HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
GIỮA
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP MYANMAR
(1994)
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Myanmar, với mong muốn phát triển mối
quan hệ thương mại giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước, trên nguyên tắc
bình đẳng và cùng có lợi đó nhất trí như sau:
Điều 1:
Hai Chính phủ sẽ phát triển và
tăng cường, mối quan hệ thương mại giữa hai nước bằng mọi biện pháp cụ thể. Mỗi
Chính phủ sẽ nghiên cứu các đề nghị của bên kia để xem xét và thực hiện các
quyết định được hai bên đồng ý nhằm mục đích đạt được mối quan hệ kinh tế và
thương mại gần gũi hơn giữa hai nước.
Điều 2:
Mỗi Chính phủ sẽ cho phép xuất
khẩu các mặt hàng có thể xuất khẩu của nước mình sang nước kia và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng có thể xuất khẩu từ nước bên kia, và
trong trường hợp cần đến giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu theo các quy định pháp
luật hiện hành của mỗi nước.
Điều 3:
Mỗi Chính phủ sẽ dành cho bên
kia quy chế tối huệ quốc trong các lĩnh vực thuế quan, thuế, phí và các thủ tục
hải quan có liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá từ một nước đến nước
bên kia.
Tuy nhiên, quy định này sẽ khụng
áp dụng với các lợi thế, miễn trừ hoặc ưu đãi mà hai Chính phủ đó hoặc sẽ dành
cho các nước tham gia vào hoặc liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do
hoặc trong khuôn khổ hiệp hội hợp tác kinh tế khu vực đó có hoặc có thể thành
lập trong tương lai.
Điều 4:
Mỗi Chính phủ sẽ dành quy chế
tối huệ quốc cho tàu biển của nước kia khi vào, dỡ hàng hoặc neo đậu tại hải
cảng quốc tế của mình theo luật pháp và các quy định đối với bất cứ nước thứ ba
nào khác.
Điều 5:
Tất cả các khoản thanh toán liên
quan đến hàng hoá bán hoặc mua bởi hai nước sẽ được thực hiện bằng các đồng
tiền tự do chuyển đổi được chấp nhận bởi hai Chính phủ theo các quy định pháp
luật hiện hành về ngoại hối có hiệu lực tại mỗi nước.
Điều 6:
Hai Chính phủ sẽ tham vấn lẫn
nhau khi cần thiết để đưa ra các biện pháp nhằm mở rộng thương mại song phương
hoặc giải quyết các vấn đề có thể phát sinh hoặc liên quan đến việc thực hiện
các quy định của Hiệp định này.
Điều 7:
Các quy định của Hiệp định này
vẫn sẽ được áp dụng sau khi Hiệp định hết hiệu lực đối với các hợp đồng ký kết
trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định nhưng chưa thực hiện xong vào ngày Hiệp
định hết hiệu lực.
Điều 8:
Các quy định của Hiệp định này
sẽ không giới hạn quyền của mỗi Chính phủ về việc chấp nhận hoặc áp dụng các
biện pháp để bảo vệ các lợi ích an ninh cần thiết của mình hoặc để bảo vệ sức
khoẻ cộng đồng hoặc ngăn chặn bệnh dịch đối với vật nuôi và cây trồng.
Điều 9:
Hiệp định này sẽ được sửa đổi
hoặc bổ sung khi hai bên nhất trí bằng văn bản. Bất cứ sự sửa đổi, bổ sung hoặc
chấm dứt nào đối với Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi
hoặc nghĩa vụ nào phát sinh theo Hiệp định này trước ngày sửa đổi, bổ sung hoặc
chấm dứt có hiệu lực.
Điều 10:
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào
ngày ký và sẽ có hiệu lực trong một năm sau đó.
Hiệu lực của Hiệp định sẽ được
tự động gia hạn các khoảng thời hạn một năm trừ khi một trong hai Chính phủ bày
tỏ ý định của mình bằng văn bản về việc chấm dứt Hiệp định này 3 tháng trước
ngày Hiệp định hết hiệu lực.
Với sự chứng kiến, những người
ký kết dưới đây, đại diện hợp pháp cho Chính phủ của họ, đó ký Hiệp định này.
Hiệp định được lập tại Yangon
ngày 13 tháng 5 năm 1994 thành hai bản mỗi thứ tiếng tiếng Việt, tiếng Myanmar,
và tiếng Anh có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp bất đồng về ngôn
ngữ, bản tiếng Anh sẽ có giá trị.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Trương Đình Tuyển
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
LIÊN HIỆP MYANMAR
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Aung Thaung
|