Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Huy Phong
Ngày ban hành: 23/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2012/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 23 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 tháng 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 tháng 2004;

Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;

Căn cứ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường;

Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL , Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL , Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 723/TTr-SVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Phước, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Phong

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của UBND tỉnh)

Phần I

KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VĂN HÓA XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VĂN HÓA XÃ HỘI

Bình Phước thuộc miền Đông Nam Bộ, là một tỉnh miền núi, gối đầu vào cuối dãy Nam Trường Sơn, có địa hình thoai thoải thấp dần về phía Đông tạo nên một cảnh quang thiên nhiên đẹp: Đồi núi, sông hồ, với các thác nước hùng vĩ, trảng cỏ nên thơ, hệ động thực vật đa dạng phong phú, đất đai màu mỡ chứa đựng nhiều tài nguyên, khoáng sản tiềm tàng. Phía Bắc, Tây Bắc giáp Campuchia (có đường biên giới quốc gia giáp với vương quốc Campuchia dài 240km) và tỉnh Tây Ninh; phía Đông giáp tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích tự nhiên là 6.873,926km2; dân số tính đến thời điểm ngày 31/12/2010 là 902.646 người, với 41 thành phần dân tộc anh em sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh, đặc biệt với các tộc người bản địa như: S’tiêng, M’nông, Khmer có một nền văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú.

Về tổ chức hành chính có 10 đơn vị hành chính cấp huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Lộc Ninh, Hớn Quản, thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long và thị xã Phước Long; với 111 đơn vị hành chính cấp xã (14 phường, 05 thị trấn, 92 xã).

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Kinh tế liên tục tăng trưởng khá cao, các ngành, lĩnh vực đều phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 13,2%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 9,08%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 19,96% và khu vực dịch vụ tăng 16,12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, nông - lâm, thuỷ sản giảm. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước (năm 2006 đạt 1.018 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.183 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.552 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1.631 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.062 tỷ đồng, năm 2011 đạt 3.500 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng được nâng lên, năm 2006 đạt 7,48 triệu đồng/năm, đến năm 2011 đạt 27,28 triệu đồng/năm (tương đương 1.296 USD).

Nhìn chung, trong quá trình phát triển, tỉnh Bình Phước đã đạt được một số thành tựu nhất định về kinh tế - xã hội. Năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng được tăng cường, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường còn ở mức thấp. Nền kinh tế chưa thật sự phát triển bền vững, thu không đủ chi. Sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ phát triển chậm. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

Phần II

THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH

I. THỰC TRẠNG

Cùng với chính sách đổi mới của đất nước, trong những năm qua, hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng nói chung và karaoke, vũ trường nói riêng ở Bình Phước hoạt động ổn định, góp phần tạo thêm loại hình phong phú, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, phục vụ khách du lịch, tăng mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định trong các văn bản pháp luật đã được ban hành về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường nào xảy ra các hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng nói chung và hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường nói riêng được chú trọng tăng cường. Các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn kịp thời. Công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức thường xuyên.

Hoạt động karaoke, vũ trường lành mạnh là hình thức vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng cường mối quan hệ, giao lưu văn hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH

Thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường, từ ngày 25/5/2005 đến ngày 31/12/2009 ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã không xem xét cấp mới Giấy phép kinh doanh karaoke. Việc gia hạn Giấy phép kinh doanh karaoke được cấp trước ngày 25/5/2005 được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình.

Từ khi Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ được ban hành (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010), thì việc cấp mới Giấy phép kinh doanh karaoke được triển khai và được thực hiện theo Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020.

Hàng năm, dân số tăng nhanh (do tăng tự nhiên, tăng cơ học, đặc biệt là tăng do việc di dân tự do), bình quân tăng khoảng 30.000 người.

Theo định hướng phát triển du lịch, tỉnh sẽ tập trung đầu tư phát triển 03 cụm du lịch: Cụm du lịch thị xã Đồng Xoài và vùng phụ cận (đây là hướng phát triển trọng tâm), cụm du lịch Đông Bắc (Thác Mơ, Phước Bình và vùng phụ cận), cụm du lịch Tây Bắc (thị trấn Lộc Ninh và vùng phụ cận).

Tỉnh đang hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, đã thu hút nhiều chuyên gia và công nhân lao động đến công tác và làm việc; Từ đó, nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa ngày càng tăng.

Mặc dù hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường thuộc loại dịch vụ Nhà nước hạn chế kinh doanh; nhưng những yếu tố tăng dân số, tốc độ đô thị hóa phát triển công nghiệp và phát triển du lịch là những dự báo phải đa dạng hóa và phát triển các loại hình hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa (trong đó có dịch vụ kinh doanh karaoke, vũ trường).

Từ thực tiễn của nhu cầu giải trí lành mạnh, hưởng thụ văn hóa của nhân dân và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; việc thực hiện quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm đáp ứng được đòi hỏi chính đáng nêu trên là cần thiết.

Phần III

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;

Căn cứ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành ngày 24 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường;

Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL , Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL , Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT .

Phần IV

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

I. MỤC TIÊU

Nhằm thiết lập trật tự kỷ cương, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với loại hình hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng nói chung và hoạt động karaoke, vũ trường nói riêng; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và định hướng cho hoạt động này phù hợp với thực tiễn, tình hình của địa phương.

Đưa hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường đi vào nề nếp; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tiến tới xây dựng, tổ chức các cơ sở kinh doanh có chất lượng về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và nội dung hoạt động lành mạnh, văn minh, tiến bộ phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển; đồng thời góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nâng cao vai trò giám sát của xã hội đối với loại hình hoạt động văn hóa mang tính đặc thù; nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành quy định của pháp luật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong hoạt động văn hóa.

II. NHIỆM VỤ

Quy hoạch hợp lý cho hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật.

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương trong tình hình mới; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Thanh tra, kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm, đưa hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường đi vào ổn định; không để trường hợp kinh doanh karaoke, vũ trường phát sinh tự phát, gây mất trật tự đô thị, đảm bảo mục tiêu phát triển đi đôi với quản lý tốt.

Phần V

NỘI DUNG QUY HOẠCH

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, bao gồm các yếu tố: số lượng và mật độ dân số, yêu cầu và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ, điều kiện sinh hoạt văn hóa của nhân dân, điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội… quy hoạch karaoke, vũ trường giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG

1. Đối tượng được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường bao gồm

Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa có tư cách pháp nhân.

2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vũ trường

a) Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên (chỉ tính diện tích sàn nhảy), cách trường học bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên, đảm bảo các điều kiện về phòng chống cháy nổ.

b) Đảm bảo ánh sáng trong phòng khiêu vũ trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

c) Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép, được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng khiêu vũ như sau:

Từ 6 giờ đến 21 giờ không quá 70 dBA.

Từ 21 giờ đến 6 giờ không quá 55 dBA.

d) Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng.

3. Trách nhiệm của chủ kinh doanh vũ trường

a) Có nội quy hoạt động được niêm yết công khai ở vũ trường để mọi người dễ nhận biết và thực hiện; nội quy phải ghi rõ về thời gian hoạt động, độ tuổi và trang phục của người khiêu vũ, những quy định cấm đối với những người ở trong vũ trường.

b) Khi phát hiện người say rượu, bia, người sử dụng các chất ma túy và các chất kích thích bị cấm sử dụng phải yêu cầu người đó ra khỏi vũ trường.

c) Không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào phòng khiêu vũ tại vũ trường.

d) Chỉ sử dụng những bài hát, tác phẩm âm nhạc được phép lưu hành có bản quyền hợp pháp để khiêu vũ.

e) Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

f) Nếu sử dụng nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

h) Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 08 giờ sáng, trừ trường hợp vũ trường trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 04 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 02 giờ sáng;

4. Số lượng cơ sở vũ trường được cấp giấy phép kinh doanh

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020: Không hạn chế về số lượng vũ trường trên địa bàn tỉnh khi các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa có tư cách pháp nhân có nhu cầu đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường.

5. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép

a) Nhà văn hóa, trung tâm văn hóa có tư cách pháp nhân, có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Mục 1, Phần V Đề án này muốn kinh doanh vũ trường phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường (phụ lục 1);

- Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Thẩm quyền cấp phép

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế và cấp giấy phép kinh doanh hoạt động vũ trường (phụ lục 2) trên địa bàn toàn tỉnh. Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản trả lời cụ thể.

6. Quy định cấm trong hoạt động vũ trường

Nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại vũ trường.

7. Hoạt động vũ trường không có mục đích kinh doanh

Cơ quan, tổ chức khi tổ chức khiêu vũ không có mục đích kinh doanh trong nội bộ cơ quan, tổ chức mình hoặc tổ chức khiêu vũ tại Nhà văn hóa không thuộc quy định tại Điểm A, Khoản 5, Mục 1, Phần V Đề án này thì không phải xin cấp phép nhưng phải thực hiện quy định về nội dung hoạt động tại Khoản 3, Mục 1, Phần V và Khoản 6, Mục 1, Phần V và các quy định khác có liên quan tại Đề án này.

II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KARAOKE

1. Đối tượng được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke bao gồm

Các tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện về kinh doanh karaoke.

2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh karaoke

a) Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ.

b) Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ bên trong phòng.

c) Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên.

e) Đảm bảo ánh sáng trong phòng karaoke trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

f) Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép, được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke như sau:

Từ 6 giờ đến 21 giờ không quá 70 dBA.

Từ 21 giờ đến 6 giờ không quá 55 dBA.

3. Trách nhiệm của chủ kinh doanh karaoke

a) Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến, băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

b) Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

c) Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

d) Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên, nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

e) Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 08 giờ sáng, trừ trường hợp karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 04 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 02 giờ sáng.

4. Số lượng cơ sở karaoke được cấp giấy phép kinh doanh

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020: Không hạn chế về số lượng cơ sở kinh doanh karaoke khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh karaoke.

5. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép

a) Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Mục 2, Phần V Đề án này muốn kinh doanh hoạt động karaoke phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với doanh nghiệp) hoặc UBND các huyện, thị xã (đối với hộ kinh doanh cá thể).

b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (phụ lục 3);

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;

c) Thẩm quyền cấp giấy phép

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế và cấp giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke (phụ lục 4) trên địa bàn toàn tỉnh (đối với doanh nghiệp). Ủy ban nhân dân huyện, thị xã kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế và cấp giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke (phụ lục 4) trên địa bàn quản lý (đối với hộ kinh doanh cá thể). Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thị xã có văn bản trả lời cụ thể.

6. Quy định cấm trong hoạt động karaoke

Nghiêm cấm các hành vi khiêu dâm và mua bán dâm, mua, bán, sử dụng ma túy tại phòng karaoke.

7. Hoạt động karaoke không có mục đích kinh doanh

a) Cơ quan, tổ chức tổ chức hoạt động karaoke để đáp ứng nhu cầu nội bộ cơ quan, tổ chức mình không phải xin cấp giấy phép nhưng khi hoạt động phải thực hiện quy định tại các Điểm H, Khoản 2, Mục 2, Phần V và Điểm a, Khoản 3, Mục 2, Phần V Đề án này và đảm bảo an ninh, trật tự.

b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình thì không phải xin phép, nhưng phải riêng biệt với khu vực kinh doanh, phải thực hiện quy định tại các Điểm h, Khoản 2, Mục 2, Phần V và Điểm a, Khoản 3, Mục 2, Phần V Đề án này và đảm bảo an ninh, trật tự.

Phần VI

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo toàn diện trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý có hiệu quả của chính quyền địa phương.

Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường chấp hành pháp luật.

Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của đội ngũ thanh tra chuyên ngành và Đội kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với hoạt động karaoke, vũ trường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định.

Phần VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường theo quy định; tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến tận cơ sở. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động karaoke, vũ trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phối hợp và thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường để Sở Kế hoạch và Đầu tư có cơ sở cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.

b) Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp, các khu du lịch trọng điểm có hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường.

2. Công an tỉnh

a) Tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và giấy chứng nhận hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy.

b) Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật.

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn nghiệp vụ về ký kết và đăng ký hợp đồng lao động theo quy định; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành để cấp mới, cấp bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề karaoke, vũ trường.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Phước

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke (việc cấp giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke UBND các huyện, thị xã có thể phân cấp về cho Phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc) đối với các cơ sở kinh doanh karaoke thuộc thẩm quyền.

b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động karaoke, vũ trường; chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động karaoke, vũ trường trên địa bàn mình quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, đơn vị có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 13/2012/QĐ-UBND ngày 23/05/2012 phê duyệt Đề án quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.869

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.139.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!