15:02 | 17/02/2025

Khối C gồm những môn nào? Học khối C có phù hợp với ngành báo chí không?

Khối C gồm những môn nào? Học khối C có phù hợp với ngành báo chí không? Điều kiện, tiêu chuẩn để được xét cấp thẻ nhà báo được quy định ra sao?

Khối C gồm những môn nào?

"Khối C gồm những môn nào" là câu hỏi được rất nhiều sỉ từ quan tâm vào mỗi kỳ thi THPT Quốc gia. Theo đó, dưới đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi "Khối C gồm những môn nào":

Với tổ hợp môn truyền thống C00 (Văn – Sử – Địa), khối C được phát triển thành các tổ hợp môn nhỏ khác. Đây là các khối của các trường thiên về khoa học xã hội và nhân văn, báo chí, sư phạm, luật, văn hóa – du lịch… Những ngành học này được nhiều thí sinh lựa chọn bởi cơ hội việc làm sau khi ra trường rất lớn.

Một số ngành khối C điển hình như sau: Tâm lý học, Khoa học quản lý, Xã hội học, Triết học, Chính trị học, Công tác xã hội, Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Báo chí, Lưu trữ học, Đông phương học, Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hán Nôm, Việt Nam học, Quan hệ công chúng, Giáo dục Tiểu học…

>> Dưới đây là chi tiết các tổ hợp môn khối C:

Tổ hợp môn khối C

Môn học

C00

Văn, Sử, Địa

C01

Ngữ văn, Toán, Vật lí

C02

Ngữ văn, Toán, Hóa học

C03

Ngữ văn, Toán, Lịch sử

C04

Ngữ văn, Toán, Địa lí

C05

Ngữ văn, Vật lí, Hóa học

C06

Ngữ văn, Vật lí, Sinh học

C07

Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử

C08

Ngữ văn, Hóa học, Sinh

C09

Ngữ văn, Vật lí, Địa lí

C10

Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử

C12

Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử

C13

Ngữ văn, Sinh học, Địa

C14

Ngữ văn, Toán, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C15

Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội

C16

Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C17

Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C19

Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C20

Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật

Lưu ý: Thông tin trên về Khối C gồm những môn nào chỉ mang tính tham khảo.

Khối C gồm những môn nào? Học khối C có phù hợp với ngành báo chí không?

Khối C gồm những môn nào? Học khối C có phù hợp với ngành báo chí không? (Hình từ Internet)

Học khối C có phù hợp với ngành báo chí không?

Báo chí là một ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích viết lách, tìm tòi và mong muốn truyền tải thông tin đến công chúng.

Theo đó, các tổ hợp môn của khối C giúp đánh giá năng lực tư duy ngôn ngữ, khả năng phân tích sự kiện lịch sử và hiểu biết về xã hội, phù hợp với những bạn có khả năng lập luận, phản biện và đam mê các vấn đề xã hội. Cụ thể

Khối C là lựa chọn phù hợp với ngành báo chí vì:

- Ngữ văn giúp sinh viên có khả năng diễn đạt tốt, viết bài logic và hấp dẫn.

- Lịch sử cung cấp nền tảng kiến thức về các sự kiện quan trọng, giúp nhà báo phân tích vấn đề một cách khách quan và sâu sắc.

- Địa lý hoặc Giáo dục kinh tế và pháp luật trang bị kiến thức về xã hội, môi trường, kinh tế và pháp luật, những yếu tố quan trọng trong hoạt động báo chí.

Do đó, học khối C hoàn toàn phù hợp với ngành báo chí, nó giúp thí sinh có thêm lựa chọn xét tuyển vào ngành Báo chí với kiến thức tổng hợp về địa lý, xã hội và pháp luật.

Lưu ý: Thông tin trên về học khối C có phù hợp với ngành báo chí không chỉ mang tính tham khảo.

Điều kiện, tiêu chuẩn để được xét cấp thẻ nhà báo được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Báo chí 2016 có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.
...

Như vậy, theo quy định trên điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo như sau:

(1) Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 Luật Báo chí 2016 được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

- Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

(2) Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Báo chí 2016 được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều 27 Luật Báo chí 2016 và phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:

- Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

- Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Phạm Văn Tiến 13
Báo chí Truyền hình Xuất bản
Lưu chiểu phim có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo vệ bản quyền và phát triển điện ảnh?
Công nghiệp điện ảnh được hiểu như thế nào? Hiện nay công nghiệp điện ảnh có những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nào?
Ngành quảng cáo phim có gì hấp dẫn và tại sao trở thành xu hướng nghề nghiệp hot?
Vai trò và tầm quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam đối với ngành báo chí hiện đại?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - Khối C
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
ngành báo chí thẻ nhà báo tổ hợp môn khối c gồm những môn nào tổ hợp môn khối c Khối C

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào