THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 723/CT-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, các ngành, các cấp và khu vực các doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp bách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì phát triển bền vững.

Nhiệm vụ đề ra cho những tháng còn lại của năm 2008 và năm 2009 là rất nặng nề, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong chiều hướng suy giảm, giá dầu thô, lương thực và nhiều vật tư chủ yếu khác trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, dịch bệnh, thiên tai liên tục xảy ra … ở trong nước, kinh tế có chiều hướng phát triển chậm lại, các cân đối vĩ mô không ổn định, giá cả liên tục tăng cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn …

Để khắc phục khó khăn trở ngại trên, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2006 – 2010, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 với những nội dung chủ yếu sau:

A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2009

I. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Nhiệm vụ của năm 2009 phải tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

1. Về kinh tế

a) Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ và thu hút đầu tư. Dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 phấn đấu tăng 7% - 7,5%. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất công nghiệp. Thực hiện các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu và hàng xuất khẩu.

Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tăng mạnh đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn để vừa bảo đảm đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước, vừa tăng thêm số lượng lương thực xuất khẩu. Thực hiện các giải pháp không để dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi xảy ra trên diện rộng; đảm bảo đủ giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, nhất là đối với lúa, phấn đấu sản lượng lương thực và năng suất lúa cao hơn năm 2008. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, nhất là các loại sản phẩm đang được giá, thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn.

Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn thực phẩm. Bảo đảm về giống, thức ăn, kỹ thuật và các Điều kiện cần thiết khác để khôi phục và phát triển nhanh ngành chăn nuôi. Chú trọng khai thác hải sản hợp lý, đẩy mạnh nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, có giá trị gia tăng cao; phát triển mạnh du lịch; phát triển và nâng cao hơn chất lượng vận tải, bảo đảm lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp; trước hết là các quy định, thủ tục về thành lập doanh nghiệp, đầu tư, vay vốn, giải ngân; thủ tục thuế, hải quan, tiếp cận đất đai, mua bán ngoại tệ, thanh tra, kiểm tra.

b) Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu. Tháo gỡ các trở ngại liên quan đến xuất khẩu để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

c) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa là đầu vào của sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tăng cường kiểm soát thị trường. Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối để bảo đảm cung ứng hàng hóa với giá cả hợp lý, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu và tại những vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Kiểm soát việc cung ứng và giá bán các loại hàng hóa và dịch vụ độc quyền kinh doanh.

d) Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, những công trình giao thông quan trọng ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, có tính kết nối vận tải cao nhằm giải tỏa ách tắc, tăng khả năng lưu thông hàng hóa, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và có giá trị xuất khẩu lớn. Tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các công trình có khả năng đưa vào sử dụng trong năm 2009.

Tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng. Sử dụng có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); thu hút nhiều hơn và giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); tăng cường công tác thanh tra nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham ô, lãng phí, bảo đảm chất lượng của công trình. Chủ động ứng phó với những biến động bất thường trên thị trường vốn.

đ) Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn không thuộc lĩnh vực Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn.

2. Nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và các lĩnh vực khác.

a) Nâng cao năng lực khoa học công nghệ ở trong nước đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

b) Đổi mới mạnh hơn nữa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa đi đôi với việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa các lĩnh vực này. Khuyến khích và tạo Điều kiện cho tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao …

Đổi mới quản lý nhà nước, mở rộng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.

c) Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút mạnh các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách cho sinh viên, học sinh học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập.

d) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ thiết thực cho những đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án và các giải pháp, chính sách an sinh xã hội đã ban hành, để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống với người nghèo, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, vùng bị thiên tai.

Thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm cho người nghèo được thụ hưởng hợp lý thành quả của sự tăng trưởng. Giảm bớt các khoản đóng góp cho nông dân. Bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người dân khi nhà nước thu hồi đất.

đ) Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chủ động đối phó với các dịch bệnh ở người.

Chủ động phòng chống thiên tai, kịp thời tổ chức tìm kiếm cứu nạn, giảm mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân do thiên tai gây ra.

e) Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; đặc biệt là tình trạng tội phạm, ma túy, tai nạn giao thông, ách tắc giao thông ở các thành phố lớn.

3. Nhiệm vụ về bảo vệ môi trường

a) Giảm ô nhiễm môi trường, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở khu vực các nhà máy, các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc; cải tạo và xử lý môi trường trên các sông, hồ, ao, kênh mương bị ô nhiễm nặng.

Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả xấu do thiên tai gây ra.

b) Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở các lưu vực sông, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về môi trường, coi gìn giữ và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội.

c) Đáp ứng các yêu cầu trong cam kết bảo vệ môi trường với cộng đồng quốc tế, hạn chế tác động xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Việc cải cách hành chính trong thời gian tới phải hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, trong sạch, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.

a) Triển khai mạnh mẽ chương trình tổng thể cải cách hành chính và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Thực hiện chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính; phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, trước hết là các thủ tục liên quan đến đầu tư, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, các dịch vụ hành chính liên quan đến đời sống của nhân dân theo đúng Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chương trình Chính phủ điện tử gắn với việc đổi mới phương thức Điều hành của hệ thống hành chính, phù hợp với tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước.

b) Thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công sở.

c) Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, bao gồm công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác. Phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó rất chú trọng giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cho công chức.

Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.

5. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng.

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng; triển khai và thực hiện đồng bộ Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo.

Nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.

b) Tổ chức hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương, bao gồm cơ quan phòng, chống tham nhũng các Bộ, ngành và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở các địa phương theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng với Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thu và chi ngân sách nhà nước, quản lý tài chính công, công tác đề bạt và bố trí cán bộ. Tăng cường quản lý, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là những người có chức, có quyền.

6. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập dân tộc và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm, vùng biên giới và hải đảo, tạo môi trường chính trị ổn định cho phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 phải gắn với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, dự kiến kế hoạch 2009 của cả nước và bộ, ngành, địa phương.

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 phải góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để bảo đảm sự phát triển bền vững, tạo môi trường đầu tư – kinh doanh thông thoáng, cởi mở, bình đẳng, đồng thời thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội.

Trên cơ sở đó, trong xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng theo hướng tích cực, bám sát dự báo phát triển của nền kinh tế và các chính sách chế độ thu, tăng cường các biện pháp xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thương mại. Dự toán thu ngân sách nhà nước xây dựng với mức động viên phấn đấu đạt trên 22% GDP, trong đó thu thuế và phí trên 21% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 17% - 19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2008.

2. Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cân đối nguồn thu và các quy định pháp luật về chế độ, chính sách, định mức hiện hành hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Khi xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2009, cần chú ý các nội dung sau:

a) Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển theo hướng tiếp tục quán triệt việc thực hiện các giải pháp về rà soát, sắp xếp, Điều chỉnh lại vốn đầu tư theo Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2009 cần tập trung bố trí chi đầu tư phát triển cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, trong đó ưu tiên vốn các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các mục tiêu ưu tiên đầu tư của Nhà nước; tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, …

Các Bộ, ngành, địa phương phải bố trí dự toán chi đầu tư phát triển năm 2009 tập trung để: bảo đảm đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản đã ứng trước; tập trung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2009 và các công trình chuyển tiếp, các dự án, công trình trọng điểm, có hiệu quả và các công trình cấp bách khác; đảm bảo vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư; thanh toán khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành của các công trình. Hạn chế đến mức tối đa khởi công mới. Kiên quyết đình hoãn các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng, các dự án chưa thật sự cấp bách, không mang lại hiệu quả, …

Thực hiện bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo các quyết định của cấp có thẩm quyền, trong đó ưu tiên các địa phương thực sự khó khăn tại các khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn và các vùng khó khăn khác; hỗ trợ vốn đầu tư cho các địa phương tuyến biên giới; bổ sung vốn đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 (giai đoạn II), Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; vốn đối ứng các dự án ODA; hỗ trợ địa phương đầu tư nâng cấp hệ thống y tế cấp tỉnh và đầu tư các công trình di tích văn hóa quốc gia, v.v…

b) Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, văn hóa, y tế, môi trường, khoa học – công nghệ, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, hoạt động của Đảng, các đoàn thể theo đúng chính sách, chế độ, định mức hiện hành; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm bố trí chi ngân sách cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực khoa học và công nghệ, lĩnh vực văn hóa thông tin, sự nghiệp bảo vệ môi trường theo đúng yêu cầu trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, trong đó bố trí chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo – dạy nghề năm 2009 đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước[1]; lĩnh vực khoa học – công nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp bảo vệ môi trường đạt trên 1% tổng chi ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí tăng chi cho lĩnh vực y tế cao hơn tốc độ tăng chi chung của ngân sách nhà nước.

Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, các Bộ, ngành, địa phương phải gắn với việc thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với tất cả các cơ quan nhà nước; đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phải gắn với việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (riêng đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập); thực hiện thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập có Điều kiện sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cơ cấu lại nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước cho phù hợp. Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ quản lý của mình đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác xã hội hóa các lĩnh vực dịch vụ công theo quy định của Chính phủ.

c) Về dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 (giai đoạn II), Dự toán trồng mới 5 triệu ha rừng: các Bộ, cơ quan quản lý Chương trình căn cứ vào quyết định phê duyệt chương trình của Thủ tướng Chính phủ cho giai đoạn 2006 – 2010, kết quả dự kiến đạt được đến năm 2008 để có đánh giá cụ thể, chi tiết theo từng chương trình, dự án, có so sánh với mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch đặt ra để từ đó đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước; phân tích kỹ những kết quả đạt được cũng như các mặt còn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và dự toán ngân sách năm 2009 của các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 (giai đoạn II), Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 báo cáo Chính phủ, để trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

d) Chủ động cân đối nguồn chi từ ngân sách nhà nước để bảo đảm thực hiện chi cải cách tiền lương thời gian tới; đồng thời tiếp tục huy động các nguồn tài chính khác theo quy định chủ động thực hiện. Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chủ động tiếp tục thực hiện đầy đủ, đúng quy định các biện pháp tạo nguồn cải cách tiền lương như đã hướng dẫn năm 2008.

