng cường CSVC theo hướng chuẩn hóa bảo đảm đến năm 2025 đạt 100% trường, lớp
học cơ bản được xây dựng kiên cố.
- Triển khai thực hiện có hiệu
quả việc “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT” theo đúng lộ trình.
- Duy trì và nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục các cấp; duy trì và tăng tỷ lệ huy động Nhà trẻ từ 44,15% lên
45,87%, Mẫu giáo từ 99,5% lên 99,86%, tiểu học duy trì 99,9% trở lên; THCS duy
trì từ 99,8% trở lên.
- Phấn đấu công nhận thêm 17
trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 284 trường. Đến năm 2025, toàn tỉnh
có 300 trường học đạt chuẩn quốc gia.
4.2. Phương hướng, nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm của địa phương, của ngành giáo dục năm học 2022 - 2023
4.2.1. Tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc và cụ thể hóa các quan
điểm của Đảng, Nhà nước; các chủ trương, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện
GDĐT trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, CBQL giáo dục, GV, nhân viên
ngành giáo dục, các tầng lớp Nhân dân nhằm nhận thức sâu sắc và đầy đủ các
quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động số
100-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW, Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến
rõ nét về nhận thức, đổi mới tư duy về giáo dục của cả hệ thống chính trị, nhất
là trong ngành Giáo dục.
4.2.2. Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm
chất và năng lực của người học
a) Thực hiện đổi mới và chuẩn
hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo
dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình
thành nhân cách của trẻ.
b) Thực hiện chương trình GDPT
mới, chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục
đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho HS.
c) Thực hiện chương trình giáo
dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội;
gắn đào tạo với nhu cầu việc làm, đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi
ngành, nghề của xã hội.
d) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu
quả nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục theo quy
định của Bộ GDĐT.
4.2.3. Thực hiện hệ thống
giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập
- Tiếp tục thực hiện đa dạng
hoá các phương thức đào tạo, xây dựng hệ thống giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu
học tập suốt đời của Nhân dân gắn với coi trọng tính hiệu quả. Nâng cao chất lượng
hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động
nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển các trường học ở tất cả các cấp học.
Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học các cấp trong thực
hiện xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây
dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh.
4.2.4. Đổi mới căn bản công
tác quản lý giáo dục
- Thực hiện có hiệu quả quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; bảo đảm tính thống nhất, thông
suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; đẩy mạnh phân
cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước về việc thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục và phương pháp giáo dục;
tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục;
bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng trong kiểm tra đánh giá, thi cử.
- Củng cố và nâng cao chất lượng
công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Định kỳ tổ chức đánh giá
chất lượng giáo dục, kiểm định và công khai kết quả kiểm định các cơ sở giáo
dục, đào tạo và dạy nghề. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng đối
với các cơ sở giáo dục, các hoạt động liên kết đào tạo.
- Thực hiện có hiệu quả Quy chế
dân chủ tại các cơ sở giáo dục; công tác thi đua, khen thưởng gắn với hiệu quả
công tác, đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh bệnh thành
tích.
4.2.5. Phát triển đội ngũ
nhà giáo và CBQL giáo dục
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại
đội ngũ CBQL giáo dục, GV, nhân viên phù hợp với quy định về định mức số lượng
GV, giảng viên từng bậc học, cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với việc sắp
xếp, điều chỉnh hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
- Thực hiện hiệu quả các biện
pháp triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục mầm non, phổ
thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT và thực hiện Luật Giáo dục
giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
4.2.6. Tăng cường CSVC,
công tác xã hội hóa giáo dục
Chỉ đạo các cơ quan liên quan
xây dựng Đề án đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học cho trường mầm
non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025. Lồng
ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về kiên cố hóa trường, lớp học, nhà
công vụ cho GV, phấn đấu đáp ứng đủ CSVC, kỹ thuật theo hướng đồng bộ, toàn diện,
chuẩn hóa và hiện đại. Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, sử dụng đất;
công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí trong các cơ sở
giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực để phát triển
giáo dục, khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài,
giúp HSSV nghèo vươn lên học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các cá nhân,
tập thể có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển GDĐT.
4.2.7. Chủ động hội nhập
và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Chủ động hội nhập và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế trong GDĐT nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng phù
hợp kinh nghiệm các mô hình giáo dục tiên tiến đi đôi với phát huy nội lực;
tăng cường các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm, hội thảo về
giáo dục. Khuyến khích các các cơ sở giáo dục hợp tác với các cơ sở đào tạo nước
ngoài; xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân nước ngoài,
tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng
khoa học, chuyển giao công nghệ.
4.3. Xây dựng kế hoạch dự
toán ngân sách năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023 - 2025, kế hoạch đầu
tư giai đoạn 2021 - 2025
4.3.1. Kế hoạch dự toán
ngân sách 2023
Dự kiến tổng kinh phí cho năm 2023
là 3.699.554 triệu đồng (chi sự nghiệp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng).
Đơn
vị tính: triệu đồng.
TT
|
Nội dung
|
ƯTH 2022
|
KH 2022
|
Ghi chú
|
|
Tổng chi ngân sách nhà nước
(NSNN)
|
3.841.002
|
4.923.583
|
|
1
|
Chi thường xuyên, trong đó: (Không
bao gồm chi thực hiện chính sách)
|
3.098.249
|
3.447.568
|
|
|
+ Ngân sách địa phương
|
3.098.249
|
3.447.568
|
|
|
+ Ngân sách trung ương
|
|
|
|
2
|
Chi thực hiện các chính sách
theo quy định
|
550.336
|
567.183
|
|
|
+ Ngân sách địa phương
|
|
|
|
|
+ Ngân sách trung ương
|
550.336
|
567.183
|
|
3
|
Chi đầu tư phát triển
|
192.417
|
898.832
|
|
|
+ Ngân sách địa phương
|
12.417
|
53.571
|
|
|
+ Ngân sách trung ương
|
180.000
|
845.261
|
|
4
|
Chi chương trình mục tiêu, đề
án, dự án
|
|
|
|
|
+ Ngân sách địa phương
|
|
|
|
|
+ Ngân sách trung ương
|
|
|
|
5
|
Các chương trình, dự án ODA
(phần đối ứng của địa phương)
|
|
|
|
|
+ Ngân sách địa phương
|
|
|
|
|
+ Ngân sách trung ương
|
|
|
|
4.3.2. Kế hoạch tài chính -
NSNN 3 năm 2023 - 2025
Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm
2023 - 2025 được xây dựng căn cứ theo Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày
21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế
hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài
chính - NSNN 03 năm.
4.4. Kế hoạch đầu tư 5
năm giai đoạn 2021 - 2025
(Các biểu kèm theo).
III. KIẾN
NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đề nghị Bộ Giáo dục và
Đào tạo tham mưu cho Chính phủ
- Tiếp tục quan tâm đầu tư CSVC
cho các cơ sở giáo dục đảm bảo được kiên cố hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu
đổi mới GDĐT.
- Xem xét, ban hành văn bản quy
định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên trong các cơ sở giáo dục.
2. Đề nghị Bộ Giáo dục và
Đào tạo
- Quan tâm, bố trí nguồn kinh
phí xây dựng trường, lớp học và đảm bảo trang thiết bị dạy học thực hiện
chương trình GDPT và sách giáo khoa mới; hỗ trợ giáo dục dân tộc; củng cố và
phát triển hệ thống các trường nội trú, bán trú; phê duyệt hệ số vận chuyển cho
các tỉnh để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
- Sửa đổi Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ GDĐT hướng dẫn một
số chế độ tài chính đối với HS các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường
dự bị đại học dân tộc để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: GDĐT, KHĐT, TC, NV, LĐTBXH;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng: KGVX, KT, THNC, TT THCB;
- Lưu: VT, KGVX (NTH).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|
[1] Trong đó có 08 sản phẩm 04 sao, 23 sản phẩm 03 sao.
