THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 687/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1483/TTr-BKHĐT ngày 10 tháng 3 năm 2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

- Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG); góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động thích ứng, chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Phát triển KTTH phải dựa trên cách tiếp cận mở, hướng nhiều hơn đến tạo dựng không gian và thuận lợi cho phát huy hiệu quả kinh tế, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả tri thức nhân loại, các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, các nguồn lực cần thiết từ khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài.

- Phát triển KTTH cần bảo đảm khẩn trương, thực chất, hiệu quả, khả thi, có kế thừa những thực tiễn tốt ở các nước và trong nước, và mạnh dạn thử nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận lợi cho phát triển KTTH, gắn với lộ trình, kết quả cụ thể, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc và tạo dựng sự linh hoạt, chủ động nhằm sớm phát huy mô hình KTTH theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương; tránh áp dụng rập khuôn, đồng nhất KTTH cho toàn bộ nền kinh tế.

- Phát triển KTTH bền vững trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động, phát huy đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển KTTH nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước các cú sốc từ bên ngoài, nhằm góp phần đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

- Tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình KTTH; đẩy mạnh ứng dụng mô hình KTTH thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế. Đến năm 2025, các dự án KTTH bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, tỷ lệ che phủ rừng, tăng cường tỷ lệ tái chế rác thải, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu. Đến năm 2030, các dự án KTTH trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, và trong tăng cường tỷ lệ che phủ rừng.

- Mô hình KTTH hỗ trợ xây dựng lối sống xanh, khuyến khích phân loại rác thải và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Đến năm 2025, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước đây; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Tăng đáng kể năng lực tái chế rác thải hữu cơ ở đô thị và nông thôn. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình KTTH đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế; không làm phát sinh việc chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt từ các mô hình KTTH ở đô thị; tối đa hóa tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định ở các khu đô thị.

- Mô hình KTTH góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực, cải thiện năng suất lao động và thu nhập của người lao động từ KTTH.

3. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về KTTH, yêu cầu, chủ trương và định hướng phát triển KTTH cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, và người dân. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KTTH tại các lĩnh vực, địa bàn cụ thể thuộc thẩm quyền.

- Xây dựng kế hoạch phát triển KTTH riêng hoặc lồng ghép việc thực hiện phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Nghiên cứu, lồng ghép phát triển KTTH vào chính sách, dự án liên kết vùng, các hoạt động thực hiện Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình thu thập, sử dụng, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông toàn diện, hài hòa gắn với mô hình KTTH.

- Chủ động trao đổi với các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế để tìm kiếm cơ hội tiếp cận tri thức, kỹ năng và nguồn lực phát triển KTTH thông qua các dự án thử nghiệm cụ thể về KTTH, các dự án về công nghệ, dịch vụ (công nghệ thông tin, môi trường...) thân thiện với KTTH.

- Tăng cường đối thoại công - tư về phát triển KTTH, trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp.

- Rà soát, hoàn thiện khung chính sách và pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển KTTH. Nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển KTTH trong một số lĩnh vực ưu tiên/có thể thí điểm triển khai sớm.

- Có cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực trong phát triển KTTH. Hoàn thiện cơ chế phát triển công nghiệp và dịch vụ môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển và đề xuất thí điểm triển khai phát triển KTTH trong một số lĩnh vực ưu tiên.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trình Chính phủ xem xét vào Quý I năm 2023, trong đó cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp nhằm phát triển KTTH.

- Chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái để thúc đẩy phát triển KTTH ở Việt Nam.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí về KTTH theo hướng chú trọng khía cạnh kinh tế, gia tăng lợi ích kinh tế từ mô hình KTTH.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng các tiêu chí KTTH, trong đó chú trọng các dự án có tính chất liên kết vùng gắn với chống biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu yêu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu thống kê để phục vụ thẩm định, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án KTTH nói riêng và KTTH ở Việt Nam nói chung.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư gắn với phát triển KTTH, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh gắn với phát triển KTTH. Chú trọng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác FTA, các đối tác đầu tư chủ chốt; tiếp cận tài chính xanh. Chủ động nghiên cứu khả năng và mức độ phù hợp trong tiếp cận tài chính số phục vụ các dự án KTTH.

- Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế hỗ trợ các địa phương trong việc tích hợp các nội dung phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về phát triển KTTH ở quốc tế và trong nước cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó có việc đo lường và giám sát quá trình thực hiện KTTH.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc xây dựng, ban hành khung hướng dẫn thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp theo dõi, sửa đổi, bổ sung các quy định, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh theo hướng KTTH.

- Thực hiện đúng thời hạn, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

3. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện KTTH.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các bộ, ngành liên quan đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn gồm vốn ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Công Thương

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí về KTTH.

- Xây dựng các mô hình KTTH thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch; tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; giảm tiêu hao năng lượng.

- Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp. Triển khai giải pháp quản lý và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, chú trọng chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

- Chủ trì trao đổi, phối hợp với các đối tác nhằm tạo thuận lợi thương mại, công nhận lẫn nhau cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ mô hình KTTH.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình KTTH trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.

5. Bộ Quốc phòng

- Trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, chủ động nghiên cứu, lồng ghép, phát triển mô hình KTTH trong các hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp quân đội, đơn vị quân đội nghiên cứu, áp dụng các giải pháp phát triển KTTH trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: Tăng gia sản xuất, xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp; sản xuất và tiêu dùng bền vững; sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động đảm bảo của quân đội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình KTTH trong nông nghiệp, phát triển nông thôn. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý phụ, phế phẩm trong nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong xử lý phế phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án áp dụng KTTH trong phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, vật tư đầu vào nhằm giảm suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Thúc đẩy sự tham gia của các khu vực tư nhân, các tổ chức, từng hộ nông dân vào chuỗi giá trị nông sản tuần hoàn; Các mô hình tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất, nước, thủy hải sản).

- Tiếp tục xây dựng và triển khai Chương trình nông nghiệp xanh, phát triển bền vững, KTTH trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nghiên cứu đề xuất triển khai chương trình mỗi xã nông thôn mới một mô hình KTTH (viết tắt là OCOC).

7. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Thúc đẩy hài hòa hóa các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ mô hình KTTH.

- Nghiên cứu đánh giá nhu cầu về quy trình xác nhận áp dụng công nghệ môi trường hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi sang KTTH. Thúc đẩy ứng dụng quy trình và xây dựng các cơ chế khuyến khích thử nghiệm đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cho quá trình chuyển đổi sang KTTH.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi trường vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ liên quan. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện phát triển KTTH.

- Nghiên cứu, lồng ghép các tiêu chí về KTTH gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ trong từng ngành, nghề cụ thể trong các quy hoạch Đề án, dự án liên quan tới phát triển KTTH, kinh tế xanh, phát triển bền vững.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các cơ chế tài chính, tín dụng nhằm hỗ trợ cho các dự án KTTH ở Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh; ngân hàng xanh; các dự án đầu tư xanh.

9. Bộ Tư pháp

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kiểm tra, giám sát việc xây dựng khung khổ pháp lý, các quy chế, quy định về thực hiện và phát triển KTTH theo đúng pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế.

10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ động nghiên cứu nhu cầu về lao động, kỹ năng trong các ngành KTTH, xây dựng các chương trình giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTTH trong thời gian tới.

11. Bộ Xây dựng

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh, Đề án đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu và Đề án phát triển đô thị thông minh.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, lồng ghép các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, cơ chế, chính sách về xử lý rác thải, nước thải đô thị.

12. Bộ Giao thông vận tải

- Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh; khuyến khích các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả và công nghệ thân thiện với môi trường; giao thông xanh, quy hoạch giao thông theo hướng xanh, bền vững, thân thiện môi trường.

- Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông xanh đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo sử dụng vật liệu xây dựng, năng lượng hiệu quả trong thực hiện các dự án đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải công cộng.

13. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động nghiên cứu, lồng ghép các giải pháp phát triển KTTH vào các chương trình, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi lĩnh vực được giao phụ trách; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.

14. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng, thực hiện lộ trình và các nhiệm vụ, giải pháp để tạo thuận lợi cho các mô hình, dự án KTTH trên địa bàn; giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, các chương trình sản xuất, tiêu dùng bền vững trên địa bàn.

15. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Phối hợp với các đơn vị, Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng doanh nghiệp phát huy trách nhiệm xã hội đối với môi trường nói chung và chủ động tiếp cận mô hình KTTH, thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.

- Chủ động trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp nhằm nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện mô hình KTTH, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH(2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 687/QD-TTg

Hanoi, June 07, 2022

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME FOR CIRCULAR ECONOMY DEVELOPMENT IN VIETNAM

PRIME MINISTER

Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 01/NQ-CP dated January 1, 2021 of the Government on primary tasks and solutions implementing socio-economic development plan and state budget estimates in 2021;

At request of Minister of Planning and Investment under Document No. 1483/TTr-BKHDT dated March 10, 2022,

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approving the Scheme for “Circular economy development in Vietnam” as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Active circular economy development is essential and suitable for requirements of economic recovery and implementation of Sustainable development goals; promotes restructuring of the economy, renovating the economy via modernization and improvement of competitiveness, adaptation, and resistance to external shocks and realization of the National strategy for green growth of period of 2021-2030 and vision to 2050 while maintaining national defense and security.

- Circular economy development must rely on open approach and aim towards creating space and convenience for economic effectiveness on the basis of international cooperation, mobilization and effective use of human knowledge, achievements of the fourth industrial revolution and digital transformation, necessary resources from private economic sectors, international organizations, and foreign partners.

- Circular economy development must be swift, practical, effective, feasible, and inheriting advantages in Vietnam and foreign countries, have experiments in specific fields conducted, and attract attention of Vietnam’s and foreign investors.

- Focus on issuing long-term policies in order to promote, facilitate circular economy development, including specific roadmap and results, while developing stable legal grounds and creating flexibility, initiative in order to utilize circular economy model in appropriate levels in local sectors, departments, and authorities; avoid uniform implementation of circular economy across the economy.

- Develop sustainable circular economy on the basis of increasing awareness, initiative and renovating creativity and responsibilities of enterprises; encourage responsible lifestyle of individuals to community and society, direct future generations towards green lifestyle, form civilized, modern, and environmentally friendly society.

2. Objectives

a) General objectives

Develop circular economy in order to promote innovation and improvement of productivity, promote green growth together with restructuring of the economy, renovating growth model by increasing effectiveness and interconnectedness within circular economy of enterprises and economic sectors, improving competitiveness and resistance of enterprises and supply chains to external shocks in order to achieve economic prosperity, environmental stability, and societal equality; aim towards green economy, carbon neutrality, and contribute towards global warming mitigation.

b) Specific objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Raise awareness and investment concerns of enterprises and investors in Vietnam and foreign countries regarding circular economy; promote the application of circular economy model to promote green transition of economic sectors. By 2025, circular economy projects are essentially in implementation phase and reaping economic, social, technological, and environmental effectiveness; contribute towards restoration of renewable resources, reduction of energy consumption, and increase the ratio of renewable energy over total energy supply, forest cover, waste recycling rates, import substitution rates of agricultural, forestry, fishery, and export products. By 2030, circular economy projects become a primary drive in reducing energy consumption with major or total autonomy in energy demand by utilizing renewable energy and in increasing forest cover.

- Circular economy models assist development of green living, encourage waste segregation, and promote sustainable consumption. by 2025, reuse, recycle, and treat 85% of plastic wastes produced; reduce 50% of plastic wastes in ocean and at sea compared to prior period; gradually reduce production and use of non-biodegradable nylon bags and disposable plastic products. Drastically increase organic waste recycling capacity in urban and rural areas. Raise awareness of agencies, organizations, enterprises, community, and the general public regarding production, consumption, and disposal of plastic wastes, non-biodegradable nylon bags, and disposable plastic wastes. By 2030, 50% of urban municipal solid wastes are collected and treated to standards and regulations via circular economy models; 100% of organic wastes in urban areas and 70% of organic wastes in rural areas are recycled; burial of municipal solid wastes are no longer carried out within circular economy models in urban areas; maximize percentage of urban wastewater collected and treated to standards and regulations in urban areas.

- Circular economy model plays a vital role in improving quality of life and resistance of the general public to climate change, ensuring equality in conditions and opportunities to improve capacity, productivity, and income of workers from circular economy.

3. Specific tasks and solutions

- Adequately, promptly, and effectively implement directions, tasks, and solutions under Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 of the Government; Decision No. 1658/QD-TTg dated October 1, 2021 of the Prime Minister; Decision No. 1316/QD-TTg dated July 22, 2021 of the Prime Minister; Decision No. 343/QD-TTg dated March 12, 2021 of the Prime Minister; Resolution No. 38/NQ-CP dated April 25, 2017 of the Government; Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 of the Government; Decision No. 2289/QD-TTg dated December 31, 2020 of Prime Minister; Resolution No. 58/NQ-CP April 27, 2020 of the Government.

- Publicize and raise awareness regarding circular economy, requirements, policies, and direction of circular economy development for public officials, officials, and public employees of all levels, enterprises, and the general public. Develop human resources serving circular economy in specific economic sectors and areas.

- Develop separate circular economy plans or integrate circular economy development in strategies, planning, and plans for sector development or socio-economic development of areas.

- Research and integrate circular economy development in policies and projects for regional connection, activities serving implementation of Decision No. 1658/QD-TTg dated October 1, 2021 of the Prime Minister.

- Research, develop plans and roadmap for collecting, using, and analyzing information in order to support information technology applications and solutions and comprehensive, harmonious communication.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increase discussion between public and private sectors regarding circular economy development on the basis of implementing social responsibilities of enterprises; look into and acknowledge difficulties of enterprises in order to develop solutions for settling and assisting or request competent authorities to consider, settle, and assist accordingly.

- Review and develop policy framework and legal affairs in order to facilitate circular economy development. Research and review circular economy development in prioritized sectors/sectors available for early pilot implementation.

- Develop policies on attracting, using investment, and developing human resources in circular economy. Develop industrial and environmental service development policies.

Article 2. Organization for implementation

1. Ministry of Planning and Investment shall

- Take charge and cooperate with ministries and local authorities in researching, reviewing development status, and proposing pilot implementation of circular economy in prioritized economic sectors.

- Take charge and cooperate with ministries and local authorities in developing Decree(s) on circular economy development experiments, requesting the Government to review in the first quarter of 2023, including narrowing down standards, and conditions for circular economy development.

- Take charge researching and amending regulations on ecosystem industrial parks and enterprise ecosystem in order to promote circular economy development in Vietnam.

- Cooperate with Ministry of Natural Resources and Environment, relevant authorities, and local authorities in developing circular economy criteria in a manner focusing on economic aspect, increase of economic benefits from circular economy model.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research and develop information system, statistics in order to serve appraisal, monitoring, and assessment of impact of circular economy projects in general and circular economy in Vietnam in specific.

- Take charge and cooperate with ministries and local governments in mobilizing resources for investment projects that include circular economy development and auxiliary services accompanying circular economy development. Prioritize cooperation with international organizations, FTA partners, and key investment partners; approach green financing. Research feasibility and level of suitability in approaching digital finance to serve circular economy projects.

- Cooperate with international organizations and experts in assisting local governments in integrating circular economy development contents in local socio-economic development strategies, planning, and plans.

- Research, share experience and good practices regarding circular economy development around the world and in Vietnam with ministries and local governments, including measuring and supervising the implementation of circular economy.

2. Ministry of Natural Resources and Environment shall

- Take charge and cooperate with Ministries and local governments in developing and promulgating guideline framework in implementation of circular economy in accordance with Decree No. 08/2022/ND-CP.

- Take charge and cooperate with Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, and Ministry of Justice in monitoring, reviewing, and amending regulations, policies incentivizing enterprises and organizations to do business following circular economy.

- Fulfill deadline and results of task assigned under Decision No. 1658/QD-TTg dated October 1, 2021 of the Prime Minister.

3. Ministry of Finance shall

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with Ministry of Planning and Investment and relevant ministries in guaranteeing expenditure on implementation of the Scheme from sources of state budget, international sponsors, and other legal funding sources as per the law.

4. Ministry of Industry and Trade shall

- Cooperate with Ministry of Planning and Investment and Ministry of Natural Resources and Environment in researching, developing, and finalizing circular economy criteria.

- Develop circular economy models to promote sustainable production and consumption, effective and efficient energy use.

- Develop policies for energy transition in a manner that guarantees green, clean, sustainable energy, increases percentages of renewable energy, reduces dependency on imported energy, fossil fuel; increase technological solutions for ensuring harmonious development of new energy, renewable energy, increasing integration of renewable energy into electrical grid, and reducing energy consumption.

- Develop lists and provide guidance on implementation of the best available technical measures and the best available environment management experience for industries within Vietnam’s capabilities and levels of scientific and technological development; review, develop, and issue energy consumption quota for industries. Implement managerial and technological solutions in extracting and processing minerals, focus on processing and creating highly valuable products.

- Take charge in discussing and cooperative with partners in creating commercial advantages and implementing mutual recognition for products and services originating from circular economy models.

- Develop and finalize policies on sustainable industry ecosystem; adopt circular economy models in developing, operating, and managing industrial parks.

5. Ministry of National Defense shall

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Direct military enterprises and military entities to conduct research and adopt circular economy development solutions in organizing implementation of: Increasing production, developing in a green, clean manner; organizing sustainable production and consumption; use of renewable energy in activities of the military.

6. Ministry of Agriculture and Rural Development shall

- Develop policies in order to create legal corridor for formation and development of circular economy in agriculture and rural development. Conduct research and implement solutions for increasing recycling and reusing agricultural by-products and scraps. Train and improve personnel for research and implementation of agricultural by-product and scrap processing technology, research investment, and science and engineering transfer in processing agricultural scraps.

- Develop and implement programs, projects utilizing circular economy in developing primary agricultural value chains in order to increase competitiveness, create value, and effectively use land, water, and materials in reducing environmental degradation and pollution.

- Promote participation of private sector, organizations, and agricultural households in circular agricultural product chains; Models for increasing effectiveness use of water, land, and fisheries.

- Continue to develop and implement Program for green agriculture, sustainable development, and circular economy in agriculture and rural development. Research and propose implementation of one commune one circular economy model (hereinafter referred to as “OCOC”).

7. Ministry of Science and Technology shall:

- Promote harmonization of standards regarding products, goods, and services originating from circular economy models.

- Research and assess the necessity for procedures for verifying adoption of environmental technology for supporting the transition to circular economy. Promote application of procedures and development of regulations incentivizing experiments in enterprises adopting technologies that serve the transition to circular economy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research and integrate circular economy criteria accompanied by application of science and technology in specific sector under Schemes and projects relating to circular economy, green economy, and sustainable economic development.

8. State bank of Vietnam shall

Cooperate with ministries and local authorities in development financial and credit regulations in order to support circular economy projects in Vietnam in a manner that fits green growth objectives; green banks; and green investment projects.

9. Ministry of Justice shall

Within the assigned functions and tasks, inspect and supervise the development of legal frameworks, regulations on implementation and development of circular economy in accordance with applicable laws and international agreements.

10. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall

Research labor demand and skills in circular economy sectors, develop vocational education programs and organize training, development of human resources to meet circular development demands in the future.

11. Ministry of Construction shall

- Promote the implementation of Plan for green urban development, Scheme for urban areas adapting to climate change, and Scheme for development of smart urban areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Ministry of Transport shall

- Develop regulations and policies for developing green traffic infrastructure; encourage vehicles utilizing clean, efficient, effective energy and environmentally friendly technology; green traffic and traffic planning in a green, sustainable, and environmentally friendly manners.

- Prioritize resources for investment, completion, and extraction of green traffic infrastructure in a manner that guarantees economic effectiveness and environmental protection, reduces greenhouse gas, and increases resistance to climate change and rising sea level. Implement programs for research and application of science and technology that guarantees the effective use of construction materials and energy in implementation of projects for investment in public traffic infrastructures.

13. Ministries and ministerial agencies shall actively research and integrate circular economy development solutions in programs, regulations, and policies within assigned sector; closely cooperate with ministries and relevant authorities in implementing this Article.

14. People’s Committees of provinces and cities shall develop and implement roadmaps, tasks, and solutions for facilitating local circular economy models; supervise the implementation of investment, construction, production, and sustainable consumption projects in provinces and cities.

15. Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall

- Cooperate with entities, ministries, authorities, People’s Committees of provinces and cities in disseminating and educating enterprise community to assume their social responsibilities for the environment and approach circular economy models.

- Discuss with enterprise community in order to acknowledge demands and difficulties of enterprise relating to the implementation of circular economy models thereby requesting competent authorities to consider and deal with at appropriate levels.

Article 3. This Decision comes into effect from the day of signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Minh Khai

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 687/QD-TTg dated June 07, 2022 on approving the scheme for circular economy development in Vietnam
Official number: 687/QD-TTg Legislation Type: Decision
Organization: The Prime Minister of Government Signer: Le Minh Khai
Issued Date: 07/06/2022 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 687/QD-TTg dated June 07, 2022 on approving the scheme for circular economy development in Vietnam

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status