đ) Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thực hiện lập dự toán đầy đủ theo đúng trình tự, quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, các nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó chú ý lập chi tiết vốn ODA, vốn đối ứng cho từng chương trình, dự án, theo tính chất nguồn vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi sự nghiệp, bảo đảm phù hợp với tiến độ thực hiện.

e) Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thuộc các chương trình giao thông, thủy lợi, y tế tuyến huyện, kiên cố hóa trường lớp học cần khẩn trương dự kiến khả năng triển khai thực hiện và nhu cầu vốn trong năm 2009, gửi các Bộ, cơ quan được giao chủ trì quản lý các chương trình đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội. Ngân hàng Chính sách Xã hội dự kiến nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện cho vay học sinh, sinh viên năm 2009 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trình Chính phủ trước khi báo cáo Quốc hội theo quy định.

g) Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương các cấp ưu tiên bố trí dự phòng ngân sách ở mức cao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội và những nhiệm vụ quan trọng cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

h) Trong quá trình lập dự toán ngân sách năm 2009, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chủ động dự kiến đầy đủ các nhu cầu chi thực hiện chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới (nếu có), đặc biệt là các chính sách liên quan đến an sinh xã hội; bảo đảm các chế độ, chính sách dự kiến ban hành thực hiện từ năm 2009 phải được cân đối đủ nguồn lực, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các chế độ, chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Đối với các Bộ, địa phương triển khai thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, cần gắn công tác xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011 với công tác xây dựng dự toán ngân sách năm 2009. Giao Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ này.

4. Công tác xây dựng dự toán ngân sách địa phương các cấp: năm 2009 là năm thứ ba trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007 – 2010 đã được Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng dự toán ngân sách địa phương mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi đã được phân cấp, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (nếu có) được ổn định theo mức Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp trên đã giao năm 2007. Do vậy, trong việc lập dự toán ngân sách năm 2009, các địa phương cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước năm 2009 nêu tại các khoản 1, 2, 3, Mục II của Chỉ thị này. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:

a) Việc xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phải căn cứ vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2006 – 2010 đã được Hội đồng nhân dân các cấp thông qua, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, dự báo tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2009 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế trên địa bàn, chú ý đến những nguồn thu dự kiến phát sinh mới trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng khoản thu theo chế độ. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thu tiền sử dụng đất) tăng tối thiểu 17% - 19%, dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 5% - 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2008.

b) Xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương:

- Căn cứ vào nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có) được giao ổn định để xác định nguồn chi ngân sách địa phương được hưởng. Các địa phương cần tập trung ưu tiên bố trí các nhiệm vụ chi cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo kế hoạch chung của cả nước và của địa phương, trong đó cần chú ý tập trung nguồn lực đảm bảo các lĩnh vực chi giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, sự nghiệp môi trường theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; đảm bảo an sinh xã hội, …

- Đối với dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương như các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các chương trình, dự án quan trọng khác được xác định trên cơ sở tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan.

c) Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất, các địa phương chủ động dự kiến số thu trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và khả năng thực hiện; đồng thời lập phương án bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tương ứng với nguồn thu này để tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; ưu tiên bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị quyết của Quốc hội.

d) Đối với nguồn thu từ xổ số kiến thiết được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn và thực hiện quản lý thu, chi qua ngân sách nhà nước (không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước). Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến số thu, lập phương án phân bổ, sử dụng số thu này để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, tập trung bố trí vốn đảm bảo hoàn thành cơ bản cho hai mục tiêu giáo dục và y tế (trong đó sử dụng tối thiểu 20% để thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012), sau khi bố trí vốn đảm bảo hoàn thành cơ bản cho hai mục tiêu giáo dục và y tế thì mới đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội quan trọng khác của địa phương.

đ) Các địa phương chủ động tính toán dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2009 theo các nguyên tắc đã áp dụng trong năm 2008. Giao Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn cụ thể nội dung này.

e) Xây dựng dự toán huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ; đồng thời, chủ động bố trí ngân sách địa phương để trả các khoản đã vay, đã huy động (cả gốc và lãi) đến hạn trả theo quy định của pháp luật.

g) Các địa phương chủ động bố trí kinh phí và thực hiện trợ cước, trợ giá phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương về mặt hàng, sản phẩm, mức hỗ trợ, địa bàn hỗ trợ, v.v…

h) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tình hình thực hiện dự toán đối với các khoản được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2008, căn cứ các chính sách và chế độ hiện hành, xây dựng dự toán chi thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng đề nghị bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

5. Cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chủ động đánh giá, phân tích cụ thể kết quả thực hiện năm 2008; tập trung chỉ đạo thực hiện công tác quyết toán ngân sách năm 2007 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; thực hiện công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006; tiến hành xử lý; giải quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện và kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

6. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương, đơn vị phải quán triệt thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ, ngành, địa phương mình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng; bảo đảm việc xây dựng dự toán ngân sách, bố trí, sử dụng ngân sách thực sự tiết kiệm và có hiệu quả.

7. Các Bộ, cơ quan trung ương phải lập dự toán chi ngân sách theo đơn vị thực hiện và theo những nhiệm vụ chi quan trọng và phải có báo cáo thuyết minh rõ ràng, chi tiết về dự toán thu chi ngân sách năm 2009 của Bộ, ngành, địa phương mình theo quy định, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

B. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

I. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Tháng 6 năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011.

2. Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2008, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương, cơ quan, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011 (đối với các Bộ, địa phương tham gia thí điểm); gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và kiểm toán Nhà nước trước ngày 20 tháng 7 năm 2008.

3. Trong tháng 8 năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2009, đồng thời dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước.

4. Trong tháng 9 năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, để Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

5. Trước ngày 20 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2009 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các cơ quan, đơn vị khác trên cơ sở các nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ năm 2009.

6. Trước ngày 25 tháng 11 năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước.

7. Trước ngày 10 tháng 12 năm 2008, các Bộ, ngành, địa phương quyết định phương án phân bổ xong kế hoạch và dự toán ngân sách cho cấp dưới trên cơ sở nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, xác định các phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009.

b) Tổ chức hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, địa phương tham gia thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009, dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước năm 2009.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương cho các Bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án quan trọng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thẩm định và tổng hợp phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

đ) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các địa phương liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2008 và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009 trên cơ sở thực hiện Điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 12.

2. Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 và lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, địa phương tham gia thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo quy định của Luật ngân sách nhà nước) về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn 2009 -2011 (đối với các Bộ, địa phương làm thí điểm).

c) Chủ trì dự kiến phương án phân bổ chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2009, dự kiến số bổ sung có mục tiêu chi thường xuyên năm 2009 từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2009 trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định.

đ) Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các địa phương liên quan triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 trên cơ sở thực hiện Điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 12.

3. Các Bộ, cơ quan chủ trì quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, … do nhiều Bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương phối hợp thực hiện:

a) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2008 và lập dự toán năm 2009.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự kiến nhiệm vụ và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách (trong phạm vi tổng mức dự kiến kinh phí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thông báo) cho từng Bộ, cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định, tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:

a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của ngành, lĩnh vực phụ trách và của chính cơ quan, đơn vị, tổ chức mình.

b) Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng của mình, trên cơ sở tính toán các nguồn lực có thể khai thác được, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách hiện hành trình cấp thẩm quyền ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách (trước ngày 20 tháng 7 năm 2008), thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, các cơ quan liên quan làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2009.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành khác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội nhằm tạo sự đồng thuận cao, trình cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời báo cáo các cơ quan trung ương theo quy định.

b) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các địa phương liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm đ khoản 1 Mục II Phần B và điểm đ khoản 2 Mục II Phần B Chỉ thị này.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 



[1] Kể cả chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

THE PRIME MINISTER
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 723/CT-TTg

Hanoi, June 6, 2008

 

DIRECTIVE

ON FORMULATION OF THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN AND STATE BUDGET ESTIMATE FOR 2009

A. MAJOR TASKS OF THE 2009 PLAN

I. ECONOMIC DEVELOPMENT, SOCIAL AND ENVIRONMENTAL TASKS

In 2009 efforts should be further concentrated on curbing inflation and ensuring macro-economic stability, social security and sustainable growth.

1. Economic development

a/ Branches, levels and enterprises will continue to take synchronous measures to vigorously promote production and services and attract investment. It is expected that GDP of 2009 will increase 7-7,5%. To further promote economic and labor restructuring toward quickly increasing the shares of services and industries.

To strongly boost and increase the competitiveness and effectiveness of industrial production. To implement policies to encourage technology renewal, raising of quality, reduction of production expenses and product costs, especially for essential commodities and exports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To rapidly develop husbandry towards effectiveness, sustainability and food safety. To ensure breeds, feeds, techniques and other necessary conditions for restoring and developing husbandry. To attach importance to rational exploitation of marine resources and promoting the rearing, processing and export of aquatic products.

To develop services with potential and high value added: to strongly develop tourism; to develop and raise the quality of transport to ensure the circulation of goods and people's travel needs.

To continue reviewing and revising regulations and administrative procedures to become more convenient for people and businesses, first of all regulations and procedures related to business establishment, investment, capital borrowing and disbursement; and procedures related to taxation, customs, access to land, foreign exchange trading, inspection and examination.

b/ To take measures to promote export and effectively control import to reduce trade deficit. To remove export-related obstacles so as to reduce costs and increase the competitiveness of Vietnam's exports.

c/ To further implement measures to curb inflation. To ensure goods supply and demand balance, especially production input goods and people's essential consumer goods. To intensify market control. To build and develop distribution networks so as to ensure the supply of goods at reasonable prices, especially essential consumer goods and in areas with difficult socio-economic conditions.

To control the supply and sale prices of monopolized goods and services.

d/To mobilize to the maximum and efficiently utilize resources. To quickly disburse development investment capita, especially for projects to build essential socio-economic infrastructure and important traffic works in areas boosting large volumes of goods and high transport connectivity so as to remove bottlenecks and increase the volume of circulated goods, and investment projects to produce hi-tech products and products of high export value. To concentrate capital sources for key national projects and works likely to be put into Use in 2009.

To further improve the management of construction investment. To efficiently use and speed up the disbursement of official development assistance (ODA) capital; to attract more and quickly disburse foreign direct investment (FDI). to intensify inspection so as to effectively prevent embezzlement and waste, ensuring quality of works. To take the initiative in coping with anomalous developments on the capital market.

e/ To continue accelerating the reorganization and renewal of state enterprises and equitization of state corporations and large state enterprises operating in domains in which the State does not need to hold 100% of their capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To increase the domestic scientific and technological capacity together with increasing the absorption, master and application of the world's advanced scientific and technological achievements to various fields of social life. To promote socialization of scientific and technological activities in the direction of supporting the scientific and technological development market.

b/ To more strongly renovate the domains of education and training, healthcare and culture along with properly pursuing guideline and policies to encourage socialization of these domains. To encourage and create conditions for the private sector to invest in the domains of education, healthcare, culture and sports.

