TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
BẢN ÁN 179/2018/HS-ST NGÀY 14/09/2018 VỀ VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Bản án hình sự sơ thẩm số 179/2018/HS-ST ngày 14/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về vụ án “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” đối với bị cáo Hoàng Đình Q.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018, tại đoạn đường thuộc Km 114 + 710 Quốc lộ M, thuộc phường B, thành phố L, Tổ công tác Phương án 12, Phòng PC67 Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát (BKS): 14B-019.26, do anh Nguyễn Văn H điều khiển, phát hiện bắt quả tang Hoàng Đình Q là khách đi trên xe vận chuyển: 01 hộp bìa các tông trong đó có 03 cá thể động vật còn sống nghi là cá thể khỉ; 01 hộp bìa các tông bên trong có 05 cá thể động vật đông lạnh (nghi là cá thể hổ con) và 01 bộ phận động vật (nghi là bộ phận sinh dục của cá thể hổ), trọng lượng 01 kg; một hộp bìa các tông bên trong có 10 bộ phận động vật (nghi là túi mật cá thể bò tót); một bọc nhỏ màu đen, bên trong có 20 bộ phận động vật (nghi là răng hổ); 03 bao (nghi là vẩy tê tê) có trọng lượng lần lượt là 20kg, 10kg, 20kg; một thùng xốp màu trắng bên trong có nhiều miếng thịt đông lạnh nghi là thịt hổ, được cho vào 03 túi nilon có trọng lượng là 41 kg thịt đông lạnh đã được cắt thành từng miếng.
Ngoài ra, còn thu của Q: 02 điện thoại di động, trong đó: 01 chiếc Nokia model RM-1134 màu đen, số IMEI 355127079886596, trong gắn SIM số 091.556.1306; 01 chiếc Iphone 7 màu đỏ, số IMEI 353804089230427, trong gắn SIM số 096.142.1102 và 2.000.000 đồng.
Tại bản Kết luận giám định số 51/STTNSV ngày 15/01/2018 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, kết luận:
- 03 cá thể động vật trong hộp bìa các tông còn sống là loài khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonica. Loài khỉ đuôi lợn Macaca leonica thuộc nhóm IIB- thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ.
- 05 cá thể động vật đông lạnh đã chết, sau khi giám định hình thái và ADN là loài hổ có tên khoa học Panthera tigris;
- 01 kg bộ phận sinh dục của cá thể động vật, sau khi giám định hình thái và ADN là bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, là bộ phận không thể tách rời sự sống;
- 41 kg (bốn mươi mốt ki-lô gram) thịt đông lạnh sau khi giám định AND là của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris. Nếu tổng trọng lượng trên là của 1 cá thể thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại. Loài hổ Panthera tigris thuộc Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ;
- 50 kg (năm mươi ki-lô gram) mẫu vật giám định là bộ phận vẩy của loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea. Nếu số vẩy trên là của nhiều cá thể thì không ảnh hưởng đến sự sống. Loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại bản kết luận giám định động vật bổ sung số 101/STTNSV ngày 29/02/2018 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm và khoa học công nghệ Việt Nam, thể hiện:
- 20 răng nanh là của loài thú ăn thịt. Kết quả giám định AND của 01 mẫu răng nanh của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris, loài động vật nuôi thông thường.
- 05 bộ phận kích thước nhỏ, màu đen là túi mật, giám định AND của 01 (mẫu) là túi mật của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris, là loài động vật nuôi thông thường.
- 05 bộ phận kích thước lớn, dẹp màu hơi vàng là túi mật, giám định ADN của 01 (mẫu) là túi mật của loài bò, có tên khoa học Bos indicus, là loài động vật nuôi thông thường.
Cáo trạng số 169/CT-VKSHL, ngày 06/8/2018 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã truy tố bị cáo Hoàng Đình Q về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị áp dụng điểm c khoản 2 Điều 244; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt bị cáo Q mức án từ 08 năm đến 09 năm tù, tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 2.000.000 đồng tịch thu phát mại sung công quỹ 02 chiếc điện thoại di động.
Các người làm chứng là anh Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn T và Nguyễn Minh H1 có lời khai phù hợp với nhau với nội dung: Các anh là lái, phụ xe khách BKS 14B-019.26 chạy tuyến thành phố V - thành phố M. Khoảng 18h15ph xe của các anh xuất bến từ thành phố V đi thành phố M. Khi xe chạy đến cầu vượt N, thành phố Vinh thì đón 01 thanh niên, sau này biết tên là Hoàng Đình Q mang theo 03 túi nilon màu đen và khoác trên vai 01 ba lô màu đen. Khi xe chạy đến khu vực huyện D, Nghệ An thì thanh niên đó yêu cầu dừng xe và chuyển lên xe 03 thùng các tông. Khi xe chạy đến khu vực huyện Q, Nghệ An thì thanh niên đó lại yêu cầu dừng xe và tiếp tục chuyển lên xe 01 hộp xốp. Đến khoảng 03 giờ 15 phút khi xe chạy đến khu vực phường B thì bị công an kiểm tra, công an yêu cầu thanh niên kia mở hết số hàng để kiểm tra, thấy rằng:
- 03 túi nilon màu đen bên trong chứa các bộ phận động vật.
- 01 thùng các tông chứa 05 con hổ con và 01 bộ phận sinh dục động vật.
- 01 thùng các tông chứa 03 con khỉ con.
- 01 thùng các tông nhỏ chứa nhiều túi mật động vật.
- 01 hộp xốp chứa các miếng thịt động vật.
- 01 bọc nhỏ trong túi xách của thanh niên chứa nhiều răng động vật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[2] Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Hoàng Đình Q có lời khai: Bị cáo trước đây làm nghề phụ xe khách tuyến thành phố V - thành phố M, có nhiều người hay gửi hàng cho bị cáo vận chuyển và có số điện thoại của bị cáo. Vào khoảng 02 ngày trước ngày bị bắt thì có người đàn ông tên là S gọi điện thoại cho bị cáo thuê vận chuyển một số hàng hóa là động vật trong đó có hổ, khỉ, vẩy tê tê, mật bò, răng thú... từ thành phố V ra thành phố M với giá tiền công vận chuyển là 2.000.000đ. Anh S nói với bị cáo là đến nhận hàng tại cầu vượt N, thành phố V; huyện D và huyện Q, Nghệ An. Khoảng 16 giờ ngày 06/01/2018, anh S gọi điện bảo đi chuyển hàng, bị cáo gọi điện cho anh Nguyễn Minh H1 để đặt chỗ đi thành phố M, hẹn đón ở cầu vượt N. Khoảng 18 giờ 30 phút bị cáo đến cầu vượt N gặp một người đàn ông đưa cho bị cáo 03 túi màu đen và 2.000.000đ bảo là gửi cho anh S, bị cáo nhận hàng rồi đón xe khách BKS 14B - 019.26 đi thành phố M. Khi xe chạy đến khu vực huyện D, Nghệ An thì có người gọi điện thoại bảo là chuyển hàng cho anh S, bị cáo bảo xe khách dừng lại và xuống nhận hàng là 03 thùng các tông trong đó có một thùng hở, bị cáo nhìn thấy bên trong có 03 con khỉ. Đến khoảng 20 giờ 20 phút khi xe chạy đến khu vực huyện Q, Nghệ An thì lại có người gọi điện thoại bảo là chuyển hàng cho anh S, bị cáo bảo xe khách dừng lại và xuống nhận hàng là 01 thùng xốp và 01 bọc nhỏ màu đen (bị cáo cất trong túi đeo bên người). Đến khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018 khi xe chạy đến khu vực B, thành phố L thì bị công an kiểm tra. Công an yêu cầu mở các thùng hàng bị cáo nhận vận chuyển ra và thấy:
[3] - 03 túi nilon màu đen bên trong chứa vẩy tê tê, tổng trọng lượng 50kg.
[4] - 01 thùng các tông chứa 05 con hổ con đông lạnh đã chết và 01 bộ phận sinh dục hổ đực.
[5] - 01 thùng các tông chứa 03 con khỉ con.
[6] - 01 thùng các tông nhỏ chứa nhiều túi mật động vật.
[7] - 01 hộp xốp chứa các miếng thịt hổ.
[8] - 01 bọc nhỏ trong chứa nhiều răng động vật.
[9] Công an thu giữ các đồ vật nói trên cùng số tiền 2.000.000đ và 02 điện thoại của bị cáo. Bị cáo không biết lai lịch, địa chỉ của anh S và những người đàn ông gửi hàng cho S, chỉ giao dịch qua điện thoại, chưa gặp S lần nào.
[10] Lời khai nhận tội của bị cáo Hoàng Đình Q tại phiên tòa phù hợp với các lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của các người làm chứng anh Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn T và Nguyễn Minh H1, phù hợp với biên bản bắt người phạm tội quả tang do Tổ công tác phương án 12, công an tỉnh Quảng Ninh lập hồi 04 giờ 00 phút ngày 07/01/2018, phù hợp với kết luận giám định. Như vậy có đủ căn cứ kết luận vào khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018 tại khu vực Km 114+700 trên Quốc lộ 18A thuộc phường B, thành phố L, Công an Quảng Ninh bắt quả tang Hoàng Đình Q có hành vi vận chuyển trái phép 05 con hổ có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục hổ đực có tên khoa học Panthera tigris là bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ; 41kg thịt loài hổ có tên khoa học Panthera tigris; 50 kg vẩy tê tê có tên khoa học là Manis gigantea; 20 răng nanh của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris; 05 túi mật loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris; 05 túi mật của loài bò, có tên khoa học Bos indicus.
[11] Theo Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhóm IB ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Phụ lục I của Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có tên loài hổ có tên khoa học Panthera tigris và loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea hay còn gọi là tê tê khổng lồ. Như vậy hành vi của bị cáo Hoàng Đình Q đã phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự.
[12] Khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;...”.
[13] Bị cáo đã vận chuyển 05 cá thể hổ đông lạnh có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, theo kết luận giám định là bộ phận không thể tách rời sự sống của một con hổ; 41 kg thịt của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris, theo kết luận giám định nếu tổng số lượng thịt trên là của 1 cá thể hổ thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại; 50 kg vẩy của loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea, theo kết luận giám định nếu số vẩy trên là của nhiều cá thể thì không ảnh hưởng đến sự sống.
[14] Kết luận giám định không xác định được 50kg vẩy tê tê là vẩy trên nhiều cá thể hay trên một cá thể tê tê nên không thể xác định đây là bộ phận không thể tách rời sự sống của con tê tê.
[15] Kết luận giám định không xác định được 41 kg thịt hổ là thịt của một con hổ hay thịt của nhiều con hổ nên không thể xác định đây là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ.
[16] Kết luận giám định chưa xác định 01 bộ phận sinh dục hổ đực có phải của một trong năm con hổ đông lạnh hay không. Do toàn bộ số tang vật trên đã bị tiêu hủy không thể cho giám định bổ sung. Tuy nhiên, theo Biên bản xác định tình trạng sản phẩm, sức khỏe động vật (bút lục 89) thì 05 cá thể hổ đông lạnh đã chết là hổ con có trọng lượng từ 0,99kg đến 2,99kg; 01 bộ phận sinh dục của hổ đực có trọng lượng 0,98kg. Như vậy, dựa vào trọng lượng kg có căn cứ khẳng định 01 bộ phận sinh dục của hổ đực đó không phải là bộ phận sinh dục của một trong 05 con hổ con đông lạnh vì không có loài hổ nào có thể có bộ phận sinh dục đực chiếm đến từ 1/2 đến 1/4 trọng lượng cơ thể. Theo kết luận giám định thì bộ phận sinh dục đó là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ nên có nghĩa phải có con hổ thứ 6 bị giết để có được bộ phận sinh dục đó cho bị cáo vận chuyển. Tức bị cáo Q có hành vi vận chuyển 05 con hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ thứ 6.
[17] Khoản 3 điều 244 Bộ luật Hình sự, điều luật quy định: “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a)…; c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên; từ 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 06 cá thể gấu, hổ trở lên;”.
[18] Từ quy định của điều luật thấy rằng chỉ cần vận chuyển bộ phận không thể tách rời sự sống của 06 cá thể hổ trở lên là đã phạm vào điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự. Nội dung của điều luật này nhằm đến việc xử lý các hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm đến sự sống của từ 06 cá thể hổ trở lên. Bị cáo vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 6 là đã xâm phạm đến sự sống của 06 cá thể hổ nên phải chịu hình phạt quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
[19] Tại phiên tòa hôm nay đại diện Viện kiểm sát đề nghị truy tố bị cáo theo điểm c khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự nhưng Hội đồng xét xử thấy rằng bị cáo đã phạm vào quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự nên cần áp dụng quy định tại khoản 2 điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự.
