BỘ Y TẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
47/2014/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày
11 tháng 12 năm 2014
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI
CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Căn cứ Luật an toàn thực
phẩm năm 2010;
Căn cứ Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số
38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị
định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực
phẩm;
Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Chương I
HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ PHÂN CẤP
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH
DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Điều
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng
nhận) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (sau đây gọi tắt là cơ sở) được
đóng thành 01 bộ theo quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm, gồm
các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu
số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao
có xác nhận của cơ sở).
3. Bản mô tả về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:
a) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng
của cơ sở;
b) Sơ đồ quy trình chế
biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
c) Bản kê về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh
dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
5. Danh sách kết quả
khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ
ăn uống.
6. Danh sách kết quả cấy
phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến,
kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang
lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
Điều
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1. Thẩm xét hồ sơ:
a) Trong thời gian 05
ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét
tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
b) Nếu quá 60 ngày, kể
từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ mà cơ sở không có phản hồi
hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.
2. Thẩm định cơ sở:
a) Sau khi có kết quả
thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền
có trách nhiệm thẩm định cơ sở. Trường hợp ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan
có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;
b) Đoàn thẩm định cơ sở:
- Đoàn thẩm định cơ sở
do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền
thẩm định ra quyết định thành lập;
- Đoàn thẩm định cơ sở
gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó tương ứng phải có ít nhất 1 đến 2 thành
viên làm công tác về an toàn thực phẩm;
- Trưởng đoàn thẩm định
chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở.
c) Nội dung thẩm định
cơ sở:
- Đối chiếu thông tin
và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại
cơ sở theo quy định;
- Thẩm định điều kiện
an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định
theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cấp Giấy chứng nhận:
a) Trường hợp cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận cho cơ sở theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông
tư này. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm.
b) Trường hợp cơ sở
chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện, biên bản phải
ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 15 ngày. Đoàn thẩm định
tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các
yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước. Việc
thẩm định thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này
c) Trường hợp cơ sở
không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền
căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản
cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám
sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại
Điều 1 của Thông tư này.
Điều
3. Cấp đổi Giấy chứng nhận
1. Cơ sở đã được
cấp Giấy chứng nhận và còn thời hạn nhưng thay đổi tên của cơ sở hoặc (và) đổi
chủ cơ sở hoặc (và) thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và toàn bộ quy
trình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở thì được cấp đổi Giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ xin cấp đổi
Giấy chứng nhận (01 bộ) gồm những giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp đổi
Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Giấy chứng nhận
đang còn thời hạn (bản gốc);
c) Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự
thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công chứng);
d) Bản sao kết quả
khám sức khỏe, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới
(trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở.
3. Trong thời gian 7
ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận, cơ quan
có thẩm quyền có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận cho cơ sở; trường hợp từ
chối phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở lý do không cấp đổi Giấy chứng nhận.
Điều
4. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận sẽ
bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ ăn uống không hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ
ăn uống đã đăng ký;
b) Có văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển đổi ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn
uống tại cơ sở;
c) Cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền
thu hồi:
a) Cơ quan cấp Giấy chứng
nhận có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cơ quan có thẩm quyền
cấp trên có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan cấp dưới cấp.
Điều
5. Phân cấp cấp Giấy chứng nhận
1. Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp
Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã
và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh
doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
2. Ủy ban nhân dân
(hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh
chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do
Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố
thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới
200 suất ăn/lần phục vụ.
3. Căn cứ vào tình
hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối
với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.
Điều
6. Kiểm tra cơ sở
1. Kiểm tra định kỳ
đối với cơ sở sau khi được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 9 Thông
tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh
doanh thức ăn đường phố (sau đây viết tắt là Thông tư số 30/2012/TT-BYT)
2. Kiểm tra đột xuất
đối với cơ sở theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 30/2012/TT-BYT.