To renovate state management and expand the autonomy and accountability of cultural, health and education non-business units: to step by step increase the quality of social services.

c/ To concentrate on quickly developing human resources to meet development requirements, especially quality human resources, so as to attract investment projects with high technological level and big value added. To further properly implement policies of providing concessional loans for students and vocational trainees in disadvantaged circumstances to pursue their study.

d/ To properly implement social security policies so as to provide practical support for social policy beneficiaries, the poor and persons in disadvantaged circumstances in the process of development. To further promote the implementation of national target programs, programs, projects, solutions and policies on social security so as to support production development and stabilize life for the poor, ethnic minority people meeting with difficulties in poor areas and flood-stricken areas.

To reduce poverty in a sustainable manner and ensure that the poor can reasonable enjoy the fruits of growth. To reduce farmers' contributions. To ensure a better life for the people whose land is recovered by the State.

e/ To implement in a coordinated and effective manner measures to combat epidemics and proactively cope with epidemics or, humans.

To proactively prevent and control natural disasters, promptly organize search and salvage activities to minimize damage caused by natural disasters to people's life and property.

f/ To ffectively tackle burning social problems, especially crime, drug abuse, and traffic accidents and jams in major cities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To reduce environmental pollution and improve environmental quality. to basically tackle the degraded environment in factory areas, industrial parks and densely populated areas: to renovate and improve the environment on seriously polluted rivers, lakes, ponds and canals.

To raise the capacity of prevention and avoidance of natural disasters and climate change unfavorable to the environment and reduce their adverse impacts on the environment: to promptly respond to and overcome bad consequences caused by natural disasters.

b/ To rationally, effectively and sustainably utilize natural resources and the environment in river basins, ensure the ecological balance, conserve the nature and preserve biodiversity. To promote propaganda, education, training and retraining to raise awareness about the environment: to regard environmental preservation and protection as a responsibility of the entire society.

c/ To meet requirements in environmental protection commitments to the international community, limit adverse impacts of the globalization process on the domestic environment with a view to promoting economic growth and improving the quality of people's life.

4. To step up administrative reform, practice of thrift and combat of waste

In the near future, administrative reform must aim at building an administration to serve the people, which is clean, democratic, effective and efficient: and a contingent of qualified and capable cadres and civil servants who meet the requirements of national development and defense.

a/ To strongly implement the master plan on administrative reform and the Government's action program to implement the Resolution of the 5th plenum of the Party Central Committee, the Xth Congress, on stepping up administrative reform and increasing the management effectiveness and efficiency of the state apparatus. To implement the single-leader regime in administrative agencies; to clearly define responsibilities of heads and leading collectives at all levels. To step up reform of administrative procedures, first of all procedures related to investment, establishment and operation of enterprises, and administrative sen ices related to people's life in accordance with the Prime Minister's Decision No. 07/QD-TTg of April 1, 2008. To implement the e-government program in association with renewing the management mode of the administrative system in the process of application of information technologies to state management.

b/To strictly abide by the principles of publicity and transparency in operations of state management agencies at all levels: to widely disseminate and publicly post up clear and specific rules, processes and administrative procedures at public offices.

c/ To continue reforming the public-duty regime, including management of cadres, public employees and civil servants; the salary regime and other regimes and policies. To renovate the training and retraining of cadres, public employees and civil servants, with importance being attached to education of public employees in ethics and political qualities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To intensify anti-corruption work

a/ To perfect the legal system against corruption: to implement in a coordinated manner the Law Against Corruption and the Law on Practice of Thrift and Combat of Waste; to supplement and perfect the Law on Complaints and Denunciations.

To further raise the sense of responsibility among all levels, sectors, agencies, organizations, units, cadres, public employees and civil servants in anti-corruption work.

b/ To organize the effective operation of the anti-corruption steering committees at the central level, including anti-corruption bodies in ministries and branches, and the anti-corruption steering committees in localities according to the Law Against Corruption. To closely combine the implementation of the action program against corruption with the action program on practice of thrift and combat of waste, especially in the areas of land, investment in capital construction, state budget collection and spending, public finance management, and personnel promotion and appointment. To increase management and control of incomes of cadres and public employees, especially those with positions and powers.

6. To further strengthen defense and security, firmly preserve national independence and social order and safety, especially in key regions, border areas and islands, create a stable political environment for economic development and international economic integration.

II. TASKS OF MAKING STATE BUDGET ESTIMATES FOR 2009:

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other agencies at the central level, localities, agencies, units and organizations using state budget funds will organize the making of state budget estimates for 2009 in accordance with the Law on State Budget, the

Government's Decree No. 60/2003/ND-CPof June 6,2003. detailing and guiding the implementation of the Law on State Budget, and relevant legal documents. State budget estimates for 2009 must be made on the basis of the 2006-2010 five-year socio-economic development plan and the 2009 plans of the whole country, ministries, branches and localities.

State budget estimates for 2009 must contribute to curbing inflation and stabilizing the macro economy so as to ensure sustainable development, create an open and equal investment-business environment, and properly implement social security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. State budget revenue estimates for 2009 shall be made in the positive direction, closely following the development forecasts of the economy and revenue policies and regimes, increasing measures to thoroughly collect tax debts, combat revenue loss, tax evasion and trade fraud. State budget revenue estimates shall be made with the target of over 22% of GDP and tax and charge revenues accounting for over 21% of GDP. Domestic revenue estimates (excluding revenues from crude oil and land use levies) will increase at least 17-19% on average compared to the estimated figure of2008.

2. State budget expenditure estimates for 2009 shall be made on the basis of the revenue and expenditure balance and current legal provisions on regimes, policies and norms, aiming to achieve economic and social development objectives. When making state budget expenditure estimates, attention should be paid to the following contents:

a/ To make development investment expenditure estimates towards continuing implementing measures to review, reallocate and readjust investment capital under the Government's Resolution No. 10/2008/NQ-CP of April 17,2008. and the Prime Minister's Decision No. 390/QD-TTg of April 17. 2008. and concentrate on increasing the effectiveness of the use of investment capital, contributing to curbing inflation, stabilizing the macro economy and boosting economic growth.

Development investment expenditure estimates for 2009 should concentrate on allocating development investment funds for socio-economic development programs and the reduction of poverty in the 2006-2010 period, prioritizing the allocation of capital to key national projects and works and priority investment targets of the State; continue prioritizing the allocation of investment capital for developing human resources in the domains of education and training, science and technology, health and people's healthcare.

Ministries, branches and localities shall arrange development investment expenditure estimates of 2009 mainly for: ensuring adequate contributed domestic capital in ODA projects; refunding advanced amounts to the state budget: concentrating capital for works and projects to be completed and commissioned in 2009, transitional works, key projects and works which will operate effectively, and other urgent works: ensuring capital for investment preparation work; paying debts for completed capital construction volumes of works. To restrict to the maximum new construction. To resolutely postpone projects which are not included in approved planning, have not yet completed all prescribed procedures or still meet with problems in investment procedures or have not yet completed ground clearance, and other non-urgent and inefficient projects.

To supplement targeted development investment capital from the central budget to local budgets under decisions of competent authorities, with priority given to difficulty -stricken localities in the northern midland and mountainous regions, the Central Highlands, the western southern region, ethnic minority areas and other difficult areas; to provide investment capital supports for border localities; to add investment capital for implementing national target programs, program. 135 (phase II) and the five million hectares afforestation project, and contributed domestic capital for ODA projects; to support localities with investment capital in upgrading provincial-level health networks and national cultural relics.

b/ To make expenditure estimates for the development of education and training, culture, health, environment, science and technology, social affairs, defense, security, state administration, and operations of Party and mass organizations according to current policies, regimes and norms; to prioritize development of human resources; to ensure budget funds for education and training, science and technology, culture and information and environmental protection according to requirements set in resolutions of the Party and the National Assembly, with budget funds allocated in 2009 to education, training and vocational training to reach 20% of total state budget expenditures'1'[1]; science and technology 2% and environmental protection over 1%; to increase funds for the health sector higher than the average expenditure increase level of the state budget. In the process of making state budget estimates for 2009. ministries, branches and localities shall base themselves on the Government's Decree No. 130/2005/ND-CP of October 17, 2005. or. assigning autonomy and accountability for the use of payrolls and administrative management funds to all state agencies; public non-business units must base themselves on the Government's Decree No. 43/2006/ND-CP of April 25,2006. stipulating the autonomy and accountability for task performance, apparatus organization, payrolls and finance for public non-business units (particularly for scientific and technological units, they will base themselves on the Government's Decree No. 115/2005/ND-CP of September 5. 2005. stipulating the mechanism of autonomy and accountability of public scientific and technological organizations); to switch on a pilot basis a number of selected public non-business units to operate under the mechanisms applicable to enterprises. On this basis, to restructure the spending tasks of the state budget in an appropriate manner. Ministries, branches and localities shall, within the scope of their management functions and tasks, step up the effective socialization of public services according to the Government's regulations.

c/ Regarding expenditure estimates for national target programs, program 13.5 (phase II) and the five million hectares afforestation project: Ministries and program-managing agencies shall base themselves on the Prime Minister's decisions approving these programs in the 2006-2010 period, and expected implementation results of 2008 to evaluate each program and project against the set objectives, requirements and plans, then evaluate the effectiveness of state budget spending, carefully analyzing achieved results as well as limitations, their causes and proposing solutions. On this basis, to identity the objectives, specific tasks and budget estimates for national target programs, program 135 (phase 11) and the five million hectares afforestation project, send them to the Ministry. of Planning and investment ana the Ministry of Finance for inclusion in the 2009 state budget estimate, reporting to the Government, and submission to the National Assembly in accordance with the Law on Suite Budget.

d/To take the initiative in balancing suite budget funds to ensure funds for the salary reform in the coming time; at the same time to continue mobilizing other financial sources according to regulations. Ministries, branches, central agencies, localities and units using state budget funds shall take the initiative in implementing every measure according to regulations to generate funding sources for the salary reform as guided in 2008.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Ministries, central agencies and localities assigned to implement projects funded with capital raised from government bonds under programs on transport, irrigation, district-level health and construction of permanent school buildings and classrooms should expeditiously make projections on the implementation capacity and capital demand in 2009. send them to ministries and agencies assigned to manage investment programs funded with capital raised from government bonds for synthesis and sending to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for reporting to the Government and the National Assembly. The Social Policy Bank shall make projections on the demand for capital raised from government bonds for lending to pupils and students in 2009. send them to the Ministry of Finance for synthesis and submission to the Government before reporting to the National Assembly according to regulations.

g/ The central budget and local budgets at all levels shall prioritize the arrangement of budget reserves at a high level in accordance with the Law on State Budget for coping with natural disasters, floods and epidemics, performing social security tasks and unexpected urgent and important tasks.

h/ In the process of making state budget estimates for 2009. ministries, branches and localities shall take the initiative in anticipating all spending needs for implementing new policies, regimes and tasks (if any), especially social security policies: ensure the implementation of regimes and policies to be introduced in 2009, balance adequate resources and prevent the lack of funds for performing regular tasks, regimes and policies already issued and new tasks already decided by competent authorities.

For ministries and localities making on a pilot basis medium-term financial plans and expenditure plans under the Prime Minister's Decision No. 432/ QD-TTg of April 21,2003, they should associate the making of these plans for the 2009-2011 period with the making of budget estimates for 2009. To assign the Ministry of Finance to provide specific guidance on this task.

Making of local budget estimates at all levels: 2009 is the third year of the 2007-2010 local budget stabilization period already decided by the National Assembly. People's Committees at ail levels shall make their local budget estimates on the basis of decentralized revenue sources and spending tasks, revenue division percentages (%) and additional allocations from higher-level budgets to lower-level budgets (if any) at stable levels decided by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and People's Councils and assigned by the Prime Minister and People's Committees in 2007. Therefore, in making budget estimates for 2009. localities should closely follow the objectives and tasks of the 2(X)9 state budget mentioned in Clauses 1,2 and 3, Section II of this Directive. At the same time, attention should be paid to the following issues:

a/ Local state budget revenue estimates must be made on the basis of the 2006-2010 socioeconomic development objectives and plans already passed by the People's Councils at all levels, the possibility of realizing the 2008 socioeconomic and state budget targets, forecasts about economic growth and revenue sources in 2009 in every sector, domain and economic establishment in localities, with attention paid to expected new revenue sources, so as to accurately and fully project revenue sources in each sector and kinds of revenue according to regulations. Estimated domestic revenues (excluding those from crude oil and land use levies) must increase at least 17-19%, and estimated revenues from import and export activities must increase at least 5-7% compared to the expected achieved figures of 2008.

b/ Making of local budget expenditure estimates:

- On the basis of revenue sources belonging to local budgets as centralized, the percentage of sharing of revenues between central and local

budgets, additional allocations from the central budget to local budgets (if any), which are kept unchanged. to determine local budget expenditure sources. Localities should prioritize funds for achieving local socio-economic development objectives in line with national and local plans, paying attention to concentrating resources for education and training, science and technology and environmental protection in accordance with resolutions of the Party and the National Assembly, and assurance of social security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For the source of revenues being collected land use levies, localities shall take the initiative in projecting collected amounts on the basis of their plannings and plans and collection capacity: at the same time, make plans on the allocation of capital construction investment funds corresponding to this source of revenues for socio-economic infrastructure works, relocation and resettlement and construction ground preparation projects; and give priority to allocating sufficient funds for conducting surveys and building databases for use in cadastral dossiers and certification of land use rights in accordance with the Land Law and resolutions of the National Assembly.

d/ Revenues from construction lotteries shall be used for investment in social welfare works in localities. Their collection and spending shall be managed through the state budget (not included in the state budget balance). The People's Committees of provinces and centrally run cities shall project collectible revenue amounts and make plans on the allocation and use of these amounts and submit them to the People's Councils or the same level for decision. They shall allocate sufficient funds for basically achieving the education and healthcare objectives (at least 20% of these funds shall be used for the Scheme on building permanent school buildings and classrooms and official-duty houses for teachers in the 2008-2012 period): only after sufficient funds have been allocated for basically achieving the education and healthcare objectives, can the remainder be used for investment in other social welfare works in localities.

e/ Localities shall take the initiative in calculating and reserving resources for the salary reform in 2009 on the principles already applied in 2008. To assign the Ministry of Finance to provide specific guidance on this task.

f/ To make estimates of funding sources to be mobilized for development investment in accordance with the Law on State Budget and the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6,2003; at the same time, to take the initiative in allocating local budget funds for paying borrowed and raised amounts (both principal and interest) which become due in accordance with law.

g/Localities shall take the initiative in allocating money for price and freight subsidies suitable to local realities regarding commodities, products, subsidy levels and subsidized areas, etc.

h/ On the basis of the local budgets' balancing capacity and the situation of execution of estimates of targeted additional allocations from the central budget to local budgets in 200S. current policies and regulations, to make expenditure estimates for projects and tasks in need of targeted additional allocations from the central budget under Point b, Clause 2. Article 29 of the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6,2003. detailing and guiding the implementation of the Law on State Budget.

5. Together with making state budget estimates for 2009. ministries, branches, central agencies, localities and units using state budget funds shall take the initiative in assessing and analyzing in detail execution results of 2008; focusing on directing the settlement of the 2007 budget in accordance with the Law on State Budget, publicize the 2006 state budget settlement figures: handle and settle right from the stage of budget estimation constraints and violations already detected and recommended by inspection and audit agencies in accordance with law.

In the process of making state budget estimates for 2009, ministries, branches, central agencies, local administrations at all levels, and units shall thoroughly implement the Government's action program and their action programs on thrift practice, waste combat and corruption prevention and combat: and ensure that budget estimates are made and budgets are allocated and used in a truly thrifty and efficient manner.

Ministries and central agencies shall make budget expenditure estimates for each executing unit and important spending task, and make clear and detailed explanation reports on their budget revenue and expenditure estimates for 2009 according to regulations, and send these reports to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for synthesis and reporting to the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. PLANNING TIMETABLE

1. In June 2008. the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall give guidance on a framework plan on socio-economic development and state budget estimate for 2009: and the Ministry of Finance shall guide the making of medium-term financial plans and spending plans for the 2009-2011 period.