[2] Tổng diện tích gieo trồng ước thực hiện 94.318 ha, đạt 98%
kế hoạch, tương đương cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực 304,8 nghìn tấn, đạt
101,6% kế hoạch. Đàn trâu, bò, gia cầm cơ bản ổn định; thực hiện quyết liệt
các biện pháp phòng chống dịch tả Lợn Châu Phi tái phát và dịch bệnh Viêm da
nổi cục trên trâu, bò. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.285 ha, đạt 102% kế hoạch.
Trồng rừng mới 10.029 ha, đạt 111,4% kế hoạch, tăng 0,8% so với cùng kỳ; trồng
cây ăn quả các loại 1.010,6 ha, đạt 202,1% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt
63,4%.
[3] Có 81 công trình đã khởi công xây dựng, tiến độ thi công
bình quân đạt trên 60%. Năm 2021 có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao; bình quân đạt 14,03 tiêu chí/xã; mỗi huyện xây dựng
và quyết định công nhận được từ 2 - 3 khu dân cư kiểu mẫu.
[4] Quyết định
số 1614/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học
2021-2022 đối với giáo dục mầm non, GDPT và giáo dục thường xuyên; Chỉ thị số
08/CT-UBND ngày 02/9/2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.
[5] Xây dựng kế
hoạch dạy và học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, tổ chức cuộc thi “Xây dựng
video clip, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ” tại
gia đình; cuộc thi video bài giảng điện tử cấp trung học…Các nhà trường đã chủ
động trong công tác phòng chống dịch, thường xuyên bổ sung các phương tiện,
thiết bị phòng chống dịch, tích cực đánh giá trên phần mềm ANTOAN COVID-19,
NCOVI…. Theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên
(CBGVNV) và HSSV tại trường cũng như khi tham gia các kỳ thi. Phối hợp Sở Y tế,
các huyện, thành phố xây dựng phương án tổ chức xét nghiệm cho thí sinh,
CBGVNV tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và thi tuyển sinh vào lớp 10
năm học 2021 - 2022 (kinh phí do UBND các huyện chi trả); tiêm vắc xin cho
thành viên Ban In sao, Ban Làm phách và các Ban khác của Hội đồng thi tốt nghiệp
THPT năm 2021 và thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022. Thành lập Tổ
phòng chống COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Phối hợp Sở GDĐT tỉnh
Bắc Giang đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch COVID-19 cho cán bộ, GV, HS
tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2.
[6] Kết quả: cấp
Trung học: với mô đun 1 về Tìm hiểu về chương trình GDPT 2018 cấp THPT đã tổ
chức bồi dưỡng cấp tỉnh 16 lớp với 945 giáo viên; 2 lớp với 110 CBQP. Cấp THCS
đã tổ chức bồi dưỡng 14 lớp với 695 giáo viên và 10 lớp với 467 CBQL. Sau các
lớp bồi dưỡng cấp tỉnh, các Phòng GDĐT đã tổ chức bồi dưỡng toàn bộ giáo viên
cấp THCS với 91 lớp, 3785 học viên. Năm 2021, bồi dưỡng module 2 về Sử dụng
phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS với
14 lớp, 714 GV; bồi dưỡng nội dung về quản trị nhân sự trong trường học THCS với
10 lớp, 486 CBQL của 224 trường có cấp THCS trên địa bàn toàn tỉnh. Trong
tháng 9, 10 năm 2021, Sở GDĐT đã chỉ đạo các Phòng GDĐT tổ chức 102 lớp bồi dưỡng
giáo viên đại trà tại các huyện cho 5015 giáo viên cấp THCS và xây dựng kế hoạch
với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tiếp tục tổ chức 02 lớp bồi
dưỡng CBQL, 15 lớp GV cốt cán THPT, giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với khoảng
