Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 746/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đinh Quang Tuyên
Ngày ban hành: 13/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 746/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 13 tháng 11 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 81-KL/TW NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Văn bản số 2340-CV/TU ngày 17 tháng 10 năm 2024 về việc triển khai Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị và nội dung chỉ đạo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh tại Văn bản số 773- CV/BCSĐ ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị.

- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp của tỉnh về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH để đảm bảo tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị được tiến hành đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng.

- Bám sát các nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu trong Kết luận số 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về chủ động ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

- Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân; đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục, nhất là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Từng bước lồng ghép, tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục các cấp học. Học tập, phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, lên án và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm về ứng phó với BĐKH, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

- Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của người dân, doanh nghiệp; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong ứng phó với BĐKH.

2. Tiếp tục kiện toàn, củng cố bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và BĐKH trên địa bàn tỉnh; huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Triển khai đầy đủ, toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tài nguyên nước năm 2023, Luật Đất đai năm 2024; tham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện Luật Địa chất và Khoáng sản. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, các ngành, nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của địa phương.

- Hoàn thiện các quy hoạch, phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là vùng đầu nguồn nước, khu dân cư.

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với BĐKH, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ gồm tài chính, chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động hợp tác, tài trợ.

- Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật, phòng, chống tội phạm, xử lý vi phạm pháp luật; nâng cao vai trò, hiệu quả công tác phản biện của Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên, hủy hoại môi trường, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, lâm sản; xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên trái phép mà không có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

3. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng; tập trung nguồn lực giải quyết các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm các hệ sinh thái. Thúc đẩy phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực, các vùng, miền, ở từng cấp độ. Từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chuyển mạnh sang phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Có chính sách thu hút các dự án đầu tư xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống.

- Thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên bảo vệ môi trường theo xu thế chuyển đổi xanh, các bon thấp, phục hồi sinh thái; các dự án tái chế, tái sử dụng chất thải, chế biến sâu trong khai thác, chế biến khoáng sản; kiên quyết không chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, tiêu tốn nguyên liệu, tài nguyên và hiệu quả thấp nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với BĐKH, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, triển khai các mô hình công nghệ sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học phù hợp với đặc điểm điều kiện địa hình, khí hậu thủy văn của địa phương (sử dụng năng lượng thủy điện mini, năng lượng mặt trời đối với hộ gia đình, trụ sở cơ quan,…); xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội trong ứng dụng và nhân rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

4. Thường xuyên cập nhật kịch bản, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với BĐKH. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai; tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; chủ động ứng phó với sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du; chú trọng công tác di dời, tái định cư cho người dân ở các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao. Chủ động dự trữ nguồn lực cho các hoạt động khắc phục, tái thiết và phát triển trở lại trạng thái bình thường cho các đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai, BĐKH, ô nhiễm môi trường gây ra

- Tiếp tục cập nhật, cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh theo Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bắc Kạn. Lựa chọn các hạng mục, giải pháp ưu tiên để lồng ghép triển khai thực hiện.

- Tăng cường năng lực dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm dự báo, cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng do BĐKH, chủ động phòng tránh thiên tai hiệu quả; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn và giám sát BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện các nội dung phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các phương án được duyệt nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, góp phần ổn định xã hội và thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách tại các vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá; phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, lũ lụt, xói lở bờ sông hoặc có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

- Phân bổ, huy động nguồn lực cho thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển kinh tế rừng với 03 trọng tâm gồm phát triển thị trường tín chỉ cacbon, phát triển điện sinh khối, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược phẩm, dược liệu, gỗ và sản phẩm khác; chú trọng phát triển dịch vụ môi trường rừng; tập trung triển khai thực hiện các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi của khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gen và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của BĐKH.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao khả năng hấp thụ cacbon của rừng, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với BĐKH.

5. Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu bảo đảm đồng bộ, liên thông đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản; thúc đẩy khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản chiến lược. Xây dựng hệ thống thông tin, chuyển đổi số trong điều hòa, phân phối tài nguyên nước; khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước. Tăng cường trao quyền quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng

- Tăng cường công tác kiểm soát các nguồn xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước; cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở nhằm bảo đảm an toàn hồ chứa, đảm bảo an ninh nguồn nước.

- Triển khai thực hiện các dự án trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ lưu vực sông Cầu và nội dung giám sát BĐKH trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên thực hiện chương trình giảm nhẹ khí nhà kính thông qua sự nỗ lực chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng tuyến kè bờ sông suối bảo vệ đất nông nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân.

- Triển khai các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản bảo đảm phù hợp Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023; Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2023; ưu tiên sản xuất vật liệu không nung, vật liệu thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu tại chỗ; thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định về thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản như: Khai thác khoáng sản phải đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, đúng công suất, thiết kế; vận chuyển khoáng sản theo đúng trọng tải của từng tuyến đường và trọng tải theo thiết kế xe của nhà sản xuất; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo sản lượng kê khai, ấn định thuế; xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản.

6. Một số nhiệm vụ cấp bách

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, nghiên cứu cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Thực hiện công tác quản lý đất đai đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành; thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường và Giấy phép môi trường của dự án được phê duyệt.

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đồng bộ, xử lý môi trường tập trung và thu hút đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp hiệu quả, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

- Thực hiện phân loại các chất thải tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt. Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Tăng cường công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi thải tại khu vực trung tâm đông dân cư. Tăng cường năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng Đề án, dự án sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên tái sinh thân thiện với môi trường mà tỉnh có tiềm năng để thay thế các sản phẩm nhựa, túi nilon;

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan theo quy định.

- Chủ động, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện thành phố, tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật.

- Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, nhiệm vụ cấp bách liên quan thuộc lĩnh vực BĐKH, tài nguyên và môi trường.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo lồng ghép dạy học tích hợp nội dung, kiến thức về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục các cấp học với các hình thức linh hoạt.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng và triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH cho cộng đồng dân cư.

- Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án, nhiệm vụ cấp bách liên quan đến BĐKH thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp.

4. Sở Công Thương

- Xây dựng và triển khai thực hiện việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng tuần hoàn, năng lượng sạch.

- Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án, nhiệm vụ liên quan đến BĐKH thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng.

5. Sở Giao thông Vận tải

Lồng ghép phù hợp các biện pháp thích ứng, ứng phó với BĐKH các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong bước thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp tổ chức thi công.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính phân bổ các nguồn vốn, nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ liên quan đến BĐKH, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

7. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phân bổ các nguồn vốn, nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực BĐKH, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

8. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể

Chủ động, phối hợp tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Tùy thuộc vào điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch này theo quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị đến các cấp ủy đảng, đảng viên và nhân dân.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.

Nơi nhận:
- Gửi bản điện tử:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Quang Tuyên

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 746/KH-UBND ngày 13/11/2024 thực hiện Kết luận 81-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


81

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.134.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!