Chương
II
QUẢN LÝ CÁC
CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều
7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
tương ứng theo quy định tại các Điều 3, 4 và 5 và các Khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 8 Điều
6 Thông tư số 30/2012/TT-BYT.
2. Chủ cơ sở và người
trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống phải thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều
3, Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 30/2012/TT-BYT;
có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều
13 của Thông tư này.
3. Trước khi tổ chức
hoạt động và định kỳ 3 năm, chủ cơ sở dịch vụ ăn uống phải cam kết bảo đảm
an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý tương ứng quy định tại Điều
8 theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
8. Phân cấp quản lý
1. Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý cơ sở có quy
mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
2. Ủy ban nhân dân
(hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh
quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 - 200
suất ăn/lần phục vụ.
3. Trạm y tế xã, phường,
thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50
suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.
4. Căn cứ vào tình
hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, nếu cần thiết, Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc quản lý đối với các cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.
Điều
9. Tần xuất kiểm tra
1. Cơ quan quản lý
theo phân cấp quy định tại Điều 8 Thông tư này có trách nhiệm
tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ không quá 04 lần/năm đối với cơ sở quy định
tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Thông tư này.
2. Cơ quan quản lý nhà
nước các cấp tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực
phẩm, sự cố an toàn thực phẩm có liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo
theo yêu cầu thực tế và theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Chương
III
TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều
10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
1. Đối với tổ chức:
a) Đơn đề nghị và bản
danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ chứng minh
đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Đối với cá nhân:
a) Đơn đề nghị xác nhận
kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 07 ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ chứng minh
đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều
11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân nộp
hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan có
thẩm quyền tương ứng theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 của Thông
tư này hoặc các đơn vị, tổ chức được Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), Sở Y
tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
giao xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
2. Trong thời gian 10
ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo cho tổ
chức, cá nhân.
3. Kiểm tra kiến thức
về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm
theo quy định.
4. Giấy xác nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi
trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền
theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận kiến thức về
an toàn thực phẩm theo Mẫu số 08 (đối với tập thể)
hoặc Mẫu số 9 (đối với cá nhân) ban hành kèm theo Thông
tư này.
5. Người được xác nhận
kiến thức về an toàn thực phẩm phải nộp lệ phí cấp Giấy xác nhận theo quy định
của pháp luật.
Điều
12. Nội dung tài liệu và hiệu lực Giấy xác nhận
1. Nội dung tài liệu
kiến thức về an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực
phẩm đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống do Cục An
toàn thực phẩm, Bộ Y tế ban hành.
2. Giấy xác nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp; cá nhân đã được
cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc
tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015.
2. Cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hết thời hạn
3 năm kể từ ngày cấp phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
3. Cơ sở dịch vụ ăn
uống không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm khi hết thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp phải thực hiện việc
cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông
tư này.
4. Người kinh doanh dịch
vụ ăn uống đã được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực
phẩm hoặc Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm trước
khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày cấp phải làm thủ tục cấp Giấy xác nhận
kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
Điều
14. Tổ chức thực hiện
1. Cục An toàn thực phẩm,
Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm
vi toàn quốc.
2. Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ
chức thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(Công báo, Vụ KGVX, Cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT BYT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, ATTP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
Mẫu số 01
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
………….....,
ngày........ tháng........ năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm
(Dùng cho cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống)
Kính gửi:..........................................................................................................
Họ và tên chủ cơ sở:
........................................................................................
Tên cơ sở:
.............................................................................................………
Địa chỉ trụ sở (theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh):
...........................................................................................................................
Điện thoại:..................................Fax:................................................................
Địa chỉ kinh doanh (nếu khác với địa chỉ cơ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
………..………………………………………………………………
...........................................................................................................................
Điện thoại:..................................Fax:................................................................
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
..……………………………………………………………………………….
Quy mô kinh doanh dự kiến (tổng số suất ăn/lần
phục vụ):…... ......................
..……………………………………………………………………………….
Số lượng người lao động:......................(trực
tiếp:...........; gián tiếp:...............)
Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm: ......................................................................................................................................
