NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – BỘ CÔNG AN – BỘ TƯ PHÁP
 *****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THU HỒI VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính;
Căn cứ Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục thu hồi, xử lý tài sản cho thuê tài chính (sau đây viết gọn là tài sản cho thuê) của công ty cho thuê tài chính, thủ tục yêu cầu và việc thực hiện hoạt động hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong quá trình thu hồi và xử lý tài sản cho thuê.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam.

3. Việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

a. Việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, của tổ chức, cá nhân có liên quan và phù hợp với các quy định tại Thông tư này.

b. Việc xử lý tài sản cho thuê để thu hồi tiền thuê không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên cho thuê.

c. Việc xử lý tài sản cho thuê được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về xử lý tài sản cho thuê thì việc xử lý tài sản cho thuê được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

d. Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan Công an các cấp nơi có tài sản cho thuê (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) có trách nhiệm hỗ trợ công ty cho thuê tài chính, bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê.

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN CHO THUÊ

4. Công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi tài sản cho thuê ngay nếu bên thuê không thanh toán được số tiền thuê còn lại sau khi công ty cho thuê tài chính đã có thông báo tuyên bố chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn theo một trong các trường hợp sau:

a. Bên thuê không trả tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính;

b. Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính;

c. Bên thuê bị giải thể, phá sản;

d. Người bảo lãnh bị giải thể, phá sản và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê.

5. Bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản cho thuê ngay sau khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Thông tư này mà không cần chờ có phán quyết của Tòa án và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ tiền thuê chưa trả theo hợp đồng.

6. Thủ tục thông báo thu hồi tài sản cho thuê thực hiện như sau:

a. Trước khi tổ chức thu hồi tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính gửi văn bản yêu cầu thu hồi tài sản cho thuê (sau đây viết gọn là yêu cầu thu hồi tài sản) tới bên thuê; Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an cấp xã nơi có tài sản cho thuê. Trong trường hợp cần thiết, công ty cho thuê tài chính có thể gửi yêu cầu thu hồi tài sản tới cơ quan có thẩm quyền khác nơi có tài sản cho thuê. Yêu cầu thu hồi tài sản được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện và phải có nội dung chủ yếu sau:

- Lý do thu hồi tài sản;

- Mô tả tài sản;

- Phương thức, thời gian, địa điểm thu hồi tài sản;

b. Trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi tài sản, bên thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho thuê và các giấy tờ liên quan đến tài sản cho thuê cho công ty cho thuê tài chính.

Thời điểm được coi là đã nhận được yêu cầu thu hồi tài sản được xác định theo thỏa thuận tại hợp đồng cho thuê tài chính. Nếu không có thỏa thuận, thời điểm được coi đã nhận được yêu cầu thu hồi tài sản là ngày:

- Bên thuê nhận trực tiếp yêu cầu thu hồi tài sản từ Bên cho thuê hoặc ký xác nhận nhận thư bảo đảm; hoặc

- Bên cho thuê nhận được thư bảo đảm đã gửi đúng địa chỉ của bên thuê nhưng bưu điện trả lại vì bên thuê không nhận.

c. Trong trường hợp thu hồi tài sản cho thuê là phương tiện giao thông vận tải thì ngoài việc gửi yêu cầu thu hồi tài sản theo quy định tại điểm a khoản 6 Thông tư này, công ty cho thuê tài chính có quyền gửi yêu cầu thu hồi tài sản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký phương tiện giao thông vận tải nơi đăng ký phương tiện giao thông vận tải và cơ quan có thẩm quyền nơi tài sản cho thuê đang hoạt động để hỗ trợ việc thu hồi tài sản cho thuê.