1050 CBQL, GV tham gia; Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị cấp tỉnh
triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và sử dụng sách giáo khoa cấp tiểu
học, THCS; tổ chức giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 6, 7 cấp THCS và lớp
10 THPT. Phối hợp với các Nhà xuất bản tổ chức bồi dưỡng, tập huấn sử dụng
sách giáo khoa; tổ chức tập huấn cho GV giảng dạy Tiếng Anh theo Chương trình
GDPT 2018; tổ chức tập huấn phương pháp, kỹ năng dạy học đáp ứng Chương trình
GDPT 2018. Tổ chức chuyên đề cấp tỉnh về phương pháp, kỹ năng dạy học các môn
học; tập huấn đánh giá HS theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số
26/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT; xây dựng ma trận, đặc tả đề thi; quản lý các hoạt
động trải nghiệm; thí điểm giáo dục STEM; xây dựng kế hoạch phát triển chương
trình giáo dục nhà trường; đổi mới sinh hoạt chuyên môn (theo Công văn số
5512/BGDĐT-GDTrH); khai thác, sử dụng thiết bị dạy học; tập huấn về dạy học lớp
5, lớp 9 chương trình GDPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
[7] Quyết định
số 801/QĐ-UBND ngày 15/4/2021 phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1, 2, 6 sử
dụng trong cơ sở GDPT tại tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2021 - 2022 gồm 12 sách giáo
khoa lớp 1, 10 sách giáo khoa lớp 2 và 18 sách giáo khoa lớp 6; Quyết định số
664/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp
7, lớp 10; danh mục sách giáo khoa tự chọn lớp 1, lớp 2 sử dụng trong cơ sở
GDPT tại tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2022-2023.
[8] Cấp THCS gồm
có 33 chủ đề thuộc các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp,
chính trị, xã hội, môi trường. Hội đồng thẩm định cấp tỉnh đã thẩm định Tài
liệu giáo dục địa phương lớp 6, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh đề nghị Bộ
GDĐT phê duyệt tài liệu chính thức. Ngày 07/9/2021, Bộ GDĐT đã phê duyệt Tài
liệu giáo dục địa phương lớp 6 (Quyết định số 2801/QĐ-BGDĐT), Sở GDĐT tổ
chức tập huấn sử dụng Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 cho giáo viên. Hiện
nay, Hội đồng thẩm định cấp tỉnh đang tiếp tục thẩm định Tài liệu giáo dục
địa phương lớp 7, 8, 9 và hội đồng biên soạn tiếp tục triển khai biên soạn,
hoàn thiện Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 THPT.
[9] Trong năm
2021, các trung tâm học tập cộng đồng trên toàn tỉnh đã mở được 13.740 lớp
chuyên đề, thu hút 678.797 lượt người tham gia học tập, sinh hoạt tại các xã,
phường, thị trấn. Tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của trung tâm
trong năm 2021, trong đó có 25/200 (tỉ lệ 12,5%) xếp loại Xuất sắc, 85/200 (tỉ
lệ 42,5%) xếp loại Tốt, 89/200 (tỉ lệ 44,5%) xếp loại Khá và 1/200 (tỉ lệ 0,5%)
xếp loại Đạt.
[10]
Tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 tăng so với năm trước. Các đơn vị đã có nhiều cố
gắng trong công tác điều tra số liệu, 11/11 huyện, thành phố đã hoàn thành cập
nhật số liệu đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Kết quả: 11/11 huyện, thành phố duy
trì kết quả xóa mù chữ mức độ 2, cụ thể như sau:
+ Số xã đạt chuẩn xóa mù chữ
mức độ 1: 04/200 (tỷ lệ 2,00%).
+ Số xã đạt chuẩn xóa mù chữ
mức độ 2: 196/200 (tỷ lệ 98,00%).
