CHÍNH PH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/NQ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2025

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2025

CHÍNH PHỦ

Căn cLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 158/2024/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp. Chính phủ tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là về thể chế, trong đó chú trọng hoàn thiện, bảo đảm sự đồng bộ và nâng cao chất lượng pháp luật, bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cải cách môi trường kinh doanh. Các động lực tăng trưởng truyền thống tiếp tục được duy trì và củng cố; đầu tư công tiếp tục giữ vai trò quan trọng, dẫn dắt và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Các động lực tăng trưởng mới (như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo,...) được khuyến khích phát triển. Đặc biệt, một số giải pháp được tăng cường như: Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật[1] (nay là Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật[2]); phát huy hiệu quả vai trò các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, các đoàn công tác của Thành viên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách và thực thi, nhất là đối với các dự án đầu tư.

Với những nỗ lực nêu trên, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2024 cơ bản hoàn thành, đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao kết quả đạt được và nâng hạng năng lực cạnh tranh của nước ta trong năm 2024. Cụ thể là: Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB) với triển vọng “Ổn định”; Moody’s xếp hạng ở mức Ba2, triển vọng “Ổn định”; S&P xếp hạng ở mức BB+, triển vọng “Ổn định”. Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử xếp thứ 71, tăng 15 bậc so với xếp hạng trước đó (năm 2022); vượt mục tiêu Chính phủ đề ra[3]. So với năm 2023, chỉ số Tự do kinh tế[4] cải thiện 13 bậc, lên thứ hạng 59; Đổi mới sáng tạo toàn cầu[5] tăng 2 bậc, lên vị trí 44, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới[6]; Phát triển bền vững[7] tăng 1 bậc, hiện xếp thứ 54. Ngoài ra, Việt Nam là một trong 46 quốc gia được xếp vào Nhóm 1[8] về chỉ số An toàn thông tin mạng[9] năm 2024.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang tiếp diễn ở nhiều nơi; tình trạng giá cước tàu biển tăng cao cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ở trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh chưa có nhiều đột phá; một số rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh chưa kịp thời được tháo gỡ; công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chậm chuyển biến; thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh mặc dù được quan tâm cắt giảm, đơn giản hóa nhưng còn rườm rà, phức tạp; dịch vụ công trực tuyến đã được cải thiện, nhưng chưa thật sự thuận lợi, thông suốt, tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số hoá còn thấp.... Đây là các vấn đề cần chú trọng triển khai cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới.

Dự báo năm 2025, các thuận lợi, khó khăn vẫn tiếp tục đan xen. Trong bối cảnh đó, cải cách môi trường kinh doanh vẫn là yêu cầu cấp thiết để củng cố niềm tin, tạo thêm động lực cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương. Vì thế, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; nỗ lực thực chất để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế pháp lý và thực thi cho doanh nghiệp.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo quy định của Hiến pháp 2013. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, chi phí thấp để khơi thông nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, nhất là đầu tư tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư; đồng thời khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới, phù hợp và thích ứng linh hoạt với xu thế phát triển.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật; trong đó tập trung vào tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Sửa đổi đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính đơn giản, giảm gánh nặng tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, xoá bỏ cơ chế “xin - cho”. Quy trình lấy ý kiến cần thực chất; tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và tổ chức đối thoại công khai. Nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm đúng thời hạn và không đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; thực hiện phân cấp hơn nữa cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm; phân công phải 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”.

4. Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực thi nghiêm cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, nhất là công tác kiểm tra chất lượng, theo hướng chuyển sang hậu kiểm, áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa.

5. Đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả. Tinh thần là cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo hướng giảm chi phí tuân thủ, bảo đảm an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt; thực hiện phân cấp, phân quyền; thúc đẩy tinh thần kinh doanh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo; đồng thời củng cố niềm tin, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; qua đó nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tập trung hoàn thành các mục tiêu đã đề ra đến năm 2025 tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Trong đó có điều chỉnh, cập nhật một số mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn triển khai và sự điều chỉnh về khung đánh giá của quốc tế. Cụ thể là:

- Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

- Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 1 bậc.

- Phát triển Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 2 bậc (trong kỳ xếp hạng tới).

- Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 3 bậc.

- Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc.

- Năng lực phát triển du lịch tăng ít nhất 4 bậc (trong kỳ xếp hạng tới).

- An toàn thông tin mạng duy trì trong nhóm các quốc gia Bậc 1.

b) Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2025 tăng ít nhất 10% so với năm 2024; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2025 tăng dưới 10% so với năm 2024.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

1. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số quốc tế (đã được nêu tại Phụ lục I của Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024).

2. Thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại mục IV và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 và Nghị quyết này để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025. Trong đó chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm sau đây:

a) Tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư.

b) Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

c) Tháo gỡ các điểm nghẽn, xây dựng giải pháp đột phá về thể chế, cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút, chuyển giao, làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến.

d) Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

đ) Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Công bố, công khai kịp thời các thủ tục hành chính, bao gồm các thủ tục hành chính nội bộ. Tăng trách nhiệm giải trình, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

e) Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

g) Rà soát, giảm số lượng các hoạt động thanh tra doanh nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này.

b) Trước ngày 20 tháng 01 năm 2025, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản phân công triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh của bộ, ngành và địa phương.

d) Tổ chức các hoạt động truyền thông về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

đ) Coi trọng và thường xuyên chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, người dân để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách; bảo đảm đối thoại thực chất, giải quyết ngay được những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đổi mới việc tiếp nhận thông tin và phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư để phòng ngừa các tranh chấp về thương mại và đầu tư.

e) Trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 năm 2025, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết giữa năm và 01 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và cuối năm.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết này.

b) Chủ trì theo dõi báo cáo Mức độ sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh (B-READY) của Ngân hàng Thế giới (WB) và làm cơ quan đầu mối cung cấp thông tin cho WB; phổ biến phương pháp xây dựng Báo cáo B-READY đến các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.

c) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan đầu mối theo dõi các bộ chỉ số quốc tế, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần được giao tại Nghị quyết và các bộ, cơ quan liên quan để nắm bắt tình hình và kết quả cải thiện các chỉ số; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc; công khai kết quả theo dõi, đánh giá.

3. Văn phòng Chính ph

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.

b) Theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc.

4. Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) giúp Thủ tướng Chính phủ

a) Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách.

b) Chỉ đạo xử lý các báo cáo, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc, khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

c) Định kỳ hoặc đột xuất làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và cộng đồng doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức liên quan để lắng nghe, nhận diện các khó khăn, vướng mắc và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ.

d) Cơ quan thường trực Tổ công tác chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.

5. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tăng cường phát huy vai trò tư vấn, đề xuất các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

6. Các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập, thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra, công bố các chỉ số về cảm nhận của doanh nghiệp đối với các vấn đề, lĩnh vực môi trường kinh doanh; lồng ghép với đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết.

7. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí chủ động hỗ trợ các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức truyền thông, quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp và đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường sự theo dõi, giám sát của các cơ quan truyền thông, báo chí về kết quả thực hiện Nghị quyết./.

 


Nơi nh
ận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Các ngân hàng: Chính sách xã hội, Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Viện Nghiên cứu QLKTTW, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KSTT (2)

TM. CHÍNH PH
THỦ TƯỚNG




Ph
ạm Minh Chính

 

PHỤ LỤC I

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
(Kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ)

1. Tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư.

a) Các bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền thì tập hợp vấn đề kèm theo các giải pháp tương ứng (nếu có) để kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời gửi kiến nghị tới các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ gồm: (i) Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương[10] (sau đây gọi là Tổ công tác đặc biệt); (ii) các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công[11] (sau đây gọi là Tổ công tác về đầu tư công); và (iii) Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính[12].

b) Tổ công tác đặc biệt và Tổ công tác về đầu tư công kịp thời nhận diện vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư; ban hành ngay các văn bản hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn hoặc đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng của các cấp có thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết vướng mắc, khó khăn.

c) Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tăng cường đôn đốc và chỉ đạo các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ, sửa đổi quy định pháp luật gây khó khăn, bất cập cho doanh nghiệp.

d) Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật; kịp thời tổng hợp nội dung báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật để đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, ban hành văn bản phù hợp, hiệu quả để xử lý ngay các bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển.

2. Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Các bộ, cơ quan Trung ương:

- Chủ động nghiên cứu, rà soát ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý; kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Trường hợp cần thiết đề xuất bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có báo cáo đánh giá tác động toàn diện.

- Chủ động rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo hướng: (i) Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, khó dự đoán, và không dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng; (ii) Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; và (iii) Rà soát các loại chứng chỉ và kiến nghị bãi bỏ chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ có sự trùng lặp về nội dung để tránh lãng phí chi phí của xã hội.

- Thực hiện cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin liên quan khác để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình tra cứu, khai thác các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Tháo gỡ các điểm nghẽn, xây dựng giải pháp đột phá về thể chế, cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút, chuyển giao, làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến.

a) Các bộ, cơ quan Trung ương trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công:

- Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản để phục vụ hoạt động phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong đó, chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm: (i) Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao công nghệ; và (ii) Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, trình Chính phủ trong tháng 02 năm 2025; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công nghệ cao, trình Chính phủ trong tháng 12 năm 2025, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến.

- Xây dựng, công bố Danh mục công nghệ chiến lược, hoàn thành trong tháng 12 năm 2025.

- Xây dựng quy định về Cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua bí mật công nghệ, học hỏi, giải mà các công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, tháng 5 năm 2025.

d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Chính phủ để Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, tháng 5 năm 2025. Trong đó, quy định cụ thể nguyên tắc và đối tượng áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực.

4. Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

a) Các bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) Áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; phân biệt những vi phạm nhỏ mang tính hành chính, không ảnh hưởng đến giá trị và chất lượng của hàng hóa; (ii) Đơn giản hóa hồ sơ, quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính; và (iii) Bám sát các yêu cầu cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Nhân rộng kinh nghiệm, chính sách tốt đã được chứng minh hiệu quả về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như các nguyên tắc quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành sau khi hàng hóa được thông quan và lưu thông trên thị trường. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hàng hoá sau thông quan dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; giảm thiểu kiểm tra đối với những doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt và không có lịch sử vi phạm quy định pháp luật.

- Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, thực chất thủ tục hành chính điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống thông tin dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan.

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu tập trung để thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành thống nhất trên phạm vi cả nước.

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giải pháp kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh; quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi các chính sách liên quan khi bãi bỏ quy định làm thủ tục hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ[13] để đảm bảo phát triển bền vững chuỗi cung ứng của doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các nội dung tại điểm a mục 3 Phụ lục I Nghị quyết này.

c) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo hướng áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với sản phẩm thực phẩm, nhất là các sản phẩm ít nguy cơ. Áp dụng và triển khai mạnh mẽ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với đăng ký, công bố thực phẩm. Miễn giảm yêu cầu về kiểm nghiệm thông qua việc chấp nhận các phiếu kiểm nghiệm mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Đối với sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, sử dụng sai mục đích, chứa chất cấm... cần ban hành quy định cụ thể, minh bạch và thực hiện kiểm soát chặt chẽ.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:

- Nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng: (i) đổi mới việc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa Nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng áp dụng quản lý rủi ro; (ii) ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; (iii) phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; và (iv) tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý.

- Nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng quy định việc thông báo công bố tiêu chuẩn cơ sở và các sửa đổi về tiêu chuẩn cơ sở phải được thực hiện công khai, minh bạch, thuận tiện; không áp dụng việc thông báo cho hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã công bố với cơ quan quản lý chuyên ngành.

đ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Luật Quảng cáo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; Luật quy định các vấn đề chung, giao Chính phủ quy định, hướng dẫn chi tiết nội dung quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm đảm bảo tính chủ động và linh hoạt trong quản lý nhà nước.

5. Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

a) Các bộ, ngành, địa phương:

- Tập trung xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, phân cấp giải quyết thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng một văn bản sửa nhiều văn bản.

- Tăng cường kiểm soát quy định thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chú trọng việc tham vấn đối tượng chịu tác động; bảo đảm chỉ ban hành các quy định đúng thẩm quyền, cần thiết, hợp lý, thực hiện trên môi trường điện tử và chi phí tuân thủ thấp nhất. Trong đó, phát huy vai trò của Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thẩm định và của Văn phòng Chính phủ trong việc thẩm tra thủ tục hành chính, quy định kinh doanh tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa và kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

- Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và ưu tiên xây dựng, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông cung cấp ở mức độ toàn trình.

- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ từ trung ương tới địa phương phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số hiện nay, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

b) 05 tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh) khẩn trương triển khai có hiệu quả việc thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

c) Văn phòng Chính phủ chủ trì thực hiện các giải pháp sau:

- Hướng dẫn, đôn đốc 05 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính theo đúng Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính; tổ chức sơ kết trong năm 2026 và đề xuất nhân rộng toàn quốc.

- Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên thông; hỗ trợ kiểm soát quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thành trong tháng 11/2025.

6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

a) Các bộ, ngành, địa phương:

- Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính,...

- Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Triển khai sâu rộng các hoạt động cung cấp thông tin, kết nối, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, chú trọng tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại đến các thị trường xuất khẩu, trong đó ưu tiên gắn kết cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước với cơ quan thương vụ các nước. Đồng thời, hỗ trợ hàng hóa trong nước tiếp cận mạng lưới hệ thống bán lẻ tại nước ngoài.

- Kịp thời cập nhật, tuyên truyền, phổ biến về các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nắm bắt, ứng phó kịp thời với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Chủ động xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành hàng; thị trường; quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu của các nước và các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế khác. Thực hiện hỗ trợ miễn phí các thông tin này cho doanh nghiệp.

c) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Tuyên truyền và nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực,... tương ứng với các nhiệm vụ được giao trong các văn bản pháp luật có liên quan.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng các mô hình chuyển đổi xanh, kinh doanh bền vững.

7. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát kế hoạch thanh tra và điều chỉnh trong trường hợp thấy cần thiết để bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm toán nhà nước; không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

 

PHỤ LỤC II

CHỈ TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DỊCH VỤ CÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ)

STT

Chỉ tiêu

Đơn v

Chỉ tiêu năm 2025

Cơ quan thực hiện

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

1

Tỷ lệ cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử.

%

100

Bộ, ngành, địa phương

Văn phòng Chính ph

2

Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa.

%

Tối thiểu 50

Bộ, ngành, địa phương

Văn phòng Chính ph

3

Tỷ lệ xử lý phản ánh, kiến nghị đúng hạn.

%

100

Bộ, ngành, địa phương

Văn phòng Chính ph

4

Mức độ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

%

Tối thiểu 90

Bộ, ngành, địa phương

Văn phòng Chính ph

 



[1] Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024.

[2] Quyết định số 1512/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2024.

[3] Tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc - UN) tăng ít nhất 5 bậc.

[4] Theo xếp hạng chỉ số Tự do kinh tế (IEF) năm 2024 của Quỹ di sản và Tạp chí phố Wall.

[5] Theo xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Trong 14 năm liên tiếp, kết quả chỉ số này của Việt Nam được đánh giá cao hơn so với mức độ phát triển.

[6] Gồm các chỉ số: (1) Tỉ lệ nhập khẩu công nghệ cao; (2) Tỉ lệ xuất khẩu công nghệ cao; và (3) Tỉ lệ xuất khẩu hàng hoá sáng tạo. Ba chỉ số này đều tính trên tổng giao dịch thương mại.

[7] Theo xếp hạng chỉ số Phát triển bền vững (SDG) năm 2024 của Liên hợp quốc.