2. In June and July 2008, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies, localities, agencies and other units using state budget funds shall start making socio-economic development plans and state budget estimates for 2009, and medium-term financial plans and spending plans for the 2009-2011 period (for ministries and localities participating in the pilot scheme): and send plan reports to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the State Audit before July 20,2008.

3. In August 2008. the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall synthesize the socio-economic development plan and state estimates for 2009 and propose plans on allocation of planned and state budget norms.

4. In September 2008. the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall report to the Government the socio economic development plan and state budget for 2009. for the Government to submit them to the National Assembly in accordance with the Law on State Budget.

5. Before November 20, 2008. the Prime Minister shall assign the 2009 socio-economic development plans and budget estimates to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, localities, agencies and other units on the basis of the National Assembly's resolutions on the 2009 state budge: estimate and tasks.

6. Before November 25, 2008. the Ministry of

Planning and Investment and the Ministry of Finance shall provide detailed guidance to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies, localities, agencies, units and other organizations using state budget funds.

7. Before December 10, 2008. ministries, braches and localities shall make decisions on the allocation of plans and budget estimates to their subordinate units on the basis of tasks assigned by the Prime Minister and the guidance of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.The Ministry of Planning and Investment:

a/To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance in. calculating and deciding on plans and major balances as the basis for ministries, branches and localities to formulate their 2009 socio-economic development plans and state budget estimates.

b/ To provide guidance on the making and synthesis of the 2009 socio-economic development plan: and coordinate with the Ministry of Finance in guiding ministries and localities participating in the pilot scheme to make medium-term financial plans and spending plans for the 2009-2011 period.

c/To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and agencies in holding working meetings with ministries, central agencies and provincial/municipal People's Committees (in accordance with the Law on Slate Budget) on the 2009 socio-economic development plan and the estimate of development investment expenditures from the state budget in 2009.

d/To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance in. proposing plans on allocation of development investment funds from the central budget to ministries and central agencies and targeted additional allocations from the central budget to local budgets for implementing important programs and projects already approved by competent authorities: to appraise and synthesize plans on allocation of expenditure estimates to national target programs. Program 135 and the five million hectares afforestation project.

e/ To assume the prime responsibility for." and coordinate with the Ministry of Finance and the Hanoi City People's Committee and concerned localities in implementing the development investment plan of 2008 and making an investment development plan for 2009 on the basis of the adjusted administrative boundaries of Hanoi capital under the National Assembly's resolution at the 3rd session of the XIIth National Assembly.

2. The Ministry of Finance:

a/ To guide ministries, branches and localities in evaluating the execution of the 2008 suite budget estimates and formulate state budget estimates for 2009: to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in. guiding ministries and localities participating in the pilot scheme to make medium-term financial plans and spending plans for the 2009-2011 period.

b/To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and agencies in. holding working sessions with ministries, central agencies and provincial/municipal People's Committees (in accordance with the Law on State Budget) on the 2009 slate budget estimates and medium-term financial plans and spending plans for the 2009-2011 period (for ministries and localities participating in the pilot scheme).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and concerned agencies in. making and synthesizing 2009 state budget estimates and making a plan on allocation of the 2009 central budget, then submit them to the Government for submission to the National Assembly for decision.

e/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Hanoi City People's Committee and concerned localities in. executing the 2008 state budget estimate and making a state budget estimate for 2009 on the basis of the adjusted administrative boundaries of Hanoi capital under the National Assembly's resolution at the 3rd session of the XIIm National Assembly.

3. Ministries and agencies in charge of managing national target programs, the five million hectare afforestation project, trade, investment and tourism promotion programs which are jointly implemented by different ministries, units and localities:

a/To guide concerned ministries, agencies, units and localities to evaluate the execution of the 2008 budget estimates and make budget estimates for 2009.

b/ To assume the prime responsibility for. ana coordinate with concerned agencies in. projective tasks and plans on allocation of budget expenditure estimates (within the limit of the total fund notified by the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance) for every concerned ministry agency, unit and locality, send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for appraisal and synthesis and submission to the Government and the National Assembly for decision.

4. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies, localities, agencies, units and organizations using state budget funds:

a/To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in formulating socio-economic development tasks and budget estimates for the sectors and domains under their management and for their own agencies, units or organizations.

b/ Ministries and state agencies shall, according to their functions and on the basis of calculation of exploitable resources, formulate socio-economic targets, propose new solutions, mechanisms, policies and regimes or amendments or supplements to current regimes and policies, submit them to competent authorities for promulgation before the time of making of state budget estimates (before July 20,2008) and notify the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and concerned ministries and agencies thereof for use as a basis for the making of their socio-economic development plans and budget estimates for 2009.

5. Provincial/municipal People's Committees:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/The Hanoi City People's Committee and concerned localities shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in performing the tasks specified at Point e, Clause 1, Section II. Pan B and Point e, Clause 2, Section II. Part B of this Directive. The Prime Minister requests ministers, heads c: ministerial-level agencies, heads of government attached agencies, other central agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and heads of agencies, units and organizations using state budget funds to organize the implementation of this Directive.

  

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

[1] Including investment funds earned from construction lotteries.

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Directive No. 723/CT-TTg of June 6, 2008, on formulation of the socio-economic development plan and state budget estimate for 2009.
Official number: 723/CT-TTg Legislation Type: Directive
Organization: The Prime Minister of Government Signer: Nguyen Tan Dung
Issued Date: 06/06/2008 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Directive No. 723/CT-TTg of June 6, 2008, on formulation of the socio-economic development plan and state budget estimate for 2009.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status