+ Số huyện, thành phố đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 2: 11/11 (tỷ lệ 100%).
+ Tỷ lệ người biết chữ năm 2021 tăng so với năm
2020. Trong đó: Tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 mức độ 1 đạt tỉ lệ
98,85% (tăng 0,1% so với năm 2020); mức độ 2 đạt tỉ lệ 95,30% (tăng 0,48% so với
năm 2020).
[11] Tính đến
cuối học kỳ I năm học 2021 - 2022, toàn khối GDTX có 149 lớp với 5.413 học viên
(tăng 02 lớp và 131 học viên so với cùng kỳ năm học 2020 - 2021), trong đó tuyển
sinh lớp 10 được 2.048 học viên (tỷ lệ 18,32% so với tổng số HS tốt nghiệp THCS
của tỉnh).
[12] Tính đến
cuối học kỳ I năm học 2021 - 2022, toàn khối GDTX có 149 lớp với 5.413 học viên
(tăng 02 lớp và 131 học viên so với cùng kỳ năm học 2020 - 2021), trong đó tuyển
sinh lớp 10 được 2.048 học viên (tỷ lệ 18,32% so với tổng số học sinh tốt nghiệp
THCS của tỉnh). Tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên: 224, (trong đó CBQL: 23;
giáo viên dạy văn hóa: 201; giáo viên dạy nghề: 16; nhân viên: 46). Về cơ bản,
đội ngũ CBQL, giáo viên đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các trung tâm.
[13] Cổng
dịch vụ công có 228 cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã sử dụng, cung cấp
1.760 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó có 440 DVCTT mức độ 2; 325
DVCTT mức độ 3 và 995 DVCTT mức độ 4 (chiếm 56,5%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết
số 17/NQ-CP của Chính phủ đề ra là 30%).
[14] Nghị quyết
số 64/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách
hỗ trợ loại hình giáo dục MN ngoài công lập giai đoạn 2018 - 2025; Nghị quyết
số 12/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của HĐND tỉnh về chính sách ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có chính sách ưu đãi về đất đai
(miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê) đối với dự án đầu tư vào các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục.
[15] Nghị
định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu,
quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến
năm học 2020 - 2021; Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ về
Quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;
giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT (thay thế Nghị định 86 từ năm học
2021-2022).
[16] Hằng năm
nguồn kinh phí chi hoạt động phải đảm bảo rất nhiều nhiệm vụ chi: chi trả hợp đồng
lao động, đảm bảo kinh phí thực hiện các loại phụ cấp (thâm niên nghề giáo,
nâng lương thường xuyên theo ngạch bậc, chức vụ, nâng lương trước thời hạn); nội
dung chi dạy thêm giờ, lớp ghép, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu
cầu đổi mới chất lượng giáo dục, nhu cầu về CSVC đối với các trường học ở
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn… những nội
dung chi này cơ bản chưa đảm bảo kinh phí.
[17] Chính
sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho HSSV thuộc hộ nghèo, cận
nghèo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2018/NQ-CP; Nghị
định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định cơ chế thu, quản
lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính
sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực
giáo dục, đào tạo (thay thế Nghị định 86 từ năm học 2021-2022); hỗ trợ tiền
ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày
05/01/2018 của Chính phủ; chính sách đối với HS PTDTNT theo Thông tư liên tịch
số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ GDĐT; chính sách
hỗ trợ HS bán trú và trường PTDTBT theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày
18/7/2016 của Chính phủ; chính sách nội trú đối với HSSV học cao đẳng, trung cấp
theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng; chính sách về
giáo dục đối với người khuyết tật theo Thông tư liên tịch số
42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ GDĐT, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD ĐT, các sở ngành
liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số
105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển
giáo dục MN.
[18] Quyết
định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định về chế
độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào
tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác
tại tỉnh Lạng Sơn); ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ loại hình giáo dục
MN ngoài công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025 (Nghị quyết số
64/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh).