Bản án về tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa số 01/2020/KDTM-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BN

BẢN ÁN 01/2020/KDTM-PT NGÀY 29/04/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA

Trong ngày 28 và ngày 29 tháng 4 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh BN xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 03/2020/TLPT-KDTM ngày 06/02/2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa”.Do bản án dân sự sơ thẩm số: 01/2019/KDTM-ST ngày 18/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện QV bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 02/2020/QĐ-PT ngày 16/3/2020, giữa các đương sự:

* Nguyên  đơn: Công ty TNHH W.

Người đại diện theo pháp luật: Ông PHY – Chức vụ: Tổng Giám đốc. Địa chỉ: KCN ĐĐ – HS, xã HS, huyện TD tỉnh BN.

( Nay là Công ty TNHH SAMJIN V. Người đại diện theo pháp luật: Ông KDM– Chức vụ: Tổng Giám đốc). Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đăng ký đổi lần thứ 3, ngày 13 tháng 12 năm 2019).

Người đại diện theo ủy quyền: Bà ĐTH, sinh năm 1984. Có mặt. Địa chỉ: Số 170, đường NGT, phường SH, thành phố BN, tỉnh BN.

* Bị  đơn: Công ty TNHH S.

Người đại diện theo pháp luật: Ông KSK – Chức vụ: Tổng giám đốc. Địa chỉ: Khu công nghiệp QV II, xã NX, huyện QV, BN.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà NTT, sinh năm 1989. Có mặt. Địa chỉ: Thôn CT, xã NX, huyện QV, tỉnh BN.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty TNHH S: Ông ĐDC và Ông NĐL - Luật sư thuộc Công ty luật TNHH J & Cộng Sự - Đoàn luật sư Hà Nội. (Đều có mặt).

Người kháng cáo: Công ty TNHH W.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai trong quá trình tố tụng, đại diện nguyên đơn là ông THH trình bày:

Ngày 01/7/2016, giữa Công ty TNHH W (sau đây gọi tắt là công ty W) với công ty TNHH S (sau đây gọi tắt là công ty S) có ký hợp đồng nguyên tắc số 010716W-SKT. Theo hợp đồng nguyên tắc nêu trên thì công ty W nhận gia công các sản phẩm từ nhựa đáp ứng theo tiêu chuẩn hàng của công ty S, công ty S sẽ thanh toán cho W toàn bộ giá trị đơn đặt hàng đã bao gồm thuế VAT trong vòng 45 ngày qua ngân hàng kể từ ngày xuất hóa đơn. Sau khi hai bên ký kết hợp đồng, hai bên đã bắt đầu thực hiện ngay, công ty S chuyển các nguyên liệu cho công ty W, công ty W thực hiện gia công và trả sản phẩm cho công ty S theo đúng hợp đồng đã ký kết.

Quá trình thực hiện hợp đồng, công ty W đã hoàn thành việc gia công hàng hóa theo đúng yêu cầu và đã giao hàng cho công ty S tổng số: 28 lần giao nhận hàng hóa với tổng giá trị thù lao để thực hiện gia công (bao gồm 10% thuế GTGT) là 6.237.029.040đ thể hiện tại các hóa đơn số 0000009 ngày 31/7/2016, 0000013 ngày 31/8/2016 và 0000064 ngày 31/5/2018. Công ty S đã thanh toán cho công ty W số tiền gia công đến hết tháng 8/2016 là 4.213.575.465đ theo hóa đơn số 0000009 và 0000013; Các đơn hàng tháng 09, 10/2016 và tháng 01, 02/2017 S vẫn chưa thanh toán tiền gia công cho W, trong đó số tiền chưa thanh toán bao gồm cả tiền thuế theo từng tháng là: Đơn hàng tháng 9/2016: 1.685.512.785đ.

Đơn hàng tháng 10/2016: 26.399.670đ. Đơn hàng tháng 01/2017: 221.688.225đ. Đơn hàng tháng 02/2017: 183.493.860đ.

Tổng số tiền S chưa thanh toán cho W là 2.023.453.575đ. Ngày 31/5/2018, Công ty W đã xuất hóa đơn GTGT số 0000063 giá trị hóa đơn là 2.023.453.575đ gửi đến S và yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên S không thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng cũng không thông báo gì cho Công ty S.

