UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/1998/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 1998

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 09/1998/PL-UBTVQH10 NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

Để phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ, việc phải xét xử tại Toà án;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ hai về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hoà giải

Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Điều 2. Hình thức hoà giải

Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động hoà giải, các hình thức hoà giải ở cộng đồng dân cư.

Điều 3. Phạm vi hoà giải

1- Việc hoà giải được tiến hành đối với những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm:

a) Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau;

b) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình;

c) Những việc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

2- Các vụ, việc sau đây không hoà giải :

a) Tội phạm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính;

c) Vi phạm pháp luật và các tranh chấp mà theo quy định của pháp luật thì không được hoà giải.

3- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc hoà giải để trốn tránh xử lý bằng biện pháp hình sự, hành chính.

Điều 4. Nguyên tắc hoà giải

Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

1- Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;

2- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải;

3- Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

4- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.

Điều 5. Vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong công tác hoà giải

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc xây dựng, củng cố Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hoà giải ở cơ sở; tham gia hoà giải theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quản lý nhà nước về công tác hoà giải

1- Nội dung quản lý nhà nước về công tác hoà giải bao gồm:

a) Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải;

b) Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải;

c) Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;

d) Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải.

2- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác hoà giải trong phạm vi cả nước.

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở địa phương.

Chương 2:

TỔ HOÀ GIẢI VÀ TỔ VIÊN TỔ HOÀ GIẢI

Điều 7. Tổ hoà giải

1- Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.

2- Tổ hoà giải có tổ trưởng và các tổ viên do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và do Uỷ ban nhân dân cùng cấp công nhận.

Chính phủ quy định chi tiết thủ tục bầu, miễn nhiệm tổ trưởng và tổ viên Tổ hoà giải.

Điều 8. Tổ trưởng Tổ hoà giải

1- Tổ trưởng Tổ hoà giải là người phụ trách Tổ hoà giải, đồng thời tham gia hoạt động hoà giải với tư cách tổ viên.

2- Tổ trưởng Tổ hoà giải có các nhiệm vụ sau đây:

a) Phân công, điều hoà, phối hợp hoạt động của các tổ viên Tổ hoà giải; phối hợp hoạt động với Tổ hoà giải khác khi xét thấy cần thiết;

b) Tổ chức rút kinh nghiệm về công tác hoà giải;

c) Báo cáo Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn về công tác hoà giải.

Điều 9. Tiêu chuẩn của tổ viên Tổ hoà giải

Tổ viên Tổ hoà giải có các tiêu chuẩn sau đây:

1- Có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có uy tín trong nhân dân;

2- Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật;

3- Tự nguyện tham gia tổ chức hoà giải, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác hoà giải.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI

Điều 10. Tiến hành việc hoà giải

Việc hoà giải được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

1- Tổ viên Tổ hoà giải chủ động hoà giải hoặc tổ chức việc hoà giải theo sáng kiến của mình;

2- Theo sáng kiến của tổ trưởng Tổ hoà giải;

3- Theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác;

4- Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh chấp.

Điều 11. Người tiến hành hoà giải

Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên Tổ hoà giải tiến hành. Trong trường hợp cần thiết, tổ viên Tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ hoà giải cùng tham gia hoà giải.

Điều 12. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau

Trong trường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các Tổ hoà giải khác nhau, thì các Tổ hoà giải đó phối hợp để thực hiện việc hoà giải.

Điều 13. Phương thức hoà giải

Việc hoà giải được tiến hành theo phương thức sau đây:

1- Bằng lời nói;

2- Trong trường hợp các bên có yêu cầu hoặc được các bên đồng ý, việc hoà giải được tổ viên Tổ hoà giải lập biên bản;

3- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, tổ viên Tổ hoà giải có thể tiến hành việc hoà giải bằng cách gặp gỡ từng bên hoặc các bên;

4- Sau khi tìm hiểu sự việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tham khảo ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, lắng nghe ý kiến của các bên, tổ viên Tổ hoà giải phân tích, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

Điều 14. Kết thúc việc hoà giải

Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

Tổ viên Tổ hoà giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15. Khen thưởng

1- Tổ hoà giải và tổ viên Tổ hoà giải có thành tích trong công tác hoà giải thì được khen thưởng.

2- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoà giải ở cơ sở, tích cực tham gia hoà giải thì được khen thưởng.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Người nào có hành vi vi phạm Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về hoà giải ở cơ sở, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Phạm vi áp dụng

1- Pháp lệnh này áp dụng đối với việc tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở.

Đối với những Tổ hoà giải ở cơ sở đã được thành lập trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này để kiện toàn tổ chức và phát huy vai trò trong hoạt động hoà giải.

2- Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với hoạt động hoà giải của các tổ chức thích hợp khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 19. Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh

Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 09/1998 /PL-UBTVQH

Hanoi, December 25, 1998

 

ORDINANCE

ON THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF RECONCILIATION AT THE GRASSROOTS

(No. 09/1998 /PL-UBTVQH of December 25, 1998)

In order to carry forward the tradition of solidarity and mutual assistance and love in the population communities, raise the effectiveness of the settlement of lawbreaking acts and minor disputes among the people at the grassroots and contribute to the prevention and limitation of lawbreaking, preserve social order and safety, and reduce cases and acts to be brought to Court;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the National Assembly, 10th Legislature, Second Session, on the Program of elaborating laws and ordinances in 1998;
This Ordinance provides for the organization and activities of reconciliation at the grassroots
.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Reconciliation

Reconciliation at the grassroots is the act of guiding, assisting and persuading the parties to reach agreement and voluntarily settle among themselves law breaking acts and minor disputes with the aim of preserving solidarity within the population, prevent and limit law violations, ensure social order and safety within the population communities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reconciliation at the grassroots shall be achieved through the activities the Reconciliation Group or other appropriate organizations of the population at hamlets, villages, street dwellers groups and other population groups in conformity with law, social ethics and the fine customs and practices of the people.

The State shall create conditions for and encourage reconciliation activities and various forms of reconciliation at the population communities.

Article 3.- Scope of reconciliation

1. Reconciliation shall be performed for minor law breaking acts and disputes among the population communities. These include:

a/ Quarrel or dispute between individuals;

b/ Disputes of rights and interests arising from civil, marriage and family relationships;

c/ Other law-breaking acts which, as prescribed by law, have not reached the extent which warrants handling by criminal or administrative measures.

2. The following acts and cases shall not be subject to reconciliation:

a/ Criminal offenses, except where the victim does not request criminal jurisdiction and which are not dealt with by the competent State authority through administrative jurisdiction a prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Law-breaking acts and disputes which shall not be subject to reconciliation as prescribed by law.

3. All acts of misusing reconciliation to evade handling by criminal or administrative measures are strictly forbidden.

Article 4.- Principles of reconciliation

Reconciliation shall have to be performed on the following principles:

1. Conformity with the line and policies of the Party, the law of the State, the social ethics and the fine customs and practices of the people;

2. Respect for the voluntariness of the parties; not to oblige or coerce the disputing parties to accept reconciliation;

3. Objectiveness, transparency, conforming to reason and sentiments, keeping secrecy of information on private life of the disputing parties, respect for the legitimate rights and interests of others, non-infringement upon the interests of the State and public interests;

4. To act promptly, with initiative and consistence aimed at preventing law violations, limiting possible bad consequences and achieving the aim of reconciliation.

Article 5.- Role of the Vietnam Fatherland Front Committee, the member organizations of the Front, and other social organizations, economic organizations, State agencies, peoples armed force units and citizens in the reconciliation work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- State management of reconciliation work

1. State management over reconciliation work consists of the following:

a/ To issue legal documents on the organization and activities of reconciliation;

b/ To guide the organization and activities of reconciliation;

c/ To organize the training in the line and policies of the Party and the law of the State, and raise the professional skill in reconciliation for those engaged in reconciliation work;

d/ To preliminarily sum up and make a general review of reconciliation work.

2. The Government exerts unified State management over reconciliation work in the whole country.

The Ministry of Justice is answerable to the Government in exercising State management over reconciliation at the grassroots; guiding and directing the People’s Committees of various levels to conduct State management over reconciliation work in the localities.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Reconciliation Group

1. The grassroots Reconciliation Group is the self-managing organization of the population set up in the hamlets, villages, street dwellers groups and other population clusters in order to carry out or organize the carrying out of reconciliation in minor lawbreaking acts and disputes among the population as prescribed by law.

2. A Reconciliation Group has a group head and group members chosen and introduced by the Committee of the Fatherland Front in the commune, ward, or township for the peoples election and recognized by the People’s Committee of the same level.

The Government shall detail the procedures of electing and dismissing the group head and group members of the Reconciliation Group.

Article 8.- Head of the Reconciliation Group

1. The Head of the Reconciliation Group is the person in charge of the Reconciliation Group and at the same time takes part in the reconciliation activities in his capacity as a member of the group.

2. The Head of the Reconciliation Group has the following tasks:

a/ To allocate work, regulate and coordinate the activities of group members; to coordinate the activities with the other Reconciliation Groups when he deems it necessary;

b/ To organize the drawing of experience on reconciliation work;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Criteria of member of Reconciliation Group

A member of Reconciliation Group must have the following criteria:

1. Having good ethical qualities, seriously abide by the undertaking and policies of the Party, the law of the State and enjoying prestige among the population;

2. Having the capability to persuade and mobilize the population to implement policies and law;

3. To voluntarily take part in the reconciliation organization, have the sense of responsibility and ardor in reconciliation work.

Chapter III

RECONCILIATION ACTIVITIES

Article 10.- Performing reconciliation

Reconciliation shall be performed in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. At the initiative of the head of the Reconciliation Group

3. At the proposal of other agencies, organizations or individuals;

4. At the request of one party or the parties in dispute.

Article 11.- Performer of reconciliation

The reconciliation may be performed by one or a number of members of the Reconciliation Group. In case of necessity, the member of the Reconciliation Group may invite person or persons outside the group to take part in the reconciliation.

Article 12.- Reconciliation in dispute to which concerned parties live in different population clusters.

In case the disputing parties living in population clusters with different Reconciliation Groups, the groups shall have to coordinate action to perform reconciliation.

Article 13.- Methods of reconciliation

Reconciliation is performed in the following methods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If requested or agreed upon by the parties, reconciliation shall be recorded in writing by the group members;

3. Depending on specific cases, members of the Reconciliation Group may conduct reconciliation through meetings with each party or with all parties;

4. After inquiring into the case, the cause of the litigation and consulting related individuals, agencies and organizations, and listening to the opinions of the parties, the group member shall analyze and persuade the parties to reach agreement in conformity with law, social ethics and the fine customs and practices of the people and voluntarily carry out this agreement.

Article 14.- Concluding the reconciliation

The reconciliation shall be concluded when the parties have reached agreement and volunteer to carry out this agreement.

Members of the reconciliation group shall encourage and persuade the parties to carry out the agreement.

Chapter IV

REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 15.- Rewards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals with good achievements in the building and consolidation of the organization and raising the effectiveness of the activities of the Reconciliation Groups at the grassroots and actively take part in reconciliation shall be commended and rewarded.

Article 16.- Handling of violations

A person or persons who take acts in violation of this Ordinance and other provisions of law on reconciliation at the grassroots shall, depending on the character and extent of the violation, be disciplined, subject to administrative sanctions or examination for penal liability. If they cause damage, they shall have to pay compensation as prescribed by law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- Scope of regulation

1. This Ordinance applies to the organization and activities of Reconciliation Groups at the grassroots.

For the reconciliation groups which had been set up before this Ordinance takes effect, they shall base themselves on the provisions of this Ordinance to strengthen their organization and promote their role in reconciliation activities.

2. The provisions of this Ordinance shall also apply to the reconciliation activities of other appropriate organizations of the people in the population communities at the grassroots.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Ordinance takes effect as of the date of its promulgation.

The earlier regulations which are contrary to this Ordinance are now annulled.

Article 19.- Guidance for the implementation of the Ordinance

The Government shall coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front in guiding the implementation of this Ordinance

 

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Ordinance No. 09/1998 /PL-UBTVQH of December 25, 1998 on the organization and activities of reconciliation at the grassroots
Official number: 09/1998/PL-UBTVQH Legislation Type: Ordinance
Organization: The Standing Committee of National Assembly Signer: Nong Duc Manh
Issued Date: 25/12/1998 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Ordinance No. 09/1998 /PL-UBTVQH of December 25, 1998 on the organization and activities of reconciliation at the grassroots

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status