[8] Nhóm 1 hay Bậc 1 (Tier 1) có điểm số từ 95 - 100, bậc cao nhất trong 5 bậc xếp hạng. Bậc này áp dụng cho các quốc gia “làm gương”, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong cả năm trụ cột an ninh mạng.

[9] Theo xếp hạng An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) năm 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

[10] Được thành lập theo Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2021.

[11] Được thành lập theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023.

[12] Được thành lập theo Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2023.

[13] Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 02/NQ-CP

Hanoi, January 8, 2025

 

RESOLUTION

ON KEY TASKS AND SOLUTIONS FOR IMPROVING THE BUSINESS ENVIRONMENT AND ENHANCING NATIONAL COMPETITIVENESS IN 2025

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 158/2024/QH15 dated November 12, 2024 of the National Assembly on the Socio-Economic Development Plan for 2025;

At the request of the Minister of Planning and Investment,

HEREBY RESOLVES:

I. ASSESSMENT OF THE SITUATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With the aforementioned efforts, macroeconomic stability was maintained, economic growth remained high compared to regional and global levels, inflation was controlled, and major economic balances were ensured, leading to positive investment and development outcomes.  The key objectives and tasks for 2024 were fundamentally achieved, with all 15 out of 15 primary socio-economic development targets met or exceeded. As a result, many reputable international organizations highly recognized Vietnam’s achievements and upgraded its competitiveness rankings in 2024. In specific: Fitch Ratings upgraded Vietnam’s credit rating to BB+ (from BB) with a Stable outlook; Moody’s rated Vietnam Ba2, with a Stable outlook; S&P maintained Vietnam’s rating at BB+, with a Stable outlook. Vietnam’s E-Government Development Index ranked 71st, rising 15 places compared to the previous ranking (2022); surpassing the Government’s target[3]. Compared to 2023: The Economic Freedom Index[4] improved by 13 places, reaching 59th; The Global Innovation Index[5] increased by 2 places, ranking 44th, with three sub-indices ranking first worldwide[6]. The Sustainable Development Index[7] rose by 1 place, now ranking 54th. Additionally, Vietnam was among the 46 countries classified in Tier 1[8] in the Global Cybersecurity Index[9] for 2024.

Despite these achievements, the economy and businesses continue to face numerous challenges. In 2024, global conditions remained complex and unpredictable, with intense strategic competition, escalating conflicts in various regions, and soaring shipping costs significantly impacting business operations.  Domestically, there was little breakthrough in improving the business environment; certain barriers to investment and business activities remained unresolved in a timely manner; specialized management of import-export goods saw slow progress; while administrative procedures and business conditions, despite being reduced and simplified, remained cumbersome and complicated. Although online public services improved, they were not yet fully streamlined, and the reuse rate of digitized data remained low, etc. These issues require strong and urgent reforms moving forward.

For 2025, both opportunities and challenges will persist.  In this context, business environment reform remains an urgent requirement to strengthen confidence and create further momentum for enterprises, thereby enhancing their competitiveness and that of the economy. This necessitates a more proactive, substantive, and determined effort from ministries, sectors, and localities. Therefore, the Government requires ministries, central agencies, and local authorities to prioritize business environment reform as a key task, making substantive efforts to resolve difficulties and eliminate legal and enforcement bottlenecks for businesses.

II. GUIDING PRINCIPLES

1. Strictly adhere to and effectively implement the Resolutions and Conclusions of the Party, as well as the Resolutions of the National Assembly and the Government, along with the directives of the Prime Minister. Ensure the right to business freedom for individuals and enterprises in accordance with the Constitution 2013. Promptly establish and improve institutions and policies to remove barriers, creating a favorable, safe, and low-cost business environment that unlocks non-state investment, particularly private investment, and fosters public-private partnerships. At the same time, encourage innovation and new business models that are suitable and adaptable to development trends.

2. Enhance the quality of policy and legal development, focusing on removing institutional bottlenecks. Implement comprehensive amendments to the legal system, ensuring administrative regulations and procedures are simplified and compliance burdens on individuals and businesses are reduced. Strictly enforce the requirement to shift the legal development mindset, moving away from the "if it cannot be managed, ban it" approach and eliminating the "permission-seeking" mechanism.  Public consultation processes must be substantive, with broad engagement from affected stakeholders and transparent public dialogues. Improve the quality of law enforcement, ensuring administrative procedures are processed within the prescribed timeframes without imposing additional requirements or conditions on businesses.

3. Strengthen decentralization and delegation of authority alongside resource allocation and enhanced oversight. Further empower agencies, units, and localities under the principle of “localities decide, localities act, localities take responsibility”. Establish a clear mechanism to protect officials when handling investment and business procedures in cases of discrepancies or inconsistencies between different legal documents. Ensure a high level of determination, substantial effort, and decisive action with clear priorities, following the “five clarities” principle:  “clear roles, clear tasks, clear timelines, clear outcomes, and clear accountability”.

4. Maintain and expand the implementation of best practices and advanced policy experiences in state management of business and production activities. Strictly implement reforms in specialized management and inspections of goods, especially quality inspections, shifting towards post-inspection and applying risk-based management, taking into account businesses’ compliance levels and product risk levels.

5. Once a plan is announced, it must be executed; once a commitment is made, it must be fulfilled; and once implemented, results must be achieved.  The guiding principle is to work together, benefit together, win together, and grow together.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. General objective

Continue to significantly improve the business environment by reducing compliance costs, ensuring safety, and aligning with international best practices. Implement decentralization and delegation of authority, foster entrepreneurial spirit, and encourage innovation and creativity. At the same time, strengthen confidence and create a solid foundation for businesses to recover and grow, thereby enhancing the country’s position in global rankings.

2. Specific objectives

a) Focus on completing the objectives outlined in Resolution No. 02/NQ-CP dated January 5, 2024, of the Government on key tasks and solutions for improving the business environment and enhancing national competitiveness in 2024. Some targets will be adjusted and updated to reflect implementation realities and changes in international evaluation frameworks. Specific targets include:

- Sustainable Development Goals (UN): Rank among the top 50 countries.

- Innovation Capability (WIPO): Improve by at least 1 place.

- E-Government Development Index (UN): Improve by at least 2 places (in the next ranking cycle).

- Intellectual Property Rights Index (IPRI) of Property Rights Alliance: Improve by at least 3 places.

- Logistics Performance Index (LPI – World Bank): Improve by at least 4 places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Cybersecurity Index: Maintain Group 1 ranking.

b) Foster a fair and competitive business environment, encourage a rapid increase in the number of newly established businesses, while reducing the percentage of temporarily inactive enterprises. In 2025, the number of businesses entering the market (newly established or resuming operations) must increase by at least 10% compared to 2024, while the number of businesses exiting the market should increase by less than 10% compared to 2024.

IV. KEY TASKS AND SOLUTIONS

Ministries, sectors, and People’s Committees of provinces and centrally governed cities (Province-level People’s Committees) shall implement the following tasks and solutions:

1. Strengthen the accountability, proactiveness, and timeliness of ministries and agencies assigned to monitor the improvement of international index rankings (as outlined in Appendix I of Resolution No. 02/NQ-CP of 2024).

2. Fully, consistently, and effectively implement the task groups and solutions outlined in Section IV and the specific tasks and solutions in Appendix I and Appendix II of Resolution No. 02/NQ-CP of 2024 and this Resolution to achieve the targets and indicators for improving the business environment and enhancing national competitiveness in 2025. In particular, focus on implementing the following key solutions:

a) Address legal and enforcement obstacles in the implementation of investment projects.

b) Enhance the quality of the list of conditional business sectors and business conditions.

c) Resolve bottlenecks and develop breakthrough solutions regarding institutions, preferential mechanisms, and policies to attract, transfer, and master high technology and advanced technologies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd) Streamline and simplify administrative procedures. Enhance the application of information technology, integrate and share data among government agencies to improve administrative procedure resolution efficiency.  Promptly announce and publicize administrative procedures, including internal administrative procedures. Strengthen accountability and improve the effectiveness of administrative procedures to better serve people and businesses.

e) Improve the quality of business development services.

g) Review and reduce the number of business inspection activities.

V. IMPLEMENTATION

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, and Presidents of Province-level People’s Committees shall:

a) Identify business environment improvement as a key priority task and directly oversee its implementation, being accountable to the Government and the Prime Minister for the results of this Resolution.

b) Before January 20, 2025, develop and issue Programs, Action Plans, and documents assigning implementation responsibilities for this Resolution. These documents must define specific targets, tasks, implementation timelines, expected outcomes for each task, and designated lead agencies, which must then be submitted to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office for reporting to the Prime Minister.

c) Regularly inspect, monitor the progress and results of programs and action plans for implementing Resolutions on business environment improvement, while ensuring transparency by publicly disclosing inspection and monitoring outcomes. Assign a focal unit to provide guidance, conduct inspections, and compile reports on business environment improvement efforts by ministries, sectors, and localities.

d) Conduct communication activities regarding tasks and solutions for business environment improvement within the respective scope of responsibility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Before June 15 and December 15, 2025, submit mid-year and annual reports on the implementation status and outcomes of the Resolution to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office, for consolidation and reporting to the Government and the Prime Minister at the regular June and year-end Government meetings.

2. Ministry of Planning and Investment

a) Take the lead, in coordination with the Government Office, in monitoring and evaluating the implementation of this Resolution.

b) Act as the focal point for monitoring the Business Readiness to Support Economic Transformation (B-READY) Report of the World Bank (WB) and serve as the primary liaison for providing information to the WB. Promote awareness and understanding of the methodology for compiling the B-READY Report among relevant ministries, agencies, and localities.

c) Work closely with ministries and focal agencies responsible for tracking international indexes, sub-indices, and component indices assigned in the Resolution, as well as relevant ministries and agencies, to monitor and report on the progress and results of index improvements. Promptly report any difficulties or challenges to the Government and the Prime Minister, and publicly disclose monitoring and evaluation outcomes.

3. Government Office

a) Prepare and submit for approval by the Prime Minister a key administrative reform plan for 2025.

b) Track and evaluate the application of information technology, the integration and sharing of data among government agencies, and the overall efficiency of administrative procedures. Promptly report any issues to the Government and the Prime Minister.

4. The Prime Minister’s Administrative Reform Task Force (Task Force) shall support the Prime Minister in:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Lead efforts to resolve reports and recommendations from individuals, organizations, and the Prime Minister’s Advisory Council for Administrative Reform regarding policy, regulatory, and procedural obstacles that hinder business operations and public life.

c) Hold regular or ad-hoc meetings with the Advisory Council for Administrative Reform, businesses, and other stakeholders to gather insights on challenges and obstacles and take prompt action to address them.

d) The Task Force’s Standing Office, in collaboration with the Ministry of Planning and Investment, shall be responsible for urging and inspecting the implementation of this Resolution.