7. Việc tổ chức thu hồi tài sản cho thuê được thực hiện như sau:

a. Sau khi kết thúc thời hạn 30 ngày quy định tại điểm b khoản 6 Thông tư này mà bên thuê vẫn không giao tài sản cho thuê và các giấy tờ liên quan đến tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính có quyền trực tiếp tiếp cận và thu hồi tài sản cho thuê hoặc ủy quyền cho bên thứ ba tiếp cận và thu hồi tài sản cho thuê.

b. Việc thu hồi tài sản cho thuê được tiến hành tại nơi có tài sản cho thuê với sự chứng kiến của bên thuê (hoặc người được bên thuê ủy quyền quản lý tài sản cho thuê) và ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp thu hồi tài sản cho thuê với sự có mặt của bên thuê nhưng đại diện cơ quan có thẩm quyền vắng mặt thì công ty cho thuê tài chính vẫn tiến hành thu hồi tài sản cho thuê nhưng phải có người chứng kiến và ghi vào biên bản thu hồi tài sản. Trong trường hợp bên thuê vắng mặt thì công ty cho thuê tài chính chỉ tiến hành thu hồi tài sản cho thuê với sự có mặt của ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền.

c. Khi tiến hành thu hồi tài sản cho thuê, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu công ty cho thuê tài chính xuất trình bản sao của một hoặc một số giấy tờ sau:

- Hợp đồng cho thuê tài chính;

- Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc văn bản cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản;

- Văn bản chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn;

- Văn bản yêu cầu bên thuê thanh toán ngay số tiền thuê còn lại theo hợp đồng.

Cơ quan có thẩm quyền không được yêu cầu công ty cho thuê tài chính cung cấp thêm giấy tờ khác ngoài những giấy tờ nêu trên.

d. Khi tiến hành thu hồi tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính đọc thông báo thu hồi tài sản cho thuê và tiến hành lập biên bản thu hồi tài sản cho thuê, trong đó ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thu hồi; địa điểm thu hồi; lý do thu hồi tài sản cho thuê; tên tài sản thu hồi; mô tả tình trạng tài sản và những tài liệu có liên quan đến tài sản thu hồi.

đ. Đại diện công ty cho thuê tài chính, bên thuê, cơ quan có thẩm quyền hoặc người chứng kiến (trong trường hợp vắng mặt cơ quan có thẩm quyền) ký vào biên bản thu hồi tài sản cho thuê. Trong trường hợp các đại diện nêu trên có mặt mà từ chối ký vào biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản thu hồi tài sản cho thuê và nêu rõ lý do.

e. Biên bản thu hồi tài sản cho thuê và thông báo thu hồi tài sản cho thuê được giao cho đại diện công ty cho thuê tài chính, bên thuê, cơ quan có thẩm quyền có mặt khi thu hồi tài sản cho thuê mỗi bên giữ một bản.

g. Sau khi đọc thông báo thu hồi tài sản cho thuê và lập biên bản thu hồi tài sản cho thuê theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản này, công ty cho thuê tài chính thực hiện việc dịch chuyển tài sản cho thuê. Bên thuê có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho công ty cho thuê tài chính và ký xác nhận vào biên bản thu hồi tài sản. Nếu bên thuê vắng mặt thì công ty cho thuê tài chính vẫn thực hiện việc dịch chuyển tài sản cho thuê nhưng phải có sự chứng kiến và ký xác nhận của ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền vào biên bản thu hồi tài sản cho thuê.

Trường hợp tài sản cho thuê không thể dịch chuyển được do gắn liền với bất động sản, thì thời điểm thu hồi xong tài sản được tính là thời điểm các bên tham gia thu hồi tài sản thực hiện các biện pháp ngừng vận hành, niêm phong tài sản và lập biên bản niêm phong tài sản. Trong trường hợp này, biên bản niêm phong tài sản là một phần không thể tách rời của biên bản thu hồi tài sản.

h. Trường hợp bên thứ ba là người được bên thuê ủy quyền quản lý tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính thông báo cho bên thuê và bên thứ ba về việc thu hồi tài sản theo thủ tục quy định tại Thông tư này. Bên thuê có trách nhiệm phối hợp với công ty cho thuê tài chính yêu cầu bên thứ ba giao tài sản cho thuê và các giấy tờ liên quan đến tài sản cho thuê cho công ty cho thuê tài chính. Trường hợp bên thuê, bên thứ ba vắng mặt hoặc không phối hợp với công ty cho thuê tài chính trong việc thu hồi tài sản thì công ty cho thuê tài chính vẫn tiến hành thu hồi tài sản cho thuê nhưng phải có mặt của ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền và ký vào biên bản thu hồi tài sản cho thuê.

