Giá Pi lên sàn là bao nhiêu? Cá nhân kinh doanh giao dịch thanh toán bằng tiền ảo có bị phạt hành chính ra sao?
Giá Pi lên sàn là bao nhiêu?
"Giá Pi lên sàn là bao nhiêu" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hiện tại Pi Network vẫn chưa được niêm yết cụ thể trên sàn giao dịch nào. Mặc khác, theo thông báo ngày 12/2/2025 từ các kênh truyền thông chính thức của Pi Network, nền tảng này sẽ bước vào giai đoạn Open Network của Mainnet vào lúc 8:00 UTC (15:00 giờ Hà Nội) ngày 20/2/2025.
Tuy nhiên, có thể tham khảo, xác định giá Pi lên sàn (giá Pi Network khi niêm yết) qua các dữ kiện sau đây:
- Dựa vào số liệu thực tế của Pi thật sự khi nhìn vào báo cáo trên Pi explorer trong Pi Browser dữ liệu onchain cho thấy. Pi Network có tổng cộng chỉ 6 tỷ Pi được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, 4.5 tỷ Pi đã bị khóa (lock-up), chỉ còn lại 1.5 tỷ Pi có thể được lưu thông.
- Theo nhận định sau 4 ngày thông báo Open Network và số lượng Pi được nạp lên sàn OKX và Bitget chưa được 40 triệu Pi. Vậy bình quân chưa đến 10 triệu Pi được đưa lên sàn mỗi ngày. Điều này cho chúng ta thấy số lượng Pi thực sự để giao dịch có thể còn thấp hơn nhiều so với 1.5 tỷ Pi.
- Do đó, nếu vào ngày 20/02, chỉ có 100 triệu Pi được nạp lên các sàn, thì nguồn cung này sẽ cực kỳ khan hiếm so với tổng số lượng Pi đã được khai thác.
- Giả sử thông tin về khoản đầu tư 15 tỷ USD là chính xác thì nhà đầu tư cần xem xét ảnh hưởng của số tiền này lên giá Pi. Thông thường, khi dòng tiền lớn đổ vào một tài sản có cung khan hiếm, giá trị của tài sản đó có thể tăng lên gấp nhiều lần do hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Ví dụ: $BTC hiện có vốn hóa từ 1.200-1.500 tỷ USD, nhưng lượng tiền mặt thực tế đổ vào thị trường này chỉ vào khoảng 300-400 tỷ USD. Điều này cho thấy, dòng vốn có thể tạo ra hiệu ứng tăng giá mạnh mẽ.
- Nếu áp dụng logic này vào Pi Network, với nguồn vốn 15 tỷ USD, giá trị thị trường của Pi hoàn toàn có thể được đẩy lên gấp 4-6 lần so với số vốn ban đầu.
Như vậy, nếu tổng lượng Pi trên sàn chỉ là 100 triệu Pi, có thể tính toán giá Pi như sau: 15,000,000,000 $/ 100,000,000 Pi = 150 $/ Pi. Và nếu dòng vốn tạo hiệu ứng đòn bẩy gấp 4-6 lần, giá trị của giá Pi lên sàn có thể đạt 600 - 900 USD/Pi
Mặc khác, có thể nhìn vào nguồn cung của đồng $XRP với tổng cung 100 tỷ như Pi và hiện đang có nguồn cung lưu hành là gần 58 tỷ XRP, nhưng giá thị trường của nó vẫn đang ở mức 2.8USD mỗi XRP. Lượng cung này gấp gần 40 lần so với lượng cung lưu hành có thể của Pi là 1.5 tỷ vậy thì giá Pi lên sàn hoàn toàn dễ dàng đạt mức giá 50-100$.
Lưu ý: Thông tin trên về Giá Pi lên sàn là bao nhiêu chỉ mang tính tham khảo.
Giá Pi lên sàn là bao nhiêu? Cá nhân kinh doanh giao dịch thanh toán bằng tiền ảo có bị phạt hành chính ra sao? (Hình từ Internet)
Cá nhân kinh doanh giao dịch thanh toán bằng tiền ảo có bị phạt hành chính ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước cũng có hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Từ những quy định trên tiền ảo Pi network không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như đã phân tích tiền ảo Pi network không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Do đó, cá nhân kinh doanh có hành vi sử dụng tiền ảo Pi để giao dịch thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cá nhân người kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người phải nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, chỉ cần cá nhân có hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài (thuế môn bài). Nhưng cũng có một số trường hợp cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài (thuế môn bài), cụ thể như sau:
+ Cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
+ Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.