[20] Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm vào các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của các loài động vật hoang dã, quý hiếm trong môi trường sinh thái. Bị cáo mặc dù biết pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi vận chuyển số lượng lớn động vật nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nên cần thiết phải xử lý nghiêm khắc, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội, mới có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
[21] Hội đồng xét xử cũng xem xét bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải nên giảm một phần hình phạt cho bị cáo theo điểm s khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự. Bị cáo phạm tội lần đầu, có bố đẻ là bộ đội chống Mỹ được thưởng nhiều huân huy chương nên giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
[22] Về hình phạt bổ sung: Xét bị cáo chỉ là đối tượng vận chuyển thuê, không có tài sản thu nhập gì nên không cần thiết áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với bị cáo.
[23] Về vật chứng: Các vật chứng của vụ án là 05 cá thể hổ, 01 bộ phận sinh dục của hổ đực, 50kg vẩy tê tê, mật chó, mật bò, răng chó và 01 cá thể khỉ đã chết cơ quan điều tra đã tiêu hủy; 02 cá thể khỉ còn sống cơ quan điều tra đã bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh theo quy định nên không xem xét. Số tiền 2.000.000đ là tiền do bị cáo phạm tội mà có nên tịch thu sung công quỹ nhà nước. 02 chiếc điện thoại cùng sim điện thoại đi kèm bị cáo sử dụng làm công cụ phương tiện để phạm tội nên cần tịch thu phát mại sung công quỹ nhà nước.
[24] Đối với hành vi vận chuyển 03 cá thể khỉ đuôi lợn; 05 túi mật và 20 răng nanh đều là của loài chó nuôi thường, 05 túi mật của loài bò nuôi thông thường. Không đủ căn cứ để xử lý hình sự nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Hoàng Đình Q.
[25] Đối với đối tượng tên S và 03 người đàn ông gửi hàng động vật hoang dã cho Q, hiện chưa xác minh được lai lịch, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ xử lý sau.
[26] Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử bị cáo Hoàng Đình Q, các Điều tra viên, Kiểm sát viên cơ bản đã thực hiện đúng trình tự và thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, không có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng nào bị khiếu nại.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 244, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Xử phạt: Hoàng Đình Q 10 (mười) năm tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt 07/01/2018.
Căn cứ vào điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 2.000.000đ, tịch thu phát mại sung công quỹ nhà nước 02 chiếc điện thoại cùng sim đi kèm (tất cả theo biên bản giao nhận vật chứng số: 179/BB-THA; ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Hạ Long).
Căn cứ Điều 331, Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Bị cáo phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm.
Án xử công khai sơ thẩm, báo cho bị cáo biết có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018, tại đoạn đường thuộc Km 114 + 710 Quốc lộ M, thuộc phường B, thành phố L, Tổ công tác Phương án 12, Phòng PC67 Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát (BKS): 14B-019.26, do anh Nguyễn Văn H điều khiển, phát hiện bắt quả tang Hoàng Đình Q là khách đi trên xe vận chuyển: 01 hộp bìa các tông trong đó có 03 cá thể động vật còn sống nghi là cá thể khỉ; 01 hộp bìa các tông bên trong có 05 cá thể động vật đông lạnh (nghi là cá thể hổ con) và 01 bộ phận động vật (nghi là bộ phận sinh dục của cá thể hổ), trọng lượng 01 kg; một hộp bìa các tông bên trong có 10 bộ phận động vật (nghi là túi mật cá thể bò tót); một bọc nhỏ màu đen, bên trong có 20 bộ phận động vật (nghi là răng hổ); 03 bao (nghi là vẩy tê tê) có trọng lượng lần lượt là 20kg, 10kg, 20kg; một thùng xốp màu trắng bên trong có nhiều miếng thịt đông lạnh nghi là thịt hổ, được cho vào 03 túi nilon có trọng lượng là 41 kg thịt đông lạnh đã được cắt thành từng miếng.