Trường hợp bên thứ ba giữ tài sản cho thuê là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì công ty cho thuê tài chính có quyền yêu cầu bên thứ ba trả lại tài sản cho thuê theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong trường hợp này, công ty cho thuê tài chính thực hiện thủ tục thu hồi tài sản cho thuê theo quy định tại điểm h khoản này.

i. Nếu tài sản cho thuê là vật chứng của vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì việc xử lý tài sản cho thuê được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

k. Trường hợp sau khi thông báo về việc thu hồi tài sản cho thuê theo quy định tại Thông tư này mà phát hiện tài sản cho thuê đang ở ngoài địa phương nơi bên thuê cư trú hoặc nơi đặt trụ sở chính của bên thuê thì công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản cho thuê với sự chứng kiến của ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền nơi đang có tài sản.

l. Trong quá trình tiến hành thu hồi tài sản cho thuê, nếu bên thuê, bên thứ ba đang giữ tài sản hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi đe dọa, chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm chiếm giữ, lấy lại tài sản, hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân viên công ty cho thuê tài chính và những thành viên tham gia quá trình thu hồi tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nơi tiến hành thu giữ tài sản cho thuê, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho công ty cho thuê tài chính thực hiện quyền thu giữ tài sản cho thuê.

m. Công ty cho thuê tài chính chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của việc thu hồi tài sản cho thuê. Cơ quan. Cơ quan có thẩm quyền không chịu trách nhiệm trong trường hợp việc thu hồi tài sản cho thuê không có căn cứ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

8. Bên thuê hoặc bên thứ ba giữ tài sản cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản cho thuê; trong trường hợp không giao tài sản cho thuê để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản cho thuê mà gây thiệt hại cho bên cho thuê thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

9. Công ty cho thuê tài chính có trách nhiệm nộp đơn yêu cầu xóa đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính tại Trung tâm Đăng ký giao dịch; tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

10. Hình thức xử lý tài sản cho thuê

a. Sau khi thu hồi tài sản cho thuê, trong thời gian tối đa 60 ngày, công ty cho thuê tài chính phải xử lý xong tài sản cho thuê theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không xử lý được tài sản theo thỏa thuận thì công ty cho thuê tài chính được xử lý tài sản cho thuê theo một trong các hình thức sau:

- Bán tài sản cho thuê;

- Cho bên thuê khác thuê tiếp;

- Công ty cho thuê tài chính trực tiếp sử dụng tài sản cho thuê;

- Tái xuất tài sản cho thuê;

- Các hình thức khác không trái quy định của pháp luật.

b. Trong thời gian công ty cho thuê tài chính xử lý tài sản cho thuê, nếu bên thuê hoàn trả được toàn bộ số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình xử lý tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê cho bên thuê như trường hợp đã hoàn thành hợp đồng thuê, trừ trường hợp trong hợp đồng thuê các bên có thỏa thuận khác.

11. Việc định giá tài sản khi xử lý tài sản cho thuê được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a. Tài sản cho thuê phải được định giá trước khi xử lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

b. Tài sản cho thuê được định giá theo thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về giá thì công ty cho thuê tài chính sẽ thuê cơ quan, tổ chức có thẩm quyền định giá theo quy định của pháp luật hiện hành.

c. Việc định giá tài sản theo thỏa thuận của các bên được dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.

d. Đối với tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì công ty cho thuê tài chính được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục quy định tại điểm a và điểm b khoản này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

12. Phương thức và trình tự bán tài sản cho thuê được thực hiện như sau:

a. Công ty cho thuê tài chính được bán tài sản cho thuê theo các phương thức sau:

- Trực tiếp bán tài sản cho thuê cho người mua đối với tài sản cho thuê có thể xác định giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường và không buộc phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

- Bán tài sản cho thuê qua tổ chức bán đấu giá theo ủy quyền của công ty cho thuê tài chính.

b. Khi trực tiếp bán tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính và bên mua tài sản thỏa thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng. Hợp đồng mua bán tài sản cho thuê giữa công ty cho thuê tài chính và bên mua tài sản được lập thành văn bản. Nội dung hợp đồng mua bán được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng.

c. Khi bán đấu giá tài sản, công ty cho thuê tài chính ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

13. Cho bên thuê khác thuê tiếp tài sản thu hồi: Tùy thuộc vào thời gian khấu hao còn lại của tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính được lựa chọn một trong hai phương thức cho thuê tiếp tài sản sau đây:

a. Cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài chính thực hiện cho thuê tài chính đối với khách hàng thuê theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính.

b. Cho thuê vận hành: Công ty cho thuê tài chính thực hiện cho thuê vận hành đối với khách hàng thuê theo quy định của pháp luật về cho thuê vận hành.

14. Công ty cho thuê tài chính trực tiếp sử dụng tài sản cho thuê theo quy định sau đây:

a. Công ty cho thuê tài chính được quyền sử dụng tài sản cho thuê đã thu hồi để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

b. Trường hợp sử dụng tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giới hạn đầu tư, mua sắm tài sản cố định và nguồn tiền mua tài sản.

15. Việc tái xuất tài sản cho thuê được thực hiện như sau:

a. Công ty cho thuê tài chính được tái xuất tài sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê là tài sản nhập khẩu của nước ngoài và được bên nước ngoài chấp thuận mua tài sản cho thuê thu hồi được từ bên thuê.

b. Công ty cho thuê tài chính và bên mua tài sản ở nước ngoài thỏa thuận giá mua tài sản và ký hợp đồng về xuất khẩu tài sản theo quy định của pháp luật.

16. Việc xử lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê được thực hiện như sau:

a. Công ty cho thuê tài chính có quyền quản lý toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê, bao gồm: tiền thu được từ việc bán tài sản cho thuê, tiền thu được từ hoạt động cho thuê tiếp, tiền thu được từ hoạt động chuyển nhượng, chuyển dịch tài sản cho thuê, tiền thu được từ việc tái xuất tài sản cho thuê và tiền thu được từ hoạt động xử lý tài sản cho thuê khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp tài sản cho thuê được bán đấu giá thì số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản cho thuê được chuyển cho công ty cho thuê tài chính sau khi trừ các chi phí bán đấu giá.

b. Sau khi trừ chi phí bảo quản, sửa chữa và các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thu hồi, xử lý tài sản cho thuê, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê được dùng để thanh toán khoản tiền còn thiếu của bên thuê theo thứ tự: tiền gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn. Nếu số tiền thu được không đủ thanh toán, bên thuê, bên bảo lãnh (nếu có) có trách nhiệm thanh toán số tiền còn thiếu đó cho công ty cho thuê tài chính.

c. Trường hợp bên thuê đã hoàn trả một phần số tiền thuê phải trả và công ty cho thuê tài chính đã xử lý xong tài sản cho thuê, nếu số tiền thu được vượt quá số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính phải hoàn trả cho bên thuê số tiền vượt.

III. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

17. Việc hạch toán kế toán trong quá trình thu hồi và xử lý tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

18. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty cho thuê tài chính; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

19. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

 

KT. THỐNG ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
THƯỢNG TƯỚNG




Nguyễn Khánh Toàn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG





Đinh Trung Tụng

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để b/c);

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);

- Công báo;

- Các công ty cho thuê tài chính;

- Lưu: NHNN, BCA, BTP.

THE STATE BANK OF VIETNAM - THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY - THE MINISTRY OF JUSTICE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP

Hanoi, December 10, 2007

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE RECOVERY AND DISPOSAL OF FINANCIALLY LEASED ASSETS BY FINANCIAL LEASING COMPANIES

Pursuant to the Governments Decree No. 52/2003/ND CP of May 19, 2003, defining the Junctions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Governments Decree No. 136/2003/ND-CP of November 14, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;
Pursuant to the Governments Decree No. 62/2003/ND-CP of June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Governments Decree No. 16/2001/ND-CP of May 2, 2001, on the organization and operation of financial leasing companies;
Pursuant to the Governments Decree No. 65/2005/ND-CP of May 19, 2005, amending and supplementing a number of articles of the Governments Decree No. 16/2001/ND-CP of May 2, 2001, on the organization and operation of financial leasing companies;
The State Bank of Vietnam, the Ministry of Public Security and the Ministry of Justice jointly guide the recovery and disposal of financially leased assets by financial leasing companies as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of regulation

This Circular guides the order of and procedures for the recovery and disposal of financially leased assets (below referred to as leased assets) by financial leasing companies, the procedures for request for, and provision of, support of state agencies in the process of recovering and disposing of leased assets.

