ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/CT-UBND
|
Nam Định, ngày 24 tháng 6 năm 2025
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC THIỆT
HẠI DO THIÊN TAI TRƯỚC MÙA MƯA BÃO NĂM 2025
Từ
đầu năm 2025 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương,
Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng đã thường xuyên chỉ đạo triển
khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, vẫn còn một
số hạn chế, bất cập trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là:
quy định pháp luật thiếu đồng bộ; cơ sở hạ tầng còn tiềm ẩn rủi ro trước diễn
biến thiên tai ngày càng phức tạp[1]...
Trong
bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, khó dự
báo. Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước
mùa mưa bão năm 2025; để bảo đảm công tác theo dõi, giám sát, thông tin, lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai được vận hành liên tục, thông
suốt, kịp thời, hiệu quả, không ảnh hưởng bởi công tác sắp xếp tổ chức bộ máy
và triển khai chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng
của người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan
tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày
27/5/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn
công trình đê điều, thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2025; tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chủ động tổ chức triển khai thực
hiện kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn theo
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, nhất là thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao liên quan đến công tác phòng,
chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra gián đoạn trong
lãnh đạo, chỉ đạo khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị,
sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn
a)
Tuyệt đối không được để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai trong quá trình thực hiện sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức
chính quyền địa phương 2 cấp; không được lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ
đạo, tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ được phân công
với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tập trung theo dõi sát tình hình, triển
khai thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ”, phù
hợp thực tế địa phương hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhất là tính mạng người dân
do thiên tai. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.
Xử lý
nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu nếu
chủ quan, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong công tác phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ cứu nạn.
b)
Chỉ đạo xây dựng phương án kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan chỉ đạo, chỉ huy
và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn cấp xã, phân công
rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để sẵn sàng hoạt động, bảo đảm công tác
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn được vận hành thông
suốt, hiệu lực, hiệu quả, không bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sáp nhập cấp
tỉnh, kết thúc hoạt động của cấp huyện.
c)
Chủ động bố trí ngân sách địa phương và đề xuất, huy động nguồn lực hợp pháp
khác để đầu tư khắc phục dứt điểm những vấn đề còn bất cập trước mùa mưa bão
năm 2025, nhất là các sự cố đê điều, hạ tầng viễn thông, điện, tiêu thoát nước
và các nguy cơ đã được nhận diện qua cơn bão Yagi năm 2024, bảo đảm thông tin
liên lạc, nguồn điện phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai
ở địa phương và từ trung ương tới cơ sở trong mọi tình huống, khắc phục tình
trạng ngập úng, nhất là tại đô thị khi mưa lớn.
d) Rà
soát, cập nhật phương án ứng phó từng loại hình thiên tai trên địa bàn trong
tình hình mới, trong đó tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp bảo đảm
an toàn tính mạng cho Nhân dân, nhất là giảm thiệt hại về người khi xảy ra lũ,
bão lớn; xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó, bảo vệ các trọng điểm xung yếu,
không để bị động, bất ngờ khi có tình huống thiên tai.
3.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường
a) Tổ
chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai để cảnh báo,
thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng và người dân biết chủ động triển
khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
b)
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; kịp thời báo cáo về tình hình
thiên tai, tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đối với
những tình huống thiên tai diễn biến phức tạp, vượt thẩm quyền.
c)
Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác
khắc phục sự cố đê điều trước mùa mưa lũ.
d)
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương rà soát, cập nhật, hoàn
thiện phương án phòng, chống thiên tai, nhất là kiểm tra, đôn đốc công tác bảo
đảm “bốn tại chỗ” phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và vận hành của
chính quyền địa phương 2 cấp.
đ)
Tập trung chỉ đạo, sử dụng hiệu quả nguồn lực đã được hỗ trợ tại Quyết định số
1660/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
4.
Giám đốc Sở Công Thương theo chức năng
quản lý nhà nước được giao chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hệ thống truyền tải
điện và bảo đảm an toàn cung cấp điện trong mùa mưa bão.
5.
Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo rà soát, có
các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ đối với
các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng, nhất là hệ thống tiêu
thoát nước trên các tuyến giao thông trọng điểm và tại khu vực đô thị để chủ
động tiêu thoát nước, khắc phục tình trạng ngập úng nghiêm trọng khi xảy ra mưa
lớn; chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông khi có thiên tai,
kịp thời khắc phục các sự cố giao thông, không để ách tắc trên các trục giao
thông chính.
6.
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh rà soát, hoàn thiện phương án
sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn theo quy định.
7.
Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng
công an cấp xã xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ
trợ Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có
tình huống thiên tai.
8.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà
soát, triển khai các biện pháp chủ động bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh
và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng học tập, nhất là tại các khu vực
hàng năm bị ảnh hưởng của mưa lũ, bão.
9.
Giám đốc Sở Tài chính chỉ đạo bảo đảm kinh
phí phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; kịp thời phối
hợp với các cơ quan, địa phương báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
10.
Báo Nam Định phối hợp với cơ quan chức
năng tăng cường truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai cho Nhân
dân; cập nhật thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình và công tác
chỉ đạo khi có tình huống thiên tai để Nhân dân biết, chủ động ứng phó phù hợp.
11.
Các sở, ban, ngành khác theo chức năng,
nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng,
chống thiên tai thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, kịp thời hỗ trợ địa
phương ứng phó, khắc phục khi có tình huống xảy ra.
12.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh và các tổ chức đoàn thể tiếp tục phối hợp với các địa phương, đơn vị có
liên quan thông tin, tuyên truyền để Nhân dân biết, có kỹ năng và chủ động
triển khai các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan
nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời có văn bản báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
Môi trường (để b/c);
- Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Nam Định;
- Đài Khí tượng thuỷ văn Nam Định;
- VNPT Nam Định;
- Công ty Điện lực Nam Định;
- Các Công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh; Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP2, VP3.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Dũng
|