Sau nhiều lần trao đổi qua mail, điện thoại không có kết quả, Công ty S đã gửi công văn đề nghị S thanh toán số tiền theo hóa đơn đã xuất thì ngày 29/10/2018, S có công văn số 2910/2018/S với nội dung không đồng ý với đề nghị thanh toán số tiền 2.023.453.575đ, bởi lý do đơn hàng tháng 9/2016 bao gồm USB và Micro mà W đã giao cho S không đạt yêu cầu. Công ty W không đồng ý với việc S cho rằng đã bị khấu trừ hết do việc W gia công và xuất trả hàng không đạt yêu cầu, S bị khách hàng trả lại kèm theo các yêu cầu phạt, vì không có căn cứ. Nay công ty TNHH W đề nghị Tòa án nhân dân huyện QV, tỉnh BN: Buộc Công ty S thanh toán cho Công ty W toàn bộ số tiền công gia công theo Hóa đơn số 0000063 ngày 31/5/2018 là 2.023.453.575đ và tiền lãi do chậm thanh toán từ ngày 15/7/2018 tạm tính đến ngày 15/7/2019 theo lãi suất ngân hàng Shinhan: 2.023.453.575đ x 0.59% x 12 tháng = 143.260.513đ.

Theo các lời khai trong quá trình tố tụng, đơn phản tố, tại phiên tòa đại diện bị đơn là bà NTT trình bày:

Ngày 09/07/2016 công ty S bắt đầu giao dịch với công ty W. Nội dung giao dịch là S xuất nguyên liệu (nhựa) sang W để W gia công hàng (gia công sơn phủ bảo vệ bề mặt sản phẩm và in logo lên sản phẩm USB Cover và MICRO Cover). S có thỏa thuận theo từng đơn hàng cụ thể: Hóa đơn T7/2016; T8/2016 đã được thanh toán theo đúng thỏa thuận là 90 ngày sau khi xuất hóa đơn. Đến tháng 9/2016 cả hai bên vẫn tiến hành việc giao dịch xuất nhập như những tháng trước đó. Tổng lô hàng tháng 9/2016 mà bên W nếu được chấp nhận tất cả thì S sẽ thanh toán cho W là 1.679.668.101đ. Nhưng trên thực tế số hàng tháng 9/2016 mà S đã nhận từ W có một số hàng lỗi và số hàng lỗi đã được W xác nhận bằng thư điện tử gửi cho Skyte vào ngày 04/10/2016. Số hàng lỗi có trị giá là: 794.010.000đ, cụ thể diễn giải:

- Loại USB Cover : 280.600 cái x 1.350đồng/cái = 378.810.000 đ.

- Loại MICRO Cover: 346.000 cái x 1.200 đồng/cái = 415.200.000đ. Theo thỏa thuận thì S chỉ phải thanh toán cho W 99% lượng hàng đạt tiêu chuẩn. Vậy số tiền S sẽ phải thanh toán được tính như sau:

Loại USB Cover: 280.600cái x 99% x 1.350đồng/cái = 375.021.900đ Loại MICRO Cover:346.000 cái 99% x 1.200 đồng/cái = 411.048.000đ Tổng số hàng lỗi có trị giá là: 786.069.900đ. Tính cả thuế VAT: 786.069.900đ + 786.069.900đ x l0% = 864.676.890đ.

Tuy nhiên, do số lượng hàng lỗi vượt quá 10% tổng hàng W đã giao cho S, nên công ty S yêu cầu W phải bồi thường cho S những thiệt hại như sau:

Thứ nhất: Theo như thỏa thuận giữa 2 bên khi S giao nguyên vật liệu cho bên W gia công sẽ cho phép W tỷ lệ làm lỗi hàng là 10% và khi bên W xuất hàng lại cho S sẽ chỉ tính thanh toán 99% số hàng thực tế nhận trừ đi lượng hàng lỗi xuất trả lại W. Trong quá trình W gia công lượng hàng tháng 9/2016 cho S đã làm phát sinh hàng lỗi trên 10%. Số lượng cụ thể là: 280.600 cái USB Cover và 346.000 cái Micro Cover như nội dung các bên đã xác nhận thông qua thư điện tử congtytnhhW@gmail.com, thanhnguyeent@gmail.com, thutratk9@gmail.com. Ngoài ra số lượng hàng lỗi còn được tính trên số hàng lỗi thì trong thời gian từ tháng 7/2016 tới tháng 2/2017 công ty RFT Thái Nguyên và công ty Teasung Hưng Yên phạt S số tiền là: 225.509.718 đồng. Nguyên nhân là do linh kiện USB/ MICRO bên W sơn bị lỗi nứt vỡ, lỗi này không thể dùng mắt thường để kiểm tra được mà chỉ có thể phát hiện trong quá trình lắp ráp linh kiện và sản phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể là: Sau khi lắp ráp toàn bộ linh kiện vào thành sản phẩm hoàn chỉnh thì bên Teasung phát hiện ra linh kiện phía ngoài cùng của USB Cover và Micro cover do S cung cấp có hiện tượng nứt vỡ. Chính vì lỗi này mà bên Teasung đã phải hủy bỏ toàn bộ số hàng đã lắp ráp thành phẩm gây thiệt hại nặng nề cho bên khách hàng. Cụ thể số tiền phạt các tháng như sau: Từ ngày 31/08/2016 đến ngày 14/09/2016: S bị phạt lỗi thành phẩm của RFT là 67.913.118đ. Trong đó số hàng lỗi của USB Cover là 3.822 cái và số hàng lỗi của Micro Cover là 3.822 cái. Từ ngày 01/2017 đến ngày 04/2017: S bị phạt lỗi thành phẩm của RFT là 157.596.600đ. Trong đó số hàng lỗi của USB Cover là 192.184 cái và số hàng lỗi của Micro Cover là 8.279 cái. Tổng số hàng lỗi loại USB Cover bên RFT là 3.822 + 192.184 = 196.006 cái. Tổng số hàng lỗi loại Micro Cover bên RFT là 3.822 + 8.279 = 12.101 cái. Tổng số hàng S đã xuất cho W gia công và số lượng hàng W gia công xong nhập lại cho S từ tháng 07/2016 tới tháng 09/2016 như sau:

Tên hàng

Nội Dung

T7. 2016

T8. 2016

T9. 2016

Tổng

 

Micro Case

S xuất NVL sang W

801,835

1,264,105

787,796

2,853,736

W xuất hàng sau sơn lại S

674,650

949,000

361,654

1,985,304

Tồn cuối tháng

127,185

442,290

868,432

868,432

USB Case

Sxuất NVL sang W

685,163

1,110,499

513,936

2,309,598

W xuất hàng sau sơn lại S

569,841

853,000

232,889

1,655,730

Tồn

115,322

372,821

653,868

653,868

* Lượng vượt quá tỷ lệ cho phép đối với loại USB COVER:

Tổng số lượng hàng đã xuất sang W từ tháng 07/2016 tới tháng 09/2016: 685.163 + 1.110.499 + 513.936 = 2.309.598 cái So với tổng số hàng đã nhập thì số lượng hàng lỗi là: 280.600 cái + 196.006 cái = 476.606 cái chiếm tỷ lệ: 476.606/2.309.598 x 100 = 20.63%.

Theo như thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc thì bên S đồng ý cho bên W gia công lỗi tỷ lệ là 10%. Do W đã làm lỗi quá tỷ lệ trên là 10.63%, S yêu cầu phía W bồi thường lại nguyên vật liệu là 10.63% cho S. Cụ thể số tiền như sau:

10.63% x 2.309.598 = 245.646 cái với đơn tại thời điểm đó là: 700đ/cái Số tiền W phải thanh toán lại cho S là: 245.646 x 700 = 171.952.200đ.

* Lượng vượt quá tỷ lệ cho phép đối với loại MICRO COVER:

Tổng số lượng hàng đã xuất sang W từ tháng 07/2019 tới tháng 09/2016: 801.835 + 1.264.105 + 787.796 = 2.853.736 cái So với tổng số hàng đã nhập thì số lượng hàng lỗi là 346.000 cái + 12.101 cái = 358.101 cái chiếm tỷ lệ: 358.101/2.853.736 x 100 = 12.55% Theo như thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc thì bên S đồng ý cho bên W gia công lỗi tỷ lệ là 10%. Do W đã làm lỗi quá tỷ lệ trên là 2,55%, S yêu cầu phía W bồi thường lại nguyên vật liệu là 2,55% cho S. Cụ thể số tiền như sau: 2,55% * 2,853,736 = 72,727 cái với đơn giá tại thời điểm đó là: 650đ/cái Số tiền W phải thanh toán lại cho S là: 72,727 cái x 650đ = 47,272,550đ. Tổng số hàng lỗi bên W gia công vượt quá tỷ lệ cho phép từ tháng 07/2016 tới tháng 09/2016 tương đương với số tiền như sau: 171,952,200 + 47,272,550 = 219,224,750đ.

Thứ 2: Công ty S yêu cầu công ty W bồi thường đối với lượng hàng tồn chưa xuất trả lại S tính đến thời điểm hiện tại. Theo hợp đồng: S và W bắt đầu giao dịch từ 07/2016 tới 02/2017, cụ thể số lượng hàng S xuất đi, hàng S nhập về và lượng còn tồn lại bên W. Trong số lượng tồn tại W như trên thì có bao gồm lượng hàng lỗi như sau:

Số hàng tồn không bao gồm hàng lỗi: 645,508 – 280,600 (hàng lỗi) = 364,908 cái. Số hàng tồn này có giá trị là: 364,908 x 700 = 255,435,600đ Số hàng tồn không bao gồm hàng lỗi: 1,019,354 – 346,000 (hàng lỗi) = 673,354 cái.

Số hàng tồn này có giá trị là: 673,354 x 650 = 437,680,100đ. Tổng số tiền tương đương với số hàng tồn bên W là: 255.435.600đ + 437.680.100đ = 693.115.700đ.

Thông tin chi tiết về lượng hàng tồn được thể hiện tại bảng kê dưới đây:

Tên hàng

Nội Dung

T7.

2016

T8. 2016

T9.

2016

T10.

2016

T1. 2017

T2. 2017

Tổng

Micro Case

S xuất NVL sang W

801,835

1,264,105

787,796

252,400

-

-

3,106,136

W xuất hàng sau sơn lại S

674,650

949,000

361,654

13,313

40,000

48,165

2,086,782

Tồn hàng lại tại W

127,185

442,290

868,432

1,107,519

1,067,519

1,019,354

1,019,354

USB Case

S xuất NVL sang W

685,163

1,110,499

513,936

100,000

95,000

-

2,504,598

W xuất hàng sau sơn lại S

569,841

853,000

232,889

6,123

115,237

82,000

1,859,090

Tồn hàng lại tại W

115,322

372,821

653,868

747,745

727,508

645,508

645,508

Thứ 3: Trong suốt quá trình từ T9/2016 đến hiện tại, công ty W đã 02 lần gửi thông báo đòi tiền S, 01 lần cho Luật sư đến làm việc tại S. Việc này gây áp lực và mất thời gian của S. Ngày 05/06/2019 S có nhận được thông báo từ Tòa án nhân dân huyện QV về việc bên W khởi kiện đòi tiền S. Liên quan tới vấn đề này thì S phải mất tiền phí thuê Luật sư 77.000.000đ.

Thứ 4: Thiệt hại về thời gian công sức mà S phải thuê nhân công xử lý hàng lỗi bên khách hàng. Cụ thể là khi bên công ty Teasung phát hiện hàng lỗi trước và sau khi đã lắp ráp bên S phải sắp xếp nhân lực ngay lập tức di chuyển tới Teasung hoặc RFTech Thái Nguyên để xử lý hàng lỗi đó. Tổng Chi phí cho việc bố trí công nhân sang bên khách hàng xử lý lọc hàng bị lỗi với số tiền là: 208.134.223đ. Cụ thể số tiền phải trả các tháng như sau:

Tháng 9/2016: Thuê công nhân xử lý hàng lỗi: 72.667.036đ Tháng 10/2016: Thuê công nhân xử lý hàng lỗi: 5.660.400đ Tháng 1/2017: Thuê công nhân xử lý hàng lỗi: 117.673.544đ Tháng 2/ 2017: Thuê công nhân xử lý hàng lỗi: 12.133.243đ Tổng 04 thiệt hại của S là: 1.197.474.673đ có nguyên nhân từ lỗi của W nên yêu cầu W phải chịu trách nhiệm bồi thường cho S.

Đối trừ giữa số tiền phải bồi thường và số tiền phải thanh thì số tiền mà S phải trả cho W là: 1.197.474.673đ– 1.246.572.366đ = - 49.097.693đ.

Với nội dung trên, bản án sơ thẩm đã áp dụng Điều 542, 544,545, 546, 547 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 11 Luật thương mại. Căn cứ Nghị quyết 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội qui định về án phí, lệ phí tòa án, xử:

Buộc Công ty TNHH S phải trả Công ty TNHH W số tiền gia công hàng hóa của tháng 9, tháng 10/2016; tháng 1, tháng 2/2017 là:

1.246.572.366đ.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của công ty TNHH S, buộc công ty TNHH W phải bồi thường cho công ty TNHH S số tiền:

1.124.706.488đ.

Đối trừ nghĩa vụ: Buộc công ty TNHH S phải trả cho công ty TNHH W số tiền 121.865.650đ.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Công ty TNHH W làm đơn kháng cáo không nhất trí với bản án sơ thẩm đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và bác bỏ yêu cầu của bị đơn.

Tại phiên tòa hôm nay, phía đại diện theo ủy quyền của Công ty TNHH W trình bày, tranh luận vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo, phía người đại diện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty S trình bày, tranh luận và giữ nguyên yêu cầu phản tố. Các đương sự không hòa giải được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BN phát biểu quan điểm về việc chấp hành quy định của pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa kể từ khi thụ lý đến khi xét xử phúc thẩm là đúng theo quy định của pháp luật; Các đương sự đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Về đường lối giải quyết vụ án đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; Các Điều 542, 544, 546, 547, 548 Bộ luật dân sự; Các Điều 179, 180, 181, 182, 302, 303 Luật thương mại và Nghị quyết 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội qui định về án phí, lệ phí tòa án. Sửa bản án sơ thẩm số 01/2019/KDTM-ST ngày 18/10/2019 của TAND huyện QV; Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn.

- Buộc Công ty TNHH S phải trả trả công ty TNHH W (Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) số tiền gia công hàng hóa của tháng 9, tháng 10/2016; tháng 1, tháng 2/2017 là: 1.246.572.366đ.

- Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của công ty TNHH S, buộc công ty TNHH W (Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) phải bồi thường cho công ty TNHH S số tiền: 552.802.750đ - Đối trừ nghĩa vụ: Buộc công ty TNHH S phải trả cho công ty TNHH W(Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) số tiền 693.769.600đ.

Về án phí: các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ được xem xét tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận thấy:

Ngày 01/7/2016 giữa Công ty TNHH W và Công ty TNHH S ký kết hợp đồng nguyên tắc số/No: 010716 W-SKT về việc Công ty TNHH Sktec (gọi tắt là Công ty S) giao cho Công ty TNHH W (gọi tắt là Công ty W) gia công các sản phẩm từ nhựa đáp ứng theo tiêu chuẩn hàng của bên S.

Xét hợp đồng thì thấy: Hợp đồng được lập thành văn bản, tại Điều 1 của hợp đồng thể hiện rõ: Công ty W nhận gia công các sản phẩm từ nhựa đáp ứng theo tiêu chuẩn hàng của công ty S. Trong quá trình gia công tỷ lệ lỗi cho phép là 10%. Tại điều 2 của hợp đồng có thỏa thuận là: bên S sẽ thanh toán cho bên W toàn bộ giá trị đơn hàng đã bao gồm VAT trong vòng 45 ngày qua ngân hàng kể từ ngày xuất hóa đơn, trong trường hợp quá hạn thanh toán mà S vẫn chưa thanh toán cho W thì S phải chịu thanh toán theo lãi xuất ngân hàng Shinhan. Điều 3: tất cả các sản phẩm được sản xuất và cung cấp cho S với đúng chất lượng và tiêu chuẩn hàng mẫu của S. Điều 4: Hai bên thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp thì được đưa ra Tòa án có thẩm quyền phán quyết. Phán quyết của Tòa án là phán quyết cuối cùng được các bên thi hành. Mọi phí tổn bên thua kiện phải chịu.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng phía Công ty W đã hoàn thành nhiều đơn hàng gia công và phía Công ty Sktec đã thanh toán số tiền gia công đến hết tháng 8/2016. Đối với đơn hàng tháng 9/2016, tháng 10/2016, tháng 1/2017, tháng 02/2017, tổng số tiền 2.023.453.575đ Công ty W đã viết hóa đơn và yêu cầu Công ty S thanh toán và tiền lãi là 143.260.513đ. Phía Công ty S cho rằng do các đơn hàng bị lỗi nên không thanh toán và có yêu cầu phản tố. Sau khi bản án sơ thẩm xử phía Công ty W không nhất trí có đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và bác yêu cầu phản tố của phía bị đơn.

Xét kháng cáo của Công ty TNHH W, Hội đồng xét xử nhận thấy: Giữa Công ty S và Công ty W đều thừa nhận ngày 01/7/2016 giữa Công ty S và Công ty W ký kết Hợp đồng nguyên tắc số 010716W-SKT và công nhận các quy định trong hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng: Công ty S đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên đặt gia công: Cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên Công ty W, trả tiền công theo đúng thỏa thuận các đơn hàng tháng 7, tháng 8/2016 cho bên Công ty W. Các đơn hàng tháng 9/2016, tháng 10/2016, tháng 1/2017, tháng 02/2017 do Công tyW gia công các bên đều thừa nhận số tiền gia công là 2.023.453.575đ. Tuy nhiên, do lượng hàng lỗi vượt quá tỷ lệ cho phép theo hợp đồng là 10% do đó Công ty S chưa thanh toán cho phía Công ty W.

Căn cứ vào phiếu giao nhân đơn hàng và xác nhận của hai bên thể hiện hàng lỗi cụ thể như sau:

Theo phiếu giao nhận hàng của tháng 9 và thư điện tử xác nhận của 2 bên xác nhận ngày 04/10/2016 thể hiện:

Đối với loại USB COVER: 280.600 cái/tổng số lượng hàng đã nhập từ tháng 07/2016 tới tháng 09/2016 là 2.309.598 cái x 100 = 12.14%.

Đối với loại MICRO COVER: 346.000 cái/tổng số lượng hàng đã nhập từ tháng 07/2016 tới tháng 09/2016 là 2.853.736 cái x 100 = 12.12%.

Theo Hợp đồng nguyên tắc hai bên thỏa thuận hàng lỗi khoảng 10% thì W đã vượt quá thỏa thuận loại USB: 2,14%; loại Micro: 2,12%.

Theo khoản 2 Điều 545 Bộ luật dân sự Công ty S có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Công ty W bồi thường thiệt hại do Công ty W vi phạm hợp đồng, trong quá trình gia công Công ty W được phép lỗi tối đa 10%, do vậy khi vượt quá 10% thì Công ty W đã vi phạm hợp đồng. Bởi vậy, S chỉ có nghĩa vụ thanh toán số hàng đạt tiêu chuẩn hai bên đã cam kết, còn số hàng lỗi của USB: 280.600 cái và Micro là: 346.000 cái Công ty S không phải chịu trách nhiệm thanh toán cho Công ty W (hàng không đạt tiêu chuẩn như hai bên đã thỏa thuận). Tổng số hàng lỗi hai loại theo tính toán:

Loại USB Cover: 280.600 cái x 99% x 1.350đ/cái = 375.021.900đ Loại MICRO Cover: 346.000 cái 99% x 1.200đ/cái = 411.048.000đ.

Tổng số hàng lỗi có trị giá là: 786.069.900đ.

Tính cả thuế VAT: 786.069.900đ x l0% = 864.676.890đ. Như vậy số tiền gia công hàng hóa tháng 9/2016 mà Công ty S phải thanh toán cho Công ty W, sau khi đã trừ hàng lỗi là: 1.679.667.330đ - 864.676.890đ = 814.991.211đ.

Ngoài ra đối với đơn hàng của tháng 10/2016: 26.399.157đ; đơn hàng tháng 01/2017: 221.687.676đ; đơn hàng tháng 02/2017: 183.494.322đ buộc Công ty S phải có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty W.

Tổng số tiền cả 4 hóa đơn S chưa thanh toán cho W (đã bao gồm thuế VAT 10%) là: 814.911.211 + 26.399.157 + 211.687.676 + 183.494.322 = 1.246.572.366đ.

Theo Điều 2 Hợp đồng nguyên tắc quy định “ Bên B sẽ thanh toán cho bên A toàn bộ giá trị đơn đặt hàng đã bao gồm thuế VAT trong vòng 45 ngày qua ngân hàng kể từ ngày xuất hóa đơn. Trong trường hợp quá hạn thanh toán mà bên B vẫn chưa thanh toán cho bên A thì bên B phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi”.

Ngày 15/6/2018 phía Công ty W xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhưng đến thời hạn phía Công ty S không thanh toán nên phía Công ty W yêu cầu buộc Công ty S phải thanh toán khoản lãi suất. Tuy nhiên, do các bên đều có lỗi nên phía công ty Công ty W yêu cầu tòa án buộc Công ty S phải thanh toán cả tiền lãi suất là không có căn cứ chấp nhận. Do đó cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của phía nguyên đơn là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật..

Đối với yêu cầu phản tố của phía bị đơn, Hội đồng xét xử nhận thấy:

- Th nhất: Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại phía Công ty S cho rằng tỷ lệ hàng lỗi được tính trên cơ sở số lượng USB và Micro lỗi của tháng 9 mà hai bên đã chốt vào ngày 04/10/2016 cộng với số hàng lỗi được tính toán trên cơ sở thành phẩm do RFT Thái Nguyên báo về là không chính xác. Công ty S chỉ được tính hàng lỗi trên cơ sở con số vi phạm lỗi của tháng 7,8,9 đã được chốt vào ngày 4/10/2016. Cụ thể, giá trị hàng vượt quá lỗi cho phép theo hợp đồng(10%) là:

Loại USB : 2,14% x 2.309.598 cái = 49.425 cái x 700đ = 34.597.000đ Loại Micro: 2,12% x 2.853.736 cái = 60.499 cái x 650 đ = 39.324.000đ Số tiền Công ty W phải thanh toán lại cho Công ty S: 73.922.000đ.

Quá trình thực hiện hợp đồng giữa Công ty S và RFT Thái Nguyên do phía Công ty S cung cấp sản phẩm lỗi nên phải đổi số hàng lỗi. Tại cuộc họp ngày 06/02/2017 giữa Công ty S với Công ty W cũng thể hiện phía Công ty Sktec phải đổi số hàng lỗi. Theo số liệu chốt hàng lỗi ngày 04/10/2016 thì buộc Công ty W phải bồi hoàn cho Công ty S số tiền hàng lỗi hai bên đã chốt, ngoài ra còn buộc Công ty W phải thanh toán cho Công ty S hàng lỗi của tháng 10/2016 và tháng 1, tháng 2/2017 mà Công ty W đã giao cho Công ty S được tính trên cơ sở số lượng hàng lỗi do RFT Thái Nguyên trả lại cho Công ty S là có cơ sở. Do công ty S có lỗi trong việc thông tin chốt lại lượng hàng lỗi với Công ty W nên chỉ có thể buộc Công ty W phải bồi hoàn 50% thiệt hại cho Công ty S. Số hàng lỗi được tính trên cơ sở: USB 196.006 cái x 700 đ = 137.204.200đ; Micro 12.101 cái x 650đ = 7.865.650đ. Tổng cộng 145.068.850đ : 2 = 72.354.925đ. Do đó cần buộc Công ty W phải thanh toán trả lại Công ty S số tiền hàng lỗi là 72.354.925đ.

- Thhai: Đối với lượng hàng tồn Công ty W chưa xuất trả cho Công ty S tính đến thời điểm hiện tại. Số hàng USB tồn không bao gồm hàng lỗi:

645.508 – 280.600 (lỗi) = 364.908 cái. Số hàng tồn này có giá trị là: 364.908 x 700 = 255.435.600đ. Số hàng Micro tồn không bao gồm hàng lỗi: 1.019.354 – 346.000 (lỗi) = 673.354 cái. Số hàng tồn này tương đương với số tiền như sau:

673.354 x 650 = 437.680.100đ. Tại phiên tòa, phía công ty W và công ty S đều thừa nhận hàng lỗi tháng 2/2017 là 43.500.000đ.

Tổng số tiền tương đương với số hàng tồn bên Công ty W là:

255.435.600đ + 437.680.100đ = 693.115.700đ - 43.500.000đ = 649.615.700đ.

Do lỗi của 2 bên nên công ty W và công ty S mỗi bên phải chịu ½ lỗi là 649.615.700đ : 2= 324.807.850đ

- Th ba: Đối với thiệt hại về thời gian công sức mà các nhân sự của Công ty S phải tham gia làm việc phục vụ cho việc sửa chữa hàng lỗi tại Công ty Teasung V. Hội đồng xét xử nhận thấy: Do Công ty Teasung V phát hiện hàng lỗi trước và sau khi đã lắp ráp nên phía Công ty Teasung phải sửa chữa nên phía Công ty S phải chịu khoản chi phí này. Tổng chi phí phía Công ty S phải chi trả cho Công ty Teasung V là 208.134.223đ, cụ thể:

Tháng 9/2016 số tiền 72.667.036đ Tháng 10/2016 số tiền 5.660.400đ Tháng 1/2017 số tiền 117.673.544đ Tháng 2/2017 số tiền 12.133.243đ Việc nhận định và tự kê các khoản chi phí về thời gian công sức cũng như nhân lực như trên là không có cơ sở. Tuy nhiên, Công ty S phải tham gia làm việc phục vụ cho việc sửa chữa hàng lỗi tại Công ty Teasung V là có các chi phí nhưng tại phiên tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải phía công ty S chỉ yêu cầu 43.218.000đ(BL168), sau đó phía công ty S có đơn yêu cầu phản tố bổ sung và yêu cầu công ty W phải thanh toán trả phía Công ty S khoản tiền 208.134.223đ là vượt quá yêu cầu phản tố ban đầu của bị đơn. Do vậy, cần buộc phía công ty W phải chi trả cho Công ty S số tiền 43.218.000đ là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.

- Th4: Đối với chi phí cho việc giải quyết tranh chấp, Hội đồng xét xử nhận thấy:

Theo thỏa thuận tại mục 4.4 của Hợp đồng nguyên tắc, quy định: “Nếu có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà hai bên không tự giải quyết được thì vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Phán quyết của Tòa án sẽ là phán quyết cuối cùng buộc các bên thi hành. Mọi phí tổn do bên thua kiện chịu”.

Căn cứ hợp đồng, hóa đơn giữa Công ty S và Công ty luật TNHH J và cộng sự thể hiện số tiền chi phí thuê luật sư là 77.000.000đ. Phía Công ty S yêu cầu buộc Công ty W phải thanh toán chi phí luật sư là có căn cứ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hợp đồng thì cả hai bên đều có lỗi dẫn đến thiệt hại của hai bên nên mỗi bên phải chịu ½ chi phí trên. Cụ thể phía Công ty Ss và Công ty W mỗi bên phải chịu 38.500.000đ.

Như vậy, Bản án chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty S buộc Công ty W phải bồi thường cho Công ty S các khoản là:

73.922.000đ + 72.354.925đ + 324.807.850đ + 43.218.000đ + 38.500.000đ = 552.802.750đ là có cơ sở.

Sau khi đối trừ giữa số tiền phải bồi thường và số tiền phải thanh toán thì số tiền mà Công ty S có nghĩa vụ phải cho Công ty W là:

1.246.572.366đ – 552.802.750đ = 693.769.600đ.(Làm tròn số) Về án phí: Do yêu cầu kháng cáo được chấp nhận một phần nên Công ty TNHH W không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.

Bởi các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng Điều 147, Điều148, khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Các Điều 542, 544,545, 546, 547, 548 Bộ luật dân sự năm 2015; Các Điều 11, 179, 180, 181, 182, 302, 303, 306 Luật thương mạiNghị quyết 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội qui định về án phí, lệ phí tòa án. Xử: Sửa bản án sơ thẩm.

1. Buộc Công ty TNHH S phải trả trả công ty TNHH W (Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) số tiền gia công hàng hóa của tháng 9, tháng 10/2016; tháng 1, tháng 2/2017 là: 1.246.572.366đ.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của công ty TNHH S, buộc công ty TNHH W (Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) phải bồi thường cho công ty TNHH S số tiền: 552.802.750đ Đối trừ nghĩa vụ: Buộc công ty TNHH S phải trả cho công ty TNHH W(Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) số tiền 693.769.600đ Kể từ khi bản án phát sinh hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành không thi hành thì hàng tháng phải chịu một khoản lãi của số tiền chậm thi hành án theo qui định của Điều 468 BLDS 2015 tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

2. Về án phí: Công ty TNHH W (Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) phải chịu 61.075.000đ án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm và không phải chịu án phí phúc thẩm nhưng được trừ vào số tiền 36.950.000đ công ty TNHH W(Nay là Công ty TNHH SAMJIN V) đã nộp tại biên lai thu tạm ứng án phí số AA/2017/0002975 ngày 30/5/2019, số tiền 300.000đ tại biên lai thu tạm ứng án phí số AA/2018/ 0000789 ngày 01/11/2019 và số tiền 1.700.000đ tại biên lai thu tạm ứng án phí số AA/2018/0000773 ngày 15/11/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện QV, tỉnh BN.

Công ty TNHH S phải chịu 80.784.000đ án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền 30.015.000đ công ty TNHH S đã nộp tại biên lai thu tạm ứng án phí số AA/2018/0000669 ngày 22/8/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện QV, tỉnh BN.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

300
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa số 01/2020/KDTM-PT

Số hiệu:01/2020/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Ninh
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 29/04/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về