2. Subjects of application

This Circular applies to financial leasing companies set up and operating under the Law on Credit Institutions, state agencies, Vietnamese organizations and individuals, and foreign organizations and individuals engaged in financial leasing in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Leased assets must be recovered and disposed of in an objective, public and transparent manner, ensuring lawful rights and interests of involved parties and concerned organizations and individuals, and in conformity with the provisions of this Circular.

b/ The disposal of leased assets for collection of rents does not constitute an asset trading activity of lessors.

c/ Leased assets shall be disposed of according to agreements between involved parties. If the involved parties has reached no agreement on the disposal of leased assets, leased assets shall be disposed of under the provisions of this Circular and relevant provisions of law.

d/ Peoples Committees and police offices in localities where exist leased assets (below collectively referred to as competent agencies) shall assist financial leasing companies in order to ensure security and order in the process of recovering leased assets.

II. SPECIFIC PROVISIONS ON THE ORDER OF AND PROCEDURES FOR THE RECOVERY AND DISPOSAL OF LEASED ASSETS

4. A financial leasing company may immediately recover a leased asset if the lessee fails to pay the remaining rent money after the financial leasing company has made a notice of ahead-of-schedule termination of the lease contract in one of the following cases:

a/ The lessee fails to pay rent money as agreed upon in the financial leasing contract;

b/ The lessee breaches terms of the financial leasing contract;

c/ The lessee dissolves or falls bankrupt;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The lessor may recover leased assets under the conditions defined in Clause 4 of this Circular without having to obtain a court judgment and request the lessee to immediately pay the contractual rent amounts not yet paid.

6. Procedures for notification of the recovery of leased assets:

a/ Before organizing the recovery of leased assets, the financial leasing company shall send a written request for recovery of leased assets (referred to as asset recovery request) to the lessee, the Peoples Committee and the police office of the commune where exist the leased assets. In case of necessity, the financial leasing company may send the asset recovery request to other competent agencies of the locality where exist leased assets. The asset recover, request may be forwarded directly or sent as registered mail and must have the following contents:

- The reason for recovery of the asset.

- Description of the asset;

- Methods, time and place of asset recovery

b/ Within 30 (thirty) days after receiving an asset recovery request, the lessee shall hand over the leased asset and related papers to the financial leasing company.

- The time of receipt of the asset recovery request is agreed upon in the financial leasing contract. If there is no such agreement, the time of receipt of the asset recovery request is the date when.

- The lessee receives the asset recovery request directly from the lessor or signs and certifies the receipt of the registered mail; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ In case of recovery of leased assets which are means of transport, apart from sending an asset recovery request as prescribed at Point a, Clause 6, of this Circular, the financial leasing company may send it to the state agency in charge of registration of means of transport with which the leased assets have been registered and competent agencies in localities where the leased assets are operating for coordination in the recovery of leased assets.

7. The recovery of leased assets is organized as follows:

a/ Past the time limit of 30 days prescribed at Point b, Clause 6, of this Article, if the lessee still fails to hand over leased assets and related papers, the financial leasing company may directly recover or authorize a third party to recover leased assets.

b/ The recovery of leased assets shall be conducted at the place where exist leased assets in the presence of the lessee (or the person authorized by the lessee to manage leased assets) and at least a representative of a competent agency.

If the lessee is present at but representatives of competent agencies are absent from the recovery of a leased asset, the financial leasing company may still conduct the recovery but in the presence of a witness and shall record it in writing. If the lessee is absent, the financial leasing company may only recover the leased asset in the presence of a representative of a competent agency.

c/ When recovering a leased asset, competent agencies may request the financial leasing company to produce copies of one or several of the following papers:

- The financial leasing contract;

- The certificate of security transaction registration or the document supplying information on the financial leasing contract, issued by the Transaction and Asset Registration Center;

- The document on the ahead-of-schedule termination of the lease contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Competent agencies may not request the financial leasing company to supply papers other than those prescribed above.

d/ When recovering a leased asset, the financial leasing companys representative shall read aloud the notice of recovery of the leased asset and make a written record of the recovery of the leased asset, stating the time and date of the recovery; place of recovery; reason for recovery; name of the recovered asset; description of the state of the asset and documents related to the recovered asset.