Ngoài ra, còn thu của Q: 02 điện thoại di động, trong đó: 01 chiếc Nokia model RM-1134 màu đen, số IMEI 355127079886596, trong gắn SIM số 091.556.1306; 01 chiếc Iphone 7 màu đỏ, số IMEI 353804089230427, trong gắn SIM số 096.142.1102 và 2.000.000 đồng.
Tại bản Kết luận giám định số 51/STTNSV ngày 15/01/2018 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, kết luận:
- 03 cá thể động vật trong hộp bìa các tông còn sống là loài khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonica. Loài khỉ đuôi lợn Macaca leonica thuộc nhóm IIB- thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ.
- 05 cá thể động vật đông lạnh đã chết, sau khi giám định hình thái và ADN là loài hổ có tên khoa học Panthera tigris;
- 01 kg bộ phận sinh dục của cá thể động vật, sau khi giám định hình thái và ADN là bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, là bộ phận không thể tách rời sự sống;
- 41 kg (bốn mươi mốt ki-lô gram) thịt đông lạnh sau khi giám định AND là của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris. Nếu tổng trọng lượng trên là của 1 cá thể thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại. Loài hổ Panthera tigris thuộc Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ;
- 50 kg (năm mươi ki-lô gram) mẫu vật giám định là bộ phận vẩy của loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea. Nếu số vẩy trên là của nhiều cá thể thì không ảnh hưởng đến sự sống. Loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại bản kết luận giám định động vật bổ sung số 101/STTNSV ngày 29/02/2018 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm và khoa học công nghệ Việt Nam, thể hiện:
- 20 răng nanh là của loài thú ăn thịt. Kết quả giám định AND của 01 mẫu răng nanh của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris, loài động vật nuôi thông thường.
- 05 bộ phận kích thước nhỏ, màu đen là túi mật, giám định AND của 01 (mẫu) là túi mật của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris, là loài động vật nuôi thông thường.
- 05 bộ phận kích thước lớn, dẹp màu hơi vàng là túi mật, giám định ADN của 01 (mẫu) là túi mật của loài bò, có tên khoa học Bos indicus, là loài động vật nuôi thông thường.
Cáo trạng số 169/CT-VKSHL, ngày 06/8/2018 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã truy tố bị cáo Hoàng Đình Q về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị áp dụng điểm c khoản 2 Điều 244; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt bị cáo Q mức án từ 08 năm đến 09 năm tù, tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 2.000.000 đồng tịch thu phát mại sung công quỹ 02 chiếc điện thoại di động.
Các người làm chứng là anh Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn T và Nguyễn Minh H1 có lời khai phù hợp với nhau với nội dung: Các anh là lái, phụ xe khách BKS 14B-019.26 chạy tuyến thành phố V - thành phố M. Khoảng 18h15ph xe của các anh xuất bến từ thành phố V đi thành phố M. Khi xe chạy đến cầu vượt N, thành phố Vinh thì đón 01 thanh niên, sau này biết tên là Hoàng Đình Q mang theo 03 túi nilon màu đen và khoác trên vai 01 ba lô màu đen. Khi xe chạy đến khu vực huyện D, Nghệ An thì thanh niên đó yêu cầu dừng xe và chuyển lên xe 03 thùng các tông. Khi xe chạy đến khu vực huyện Q, Nghệ An thì thanh niên đó lại yêu cầu dừng xe và tiếp tục chuyển lên xe 01 hộp xốp. Đến khoảng 03 giờ 15 phút khi xe chạy đến khu vực phường B thì bị công an kiểm tra, công an yêu cầu thanh niên kia mở hết số hàng để kiểm tra, thấy rằng:
- 03 túi nilon màu đen bên trong chứa các bộ phận động vật.
- 01 thùng các tông chứa 05 con hổ con và 01 bộ phận sinh dục động vật.
- 01 thùng các tông chứa 03 con khỉ con.
- 01 thùng các tông nhỏ chứa nhiều túi mật động vật.
- 01 hộp xốp chứa các miếng thịt động vật.
- 01 bọc nhỏ trong túi xách của thanh niên chứa nhiều răng động vật.
Bản án về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm số 179/2018/HS-ST
Số hiệu: | 179/2018/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 14/09/2018 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về