…….....……………………………………………………………………………….
|
CHỦ CƠ SỞ
(ký tên
& ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
………….....,
ngày........ tháng........ năm 20….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH
DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Thực hiện Quyết định số ………….……, ngày……..
tháng…… năm……………..
của …………………………………………………………………………………...
Hôm nay, ngày ……tháng…. năm 20………, Đoàn thẩm định
gồm có:
1...............................................................................................
Trưởng đoàn
2................................................................................................
Thư ký
3................................................................................................Thành
viên
4................................................................................................Thành
viên
5................................................................................................Thành
viên
tiến hành thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm
tại cơ sở: ………………… …..........................................................................................................
……………..
Địa chỉ:........................................................................................................................
Loại hình kinh
doanh:.................................................................................................
Điện thoại..............................................Fax................................................................
Đại diện cơ sở:
1.……………..................................................................................................
2.……………………………………………………………………………..
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
A. Đối chiếu với hồ sơ gốc
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
1. [ ] Phù hợp
2. [ ] Không phù hợp
2. Giấy xác nhận sức khoẻ:
Số lượng đăng ký:………. Số lượng thực tế:………….
3. Xét nghiệm phân (nếu thuộc đối tượng phải
XN):……………………......
4. Giấy xác nhận kiến thức về ATTP: Số đăng
ký……… Số thực tế………...
B. Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm
I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất
1. Tổng diện tích mặt bằng cơ sở:………………………………..….……………….
2. Diện tích khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống:………………..…………………
3. Địa điểm, môi trường:…………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..
4. Thiết kế, bố trí cơ sở:
a) Phù hợp với quy mô kinh
doanh:………….……………………………….
b) Nguyên tắc một chiều:……………………………………….…………….
c) Cách biệt giữa các khu vực:
……….……………………….………………
d) Kho/khu vực lưu giữ nguyên liệu:….………………………………………
..………………………………………………………………………………..
đ) Khu vực sơ chế:..…………………….……………………..………………
. ………………………………………………………………………………..
e) Khu vực nấu ăn:.……………………………………………...…………….
...………………………………………………………………………………..
g) Khu vực bảo quản, nơi ăn uống:……………………………………………
.………………………………………………………………………………...
h) Cống rãnh thoát nước: …………..…………………………………………
i) Khu vực rửa tay……………………..……………………….……………..
- Nước rửa
tay...................................................................................................
- Chất sát trùng...................................................................................................
j) Khu vực thay bảo hộ lao động...............…..………………………………...
k) Khu vực thu gom, xử lý chất thải:
…………………………………………
l) Nhà vệ sinh…………….……………………………………………………
5. Kết cấu cơ sở:
a) Độ vững chắc:……………………………………………………………....
b) Trần, tường, nền nhà: ………………………………………………………
6. Hệ thống thông
gió:………..….…………………………..……………………….
7. Hệ thống chiếu
sáng:…..………………………..…………………………………
8. Nguồn nước sạch:
a) Nước dùng để chế biến thực phẩm:………………….……………………..
b) Nước đá sử dụng trong ăn uống/bảo quản
thực phẩm:..……………………
…………………………………………………………………………………
c) Nước vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dung cụ:………..……………..………...
9. Nguồn gốc nguyên liệu/phụ gia thực phẩm:………..……….…………………….
………………………………………………………………………………………..
10. Sổ sách, ghi chép kiểm thực ba
bước:………..…………………………………..
………………………………………………………………………………………..
11. Phương tiện rửa và khử trùng
tay:……….……………………………………….
………………………………………………………………………………………..
II. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
1. Thiết bị, dụng cụ bảo quản nguyên liệu, thực
phẩm….…………………….
…………………………………………………………………………………
2. Dụng cụ chế biến thức ăn sống/chín:.………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Dụng cụ ăn uống:…………………………………………………………...
4. Dụng cụ chứa đựng/bày bán thức
ăn:………………………………………
5. Trang thiết bị vận chuyển thức
ăn:…………………………………………
6. Dụng cụ
lưu, bảo quản mẫu thức ăn, sổ ghi chép:…………………………..
…………………………………………………………………………………
7. Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật
gây hại:..…………………….
8. Các trang thiết bị khác liên
quan:…………………………………………
III. Điều kiện đối với người kinh doanh dịch
vụ ăn uống
a) Găng tay/trang phục bảo
hộ:……………………………………………….
b) Vệ sinh cá nhân (bàn tay, móng
tay)::……………………………………...
c) Thực hành các yêu cầu về an toàn thực phẩm
trong chế biến thực phẩm ……………..…………………………………………………………………..
IV. Đánh giá và kết luận
1. Đánh giá:
a) Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
b) Điều kiện trang thiết bị dụng cụ:
c) Điều kiện con người:
.............................................................................................................................
2. Kết luận
……………………………………………………………………………………..
Đạt
|
□
|
Không đạt
|
□
|
Chờ hoàn thiện
|
□
|
Thời hạn hoàn thiện:
|
□ ngày kể từ ngày thẩm định.
|
Nếu quá thời hạn này, cơ quan thẩm định không
nhận được báo cáo hoàn thiện của cơ sở thì cơ sở được coi là không đạt và phải
thực hiện lại quy trình đề nghị thẩm định như ban đầu.
Biên bản kết thúc lúc: .........giờ ....... phút
ngày ....... tháng....... năm ..............
và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Một bản do cơ quan thẩm định giữ và một bản do chủ cơ sở giữ.
Đại diện cơ
sở
(Ký, ghi rõ
họ tên)
|
Trưởng đoàn thẩm
định
(Ký, ghi rõ
họ tên)
|
Mẫu số 03
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
TÊN CƠ QUAN CẤP……………………………………………………
….……………..........................
CHỨNG NHẬN
Tên cơ sở:………………………………....................................................................
.................................................................................................................................
Chủ cơ sở:
………...................................................................................................
.................................................................................................................................
Địa chỉ kinh
doanh:..................................................................................................
.................................................................................................................................
Điện thoại:……...........................................Fax:......................................................
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY
ĐỊNH ĐỂ:
………...........................................................................
|
…,
ngày
tháng năm 20…
LÃNH ĐẠO CƠ
QUAN
(Ký tên
& đóng dấu)
|
Số:…………/20…..../ATTP-CNĐK
( Có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp)
|
|
Mẫu số 04
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC
PHẨM
Kính gửi :
(Tên cơ quan cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
Cơ sở.............................đã được cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số.......................,
ngày.... tháng...... năm...........của.......................
.......................................................................................................................
Lý do cấp đổi:……………………………………………………………
Hồ sơ cấp đổi lại Giấy chứng nhận bao gồm :
1. Đơn đề nghị
cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2........................................................................................................................
3........................................................................................................................
4........................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
|
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên,
đóng dấu)
|
Mẫu số 05
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
BẢN CAM KẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Ngày ..... tháng .....năm ......., tại:.................................................................
Người đại diện:
..............................................................................................
Loại hình cung cấp/kinh
doanh:......................................................................
Địa chỉ/địa điểm:
..........................................................................................
CAM KẾT
Thực hiện đúng các quy định về điều kiện an toàn
thực phẩm trong cung cấp dịch vụ ăn uống và chịu hoàn toàn trách nhiệm về
những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật với những nội dung sau:
(1) Cơ sở tuân
thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định về điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, nước
đá sạch.
(2) Chủ cơ sở
và người trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống có đủ Giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm; kết quả khám sức khoẻ và phiếu xét nghiệm cấy phân theo quy định.
(3) Cam
kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ
quan chức năng có thẩm quyền của địa phương theo đúng quy định.
UBND………………….…….
(CƠ QUAN CHỨC
NĂNG)
(ký &
ghi họ tên)
|
ĐẠI DIỆN CƠ
SỞ
(ký &
ghi họ tên)
|
Mẫu số 06
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Kính gửi: ….. (cơ
quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)
Tên tổ chức/doanh nghiệp: ………………………………………...…
Tên người đại diện:……………………………………………………
Giấy CNĐKDN (hoặc CMTND đối với người đại
diện) số ………………… cấp ngày ….. tháng ….. năm ………, nơi cấp ………………………………………
Địa chỉ: …………………………….., Số điện thoại …………………………
Số Fax ……………………………… E-mail ………………………………
Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về
an toàn thực phẩm chúng tôi đã hiểu rõ các quy định và kiến thức về an toàn
thực phẩm. Nay đề nghị Quý cơ quan tổ chức kiểm tra, xác nhận kiến thức cho
chúng tôi theo quy định với danh sách gửi kèm theo.
|
Địa danh,
ngày ….. tháng … năm …….
Đại diện Tổ
chức/cá nhân
(Ký ghi rõ họ,
tên và đóng dấu)
|
Danh sách đề
nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
(kèm theo Đơn
đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của……….. ….. (tên tổ chức)
TT
|
Họ và Tên
|
Năm sinh
|
Nam
|
Nữ
|
Số CMTND
|
Ngày, tháng,
năm cấp
|
Nơi cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa danh,
ngày ….. tháng … năm……
Đại diện Tổ
chức xác nhận
(Ký ghi rõ họ,
tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 07
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Kính gửi: ….. (cơ
quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)
Tên cá nhân ………………………………………...…
CMTND số ………………… cấp ngày ….. tháng ….. năm ………,
nơi cấp ………………………………………
Địa chỉ: …………………………….., Số điện thoại …………………………
Số Fax ……………………………… E-mail ………………………………
Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về
an toàn thực phẩm tôi đã hiểu rõ các quy định và kiến thức về an toàn thực
phẩm. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức kiểm tra, xác nhận kiến thức cho tôi
theo quy định.
|
Địa danh,
ngày ….. tháng … năm …….
Người đề
nghị
(Ký ghi rõ họ,
tên)
|
Mẫu số 08
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN
XÁC NHẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Số:
/20...../XNKT-….ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận…
Căn cứ Thông tư số ………………………..… và nội dung, tài
liệu kiến thức an toàn thực phẩm …………………………………………………………………..
...(tên cơ quan xác nhận).... xác nhận
các ông/bà thuộc tổ chức:……………
Tên tổ chức/Cá nhân: ………………………………………………………..
Địa chỉ:
……………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/CMTND số
………………………, cấp ngày ………………………… nơi cấp: …………………..……………………..
Điện thoại: ………..………………… Fax: ……………..……………………
(có tên trong danh sách kèm theo Giấy này)
có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
Giấy này có giá trị hết ngày ….. tháng .... năm
………………
|
…………., ngày…
tháng ….. năm …..
Thủ trưởng
cơ quan xác nhận
(ký tên,
đóng dấu)
|
Danh sách
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
(kèm theo Giấy
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm Số:…………. /20.../XNTH-ký hiệu viết tắt của
cơ quan xác nhận)
TT
|
Họ và Tên
|
Năm sinh
|
Nam
|
Nữ
|
Số CMTND
|
Ngày, tháng,
năm cấp
|
Nơi cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa danh,
ngày … tháng … năm ……..
Thủ trưởng
cơ quan xác nhận
(Ký ghi rõ họ,
tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 9
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
|
GIẤY XÁC
NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Số:
/20... /XNTH-ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận
(Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm dùng cho cá nhân)
Căn cứ Thông tư liên tịch số
....... ............và nội dung, tài liệu kiến thức an toàn thực phẩm.................................................................................................
...(tên cơ quan xác nhận)....
xác nhận các ông/bà.............................................
Năm sinh:
.........................................................................................................,
Địa
chỉ:
.....................................................................................................................
CMTND số ................,
...................cấp ngày .............. nơi cấp: .....................
Điện thoại:
........................................................Fax:.....................................
Có kiến thức cơ bản về an toàn
thực phẩm theo quy định hiện hành.
Giấy này có giá trị hết
ngày..... tháng .... năm ........
|
............,
ngày......tháng.......năm………
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(Ký ghi rõ họ,
tên và đóng dấu)
|