dd/ Representatives of the financial leasing company, the lessee and competent agencies or the witness (in case of absence of representatives of competent agencies) shall sign the written record of the recovery of the leased asset. In case the above representatives are present but refuse to sign the written record, such refusal and its reason must be indicated in the written record of the recovery of the leased asset.

e/ The written record and the notice of the recovery of the leased asset shall be handed to representatives of the financial leasing company, the lessee and competent agencies, one copy each party.

g/ After reading the notice of recovery of the leased asset and making the written record of recovery of the leased asset as prescribed at Points d and e of this Clause, the financial leasing company will take the leased asset. The lessee is obliged to hand over the leased asset to the financial leasing company and sign the written record of the recovery of the leased asset. If the lessee is absent, the financial leasing company will still take the leased asset in the presence of at least a representative of a competent agency who will sign the written record of the recovery of the leased asset.

In case the leased asset cannot be taken as it is attached to an immovable, the time of completion of its recovery is the time the parties engaged in the recovery of the asset apply measures to suspend the operation of and seal the asset and make a written record of the sealing. In this case, the written record of asset scaling constitutes an integral part of the asset recovery written record.

h/ In case the lessee has authorized a third party to manage the leased asset, the financial leasing company shall notify the asset recovery to the lessee and the third party according to the procedures specified in this Circular. The lessee shall cooperate with the financial leasing company in order to request the third party to hand over the leased asset and related papers to the financial leasing company. If the lessee or the third party is absent or fails to cooperate with the financial leasing company in recovering the leased asset, the financial leasing company may still conduct the recovery in the presence of at least a representative of a competent agency who will sign the written record of the recovery of the asset.

In case the third party that keeps the leased asset is an unlawful possessor, the financial leasing company may request the third party to return the asset in accordance with Article 256 of the 2005 Civil Code. In this case, the financial leasing company shall carry out the procedures for recovery of leased assets in accordance with Point h of this Clause.

i/ If the leased asset is an exhibit of a case which is under investigation or involved in a prosecution or trial, the disposal thereof complies with Article 76 of the 2003 Criminal Procedure Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



l/ In the process of recovering a leased asset, if the lessee, the third party keeping the asset or any individual or organization commits acts of threatening, resisting or obstructing, disrupting security or causing disorder or committing other illegal acts in order to appropriate or take back the asset, or infringing upon life, health or properties of the financial leasing companys employees or other persons engaged in the recovery of leased assets, the financial leasing company may request competent agencies in the locality where the recovery of leased assets is conducted to apply, within the scope of their functions, tasks and powers, coercive measures prescribed by law to maintain security and order for the financial leasing company to exercise its right to recover the leased asset.

m/ The financial leasing company shall take responsibility for the legality of the recovery of leased assets. Competent agencies shall take no liability for the unavailability of legal grounds for the recovery of leased assets as prescribed by law.

8. The lessee or the third party keeping leased assets shall pay all reasonable and necessary expenses for the recovery of leased assets; in case of failure to hand over the leased assets for disposal or committing acts of obstructing the lawful recovery of the leased assets, causing damage to the lessor, he/she/it shall pay compensation in accordance with law.

9. The financial leasing company shall submit an application for deletion of the registration of the financial leasing contract to the Transaction and Asset Registration Center under the Justice Ministrys National Security Transaction Registry in accordance with law on registration of security transactions.

10. Forms of disposal of leased assets

a/ Within 60 days after recovering a leased asset, the financial leasing company shall complete the disposal thereof as agreed in writing by involved parties. If there is no such agreement or the asset cannot be disposed of as agreed upon, the financial leasing company may handle the leased asset in one of the following forms:

- Selling the leased asset;

- Leasing the asset to another lessee;

- Directly using the leased asset;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other forms which are not contrary to law.

b/ While the financial leasing company is disposing of leased asset, if the lessee manages to pay the whole contractual rent money and reasonable expenses arising in the process of disposing of the leased asset, the financial leasing company shall transfer the ownership of the leased asset to the lessee as in the case of completion of the lease contract, unless otherwise agreed by the parties in the lease contract.