5. Prime Minister’s Advisory Council for Administrative Reform enhances its role in advising and proposing reform initiatives related to mechanisms, policies, and administrative procedures affecting business activities and public life.

6. Business associations and industry organizations regularly conduct independent monitoring and evaluation of the implementation and outcomes of the Resolution. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) shall conduct surveys and publish business sentiment indices on various business environment aspects, integrating these assessments with evaluations of the implementation of assigned tasks and solutions in the Resolution.

7. Vietnam News Agency, the Voice of Vietnam, Vietnam Television, and other media agencies shall proactively support ministries, agencies, and localities in conducting communication activities, widely disseminating and ensuring a deep understanding of this Resolution across all sectors and levels, including businesses and the public. Additionally, they shall enhance monitoring and oversight of the Resolution’s implementation through media reporting./.

 



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Pham Minh Chinh

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



APPENDIX I

KEY TASKS AND SOLUTIONS
(Enclosed with Resolution No. 02/NQ-CP dated January 8, 2025 of the Government)

1. Address legal and enforcement obstacles in investment projects

a) Ministries, sectors, and localities, within their authority, shall actively and promptly remove barriers to investment and business activities caused by overlapping, contradictory, unreasonable, or inconsistent regulations.  For issues beyond their jurisdiction, they shall compile relevant matters along with proposed solutions (if available) and submit them to the appropriate authorities. Additionally, they shall report such issues to the following Prime Ministerial Task Forces: (i) The Prime Minister’s Special Task Force on reviewing and removing obstacles and facilitating investment project implementation at ministries, sectors, and localities[10] (hereinafter referred to as the "Special Task Force"); (ii) the Prime Minister’s Task Forces on monitoring, expediting, and removing obstacles to accelerate public investment disbursement[11] (hereinafter referred to as the "Public Investment Task Force"); and (iii) the Prime Minister’s Administrative Reform Task Force[12].

b) The Special Task Force and the Public Investment Task Force shall promptly identify obstacles in investment procedures and project implementation. They shall issue immediate guidance to resolve difficulties or propose solutions for issues that require higher-level decisions. Additionally, they shall monitor, expedite, and oversee the resolution of challenges encountered during the process.

c) The Prime Minister’s Administrative Reform Task Force shall intensify efforts to urge and direct ministries and agencies to strictly comply with Government and Prime Ministerial directives on abolishing or amending legal provisions that create difficulties and obstacles for businesses.

d) The Ministry of Justice shall continue to provide recommendations and facilitate the effective operation of the Steering Committee for reviewing and resolving legal issues in legal system; promptly compile reports from ministries, sectors, and localities on their review of legal documents, identifying bottlenecks and obstacles requiring legislative amendments. The Ministry shall then propose appropriate solutions to the Government, which will subsequently report to the National Assembly for consideration and enactment of suitable legal amendments. This process aims to quickly resolve practical legal challenges hindering economic development.

2. Enhance the quality of the list of conditional business sectors and business conditions.

Ministries and central agencies shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Ministries and agencies shall actively review and propose the removal of business conditions under the following principles: (i) Eliminate business conditions that are unlawful, unnecessary, unfeasible, unclear, difficult to determine or predict, and lack a clear scientific basis; (ii) For conditions that no longer align with practical needs, propose their removal or simplification to facilitate business operations, reduce compliance costs, and avoid excessive government intervention in businesses' activities; (iii) Review and reduce the number of required professional certificates, eliminating unnecessary ones and consolidating overlapping certifications to reduce costs for businesses and society.

- Promptly update legal normative documents onto the National Database on Legal Documents to ensure consistency, uniformity, transparency, ease of reference, clarity, and accessibility within the legal system. Strengthen integration, information sharing, and data utilization between the National Database on Legal Documents and other national, sectoral databases and relevant information systems to facilitate businesses and the public in accessing and utilizing information related to investment and business activities.

- Regularly review and update the list of conditional business sectors and investment conditions within the scope, functions, duties, and authority assigned. Submit this information to the Ministry of Planning and Investment for publication on the National Business Registration Portal.

3. Remove bottlenecks and developing breakthrough institutional and policy solutions to attract, transfer, and master high, new, and advanced technologies.

a) Ministries and central agencies responsible for state management shall:

- Review, propose amendments, and supplement legal regulations to promptly remove bottlenecks and barriers hindering scientific and technological development, innovation, and digital transformation. Special attention shall be given to institutional and policy improvements to: (i) Attract investment from leading technology corporations, creating opportunities for Vietnamese businesses to integrate into global value chains, enhance manufacturing, research, technology acquisition, and transfer capabilities; and (ii) Promote research collaboration and technology transfer with advanced countries, particularly in fields such as artificial intelligence, biotechnology, semiconductors, and renewable energy.

- Simplify administrative procedures in the management and implementation of scientific and technological tasks, innovation, and digital transformation initiatives.

b) The Ministry of Science and Technology shall take the lead, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, in:

- Urgently finalizing the draft Law on Science, Technology, and Innovation and submitting it to the Government by February 2025. Additionally, study and propose amendments and supplements to the Law on High Technology, submitting them to the Government by December 2025, to establish a favorable legal framework for the development of strategic, high, new, and advanced technologies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Establishing regulations on special mechanisms for researching, accessing, purchasing technological secrets, learning, and decoding advanced foreign technologies.

c) The Ministry of Information and Communications shall take the lead, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, in urgently finalizing the draft Law on Digital Technology Industry for submission to the National Assembly for approval during the 9th session in May 2025.

d) The Ministry of Finance, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, shall urgently finalize the amended Law on Corporate Income Tax and submit it to the Government for approval by the National Assembly during its 9th session in May 2025. This amendment shall clearly define the principles and eligible entities for corporate income tax incentives to promote business investment in science and technology, innovation, digital transformation, and workforce training.

4. Reform specialized management and inspections of goods and effectively implementing the National Single Window Portal.

a) The Ministry of  Industry and Trade, Ministry of Science and Technology, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Transport, Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, Ministry of Health, Ministry of Information and Communications, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:

- Review and propose amendments to regulations on specialized management and inspections of import-export goods under relevant legal documents, ensuring that: (i) Risk-based management principles are fully applied, considering the level of legal compliance of businesses and the risk level of goods, distinguishing minor administrative violations that do not affect the value or quality of goods; (ii) Administrative procedures, documentation, and processes are simplified, and processing times for procedures are minimized; and (iii) Regulatory reforms align with Decision No. 38/QD-TTg dated January 12, 2021, of the Prime Minister, which approves the reform plan for quality inspection and food safety inspections for imported goods.

- Replicate effective regulatory models in managing business activities, such as the principles established in Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 2, 2018, which provides detailed regulations on implementing the Law on Food Safety.

- Strengthen post-customs clearance inspections and specialized market surveillance after goods have been cleared and circulated in the market. Apply risk-based management principles in post-clearance inspections and specialized audits, considering businesses' compliance history and the risk level of goods. Minimize inspections for businesses with a strong compliance record and no history of legal violations.

- Upgrade, enhance, and effectively implement e-administrative procedures on the National Single Window Portal and sectoral information systems of relevant ministries and agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Refine tax and customs management policies to create a favorable investment and business environment and promote business growth.

- Study and propose the establishment of a centralized database center for unified nationwide management and specialized inspections.

- Develop policy recommendations for connecting and sharing information and data among state management agencies regarding exported, imported, and transited goods, as well as exiting, entering, and transiting vehicles under the National Single Window Mechanism and the ASEAN Single Window Mechanism. Additionally, review policies related to specialized inspections of exported and imported goods and the exchange and sharing of data through the National Single Window Portal.

- Review and propose amendments to policies related to the elimination of customs clearance requirements for transactions between Vietnamese businesses and foreign traders without a physical presence in Vietnam, as specified in Clause 1(c), Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government[13]. The goal is to ensure the sustainable development of supply chains for processing and manufacturing export goods.

- Coordinate with relevant ministries and agencies to implement the tasks outlined in Point a, Section 3 of Appendix I of this Resolution.

c) The Ministry of Health, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, shall:

- Review and propose amendments to the Law on Food Safety, applying risk-based management measures and shifting from pre-inspections to post-inspections for low-risk food products. Strengthen digitalization of administrative procedures related to food registration and declaration. Reduce unnecessary testing requirements by accepting test results conducted by businesses under advanced quality management systems. For high-risk food products, including those prone to misuse or containing banned substances, establish clear, transparent regulations and strengthen enforcement measures.

d) Ministry of Science and Technology, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, shall:

- Review and propose amendments to the Law on Product and Goods Quality by: (i) Reforming the classification of potentially hazardous products and goods (Group 2) and the quality inspection system, shifting toward risk-based management; (ii) Applying technology in quality control and product traceability; (iii) Developing national quality infrastructure to support sustainable development and international integration; and (iv) Enhancing the effectiveness of product and goods quality management, including reforming decentralization and delegation in quality control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd) The Ministry of Culture, Sports, and Tourism, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, shall study and propose amendments to the Law on Advertising, focusing on enhancing decentralization and delegation of authority. The law shall establish general provisions, while specific regulations and guidelines on advertising content for special products, goods, and services shall be delegated to the Government, ensuring proactive and flexible state management.

5. Streamline and simplify administrative procedures. Enhance the application of information technology, integration, and data sharing among government agencies to improve regulatory quality and the efficiency of administrative procedure processing.

a) Ministries, sectors, and localities shall:

- Develop and amend legal normative documents to implement approved plans for administrative procedure and business regulation reforms, as well as decentralized administrative procedures under Government and Prime Ministerial directives, following a “one document, multiple amendments” approach.

- Strengthen control over administrative regulations during the legislative drafting process, ensuring stakeholder consultation and adopting only necessary, reasonable, and legally sound provisions. Regulations should be implemented electronically, ensuring minimum compliance costs. The Ministry of Justice, legal departments of ministries and ministerial-level agencies, and provincial Departments of Justice shall play a key role in appraising regulations, while the Government Office shall be responsible for examining administrative procedures and business regulations in legislative drafts.

- Continue modernizing the single-window and inter-agency coordination mechanisms. Focus on accelerating digitalization of administrative records and results, reusing digitized data, and integrating, sharing, and synchronizing data across information systems.

- Review, assess, and restructure administrative procedures and online public services, prioritizing fully integrated, end-to-end online services.

- Work closely with the Government Office to upgrade the National Database on Administrative Procedures, ensuring timely updates and high-quality data management.

- Improve human resources for administrative service delivery, upgrade IT infrastructure nationwide, ensuring security and digital safety, and enhance connectivity, integration, and data-sharing to support decision-making, governance, and online public service delivery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The Government Office shall:

- Guide and oversee the pilot implementation of provincial-level public administrative service centers in the five selected localities, ensuring compliance with Resolution No. 142/2024/QH15 dated June 29, 2024, Decree No. 107/2021/ND-CP dated April 23, 2018, and Decision No. 468/QD-TTg dated March 27, 2021 of the Prime Minister. A preliminary review shall be conducted in 2026, with recommendations for nationwide expansion.

- Upgrade the National Database on Administrative Procedures by applying artificial intelligence (AI) to help citizens and businesses access information, particularly integrated administrative procedures. AI shall also be used to monitor administrative regulations in legal normative documents, with completion targeted by November 2025.

6. Enhance business development services

a) Ministries, sectors, and localities shall:

- Improve the efficiency of business support services, particularly for small and medium enterprises (SMEs). Efforts shall focus on advisory and training programs tailored to businesses’ needs, including business restructuring, finance, human resources, market expansion, risk management, digital transformation, green transition, participation in sustainable value chains, and administrative procedures, etc.

- Diversify and enhance the effectiveness of business development services, including business incubators, startup support centers, shared technical facilities, business support organizations, and legal advisory services for enterprises.

b) The Ministry of Industry and Trade, in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, shall:

- Expand information dissemination, market connectivity, and market access support for domestic businesses. Special focus shall be placed on trade promotion programs targeting export markets, with priority given to linking central agencies and localities nationwide with Vietnamese trade missions abroad. Additionally, support shall be provided to help domestic goods access international retail networks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Develop a national database system covering industries, markets, import regulations, standards, conditions of foreign countries, and commitments under free trade agreements and other international agreements.  These resources shall be provided free of charge to businesses.

c) Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI), in coordination with relevant ministries, sectors, and localities, shall:

- Promote awareness and enhance guidance to support businesses in leveraging opportunities from free trade agreements (FTAs).

- Support small and medium-sized enterprises (SMEs) in digital transformation, market expansion, workforce development, and other key areas, in accordance with the responsibilities assigned in relevant legal documents.

- Assist businesses in adopting and implementing green transformation models and sustainable business practices.

7. Ministries, sectors, and localities shall review and adjust inspection plans as necessary to prevent overlapping and duplication between inspection activities and state audits, ensuring that such activities do not disrupt normal business operations.

 

APPENDIX II

INDICATORS FOR IMPROVING PUBLIC SERVICE QUALITY FOR CITIZENS AND BUSINESSES
(Enclosed with Resolution No. 02/NQ-CP dated January 8, 2025 of the Government)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Indicator

Unit

2025 Target

Implementing agencies

Lead agency for monitoring & evaluation

1

Percentage of administrative procedures processed electronically.

%

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Government Office

2

Percentage of digitized information and data reused.

%

At least 50

Ministries, sectors, localities

Government Office

3

Percentage of timely responses to public feedback and petitions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100

Ministries, sectors, localities

Government Office

4

Satisfaction rate of citizens and businesses regarding administrative procedures.

%

At least 90

Ministries, sectors, localities

Government Office

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

[1] Decision No. 603/QD-TTg dated July 8, 2024.

[2] Decision No. 1512/QD-TTg dated December 4, 2024.

[3] According to Resolution No. 02/NQ-CP dated January 5, 2024, the Government set a target for Vietnam’s E-Government Development Index (UN) to increase by at least five places by 2025.

[4] According to the 2024 Economic Freedom Index (IEF) ranking by The Heritage Foundation and The Wall Street Journal.

[5] According to the 2024 Global Innovation Index (GII) ranking by the World Intellectual Property Organization (WIPO).  For 14 consecutive years, Vietnam’s ranking in this index has been higher than expected for its development level.

[6] Includes the following indicators: (1) High-tech import ratio; (2) High-tech export ratio, and (3) Creative goods export ratio. All three indicators are calculated based on total trade transactions.

[7] According to the 2024 Sustainable Development Index (SDG) ranking by the United Nations (UN).

[8] Group 1 (Tier 1) refers to countries scoring between 95-100, the highest of five ranking levels.  This tier applies to “model nations” that demonstrate strong commitment across all five cybersecurity pillars.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



[10] Established under Decision No. 1242/QD-TTg dated July 16, 2021.

[11] Established under Decision No. 235/QD-TTg dated March 14, 2023.

[12] Established under Decision No. 932/QD-TTg dated August 6, 2023.

[13] Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, issued by the Government, on elaboration of the Law on Customs regarding customs procedures, inspection, supervision, and control.

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Resolution No. 02/NQ-CP dated January 8, 2025 on key tasks and solutions for improving the business environment and enhancing national competitiveness in 2025
Official number: 02/NQ-CP Legislation Type: Resolution
Organization: The Government Signer: Pham Minh Chinh
Issued Date: 08/01/2025 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Resolution No. 02/NQ-CP dated January 8, 2025 on key tasks and solutions for improving the business environment and enhancing national competitiveness in 2025

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status