11. While disposing of leased assets, the prices of these assets shall be determined on the following principles:

a/ The prices of leased assets must be determined prior to their disposal, unless otherwise agreed by the parties.

b/ The prices of leased assets must be determined as agreed upon between the lessor and the lessee. In case the parties cannot reach an agreement on the prices, the financial leasing company shall hire a price appraisal agency or organization in accordance with current law.

c/ The parties shall determine the prices of leased assets based on market prices at the time of price determination. For assets which have their prices uniformly managed by the State, their prices shall be based on those prescribed by the State.

d/ For leased assets which are machinery, equipment, means of transport and other movables with specific prices on the market, the financial leasing company may sell these assets at market prices without having to carry out the procedures prescribed at Points a and b of this Clause, unless otherwise agreed by the parties.

12. Modes and order of selling leased assets:

a/ The financial leasing company may sell leased assets by the following modes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Authorizing an auction organization to sell leased assets.

b/ In ease of directly selling leased assets, the financial leasing company and the purchaser shall reach agreement on terms of the contract. The contract on the purchase of a leased asset between the financial leasing company and the purchaser shall be made in writing. The details of the contract must comply with legal provisions on contracts.

c/ In case of auction of the assets, the financial leasing company shall sign a contract on authorization of the asset auction with auction organization in accordance with legal provisions on auction.

13. In case of subsequently leasing a leased asset to another lessee: Depending on the remaining
depreciation period of the leased asset, the financial leasing company may apply cither of the following
two modes of asset lease:

a/ Financial lease: The financial leasing company shall apply the mode of financial lease to the lessee in accordance with law on financial lease.

b/ Operating lease: The financial leasing company shall apply the mode of operating lease to the lessee in accordance with law on operating lease.

14. The financial leasing company may directly use leased asset according to the following provisions:

a/ The financial leasing company may use recovered leased assets for its business activities.

b/ In case of using a leased asset, the financial leasing company shall abide by the provisions of law on limits on investment in and procurement of fixed assets and capital sources for asset purchase.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The financial leasing company may re-export leased assets in case the leased assets are imported from foreign countries and the foreign party agrees to purchase leased assets recovered from the lessee.

b/ The financial leasing company and the foreign purchaser shall agree upon the purchase price of the assets and sign a contract on export of the assets in accordance with law.

16. Money amounts collected from the disposal of leased assets are disposed of as follows:

a/ The financial leasing company may manage the whole money amount collected from the disposal of leased assets, including amounts collected from the sale of leased assets, subsequent lease, the transfer of leased assets, re-export of leased assets, and disposal of leased assets, unless otherwise agreed by the parties. In case the leased assets are auctioned, money amounts collected from the auction of leased assets shall be transferred to the financial leasing company after auction expenses are subtracted.

b/ After subtracting preservation and repair expenses and reasonable expenses arising in the process of recovering and disposing of leased assets, the amount collected from the disposal of leased assets shall be used to pay the amounts still owed by the lessee in the following order: principal, due interests, overdue interests. If the collected amount is not enough to make these payments, the guarantor (if any) shall pay the deficit amount to the financial leasing company.

c/ In case the lessee has partially paid the payable rent money and the financial leasing company has completed the disposal of leased assets, if the collected amount exceeds the payable contractual rent money plus reasonable expenses arising in the process of recovering leased assets, the financial leasing company shall return the excessive amount to the lessee.

III. FINANCIAL ACCOUNTING

17. Financial accounting work in the process of recovering and disposing of leased assets by financial leasing companies complies with current regulations of the State Bank of Vietnam.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19. This Circular takes effect 15 day after its publication in CONG BAO. Any amendments and supplements to this Circular shall be decided by the Governor of the State Bank of Vietnam, the Minister of Public Security and the Minister of Justice.

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR





Dang Thanh Binh

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER
LIEUTENANT GENERAL




Nguyen Khanh Toan

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
VICE MINISTER





Dinh Trung Tung

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint Circular No. 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP of December 10, 2007, guiding the recovery and disposal of financially leased assets by financial leasing companies.
Official number: 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP Legislation Type: Joint circular
Organization: The Ministry of Public Security, The Ministry of Justice, The State Bank Signer: Dang Thanh Binh, Nguyen Khanh Toan, Dinh Trung Tung
Issued Date: 10/12/2007 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint Circular No. 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP of December 10, 2007, guiding the recovery and disposal of financially leased assets by financial leasing companies.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status