CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.

2. Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.

3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 4. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai

1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh.

2. Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia.

4. Nghị quyết Hội nghị người lao động.

5. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).

6. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Điều 5. Nội dung người lao động được tham gia ý kiến

1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.

3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

4. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nội dung người lao động được quyết định

1. Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.

4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.

5. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát

1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

2. Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.

4. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.

5. Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

6. Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.

Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

Điều 9. Hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.

2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

3. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.

4. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều 10. Các hình thức thực hiện dân chủ khác

1. Hệ thống thông tin nội bộ

2. Hòm thư góp ý kiến.

3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

4. Các hình thức khác do doanh nghiệp quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều 11. Trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo thực hiện các quy định tại Nghị định này.

2. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động được miễn trừ tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 9 và ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 149/2018/ND-CP

Hanoi, November 07, 2018

 

DECREE

ELABORATION OF CLAUSE 3 ARTICLE 63 OF THE LABOUR CODE REGARDING APPLICATION OF WORKPLACE DEMOCRACY

Pursuant to the Law on government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Labour Code dated June 18, 2012;

At the request of the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates a Decree elaborating Clause 3 Article 63 of the Labour Code regarding the application of workplace democracy.

Article 1. Scope

This Decree deals with principles, contents and forms of workplace democracy applied by enterprises, organizations, cooperatives, family households and individuals hiring and using workers under labour contracts (hereinafter referred to as "employers").

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree applies to:

1. The workers as defined in Clause 1 Article 3 of the Labour Code.

2. Enterprises, organizations, cooperatives, family households and individuals hiring and using workers under labour contracts.

3. Representatives of labour collectives as defined in Clause 4 Article 3 of the Labour Code.

4. Other regulatory authorities, organizations and individuals involved in the application of workplace democracy in accordance with regulations herein.

Administrative units and public service providers that hire and use workers under labour contracts shall not be governed by regulations herein.

Article 3. Principles of application of workplace democracy

The application of workplace democracy must:
1. Be amicable, cooperative, honest, impartial, public and transparent.

2. Respect legitimate rights and interests of both employers and workers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Information to be publicly announced by employers

1. Performance of tasks, production and business activities.

2. The enterprise’s internal rules and other regulations on obligations, legitimate rights and interests of workers.

3. The enterprise’s collective labour agreement, the branch/sector’s collective labour agreement and other collective labour agreements to which the enterprise is a signatory.

4. Resolutions of the workers’ meetings.

5. The establishment and use of rewarding funds, welfare funds and other funds established with contributions by workers (if any).

6. The payment of trade unions, social insurance, health insurance and unemployment insurance contributions.

7. Emulation results, commendation and rewarding, disciplinary measures and settlement of complaints and denunciations concerning legitimate rights and interests of workers.

Article 5. Issues about which workers have a legal right to be consulted

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Formulation of and amendments to regulations on pay scale, payroll and output quota; contents of collective bargaining agreements.

3. Adoption of solutions for saving costs, improving labour productivity, improving working conditions, protecting environment, preventing and controlling fire and explosion at workplaces.

4. Other issues concerning rights and obligations of workers in accordance with applicable laws.

Article 6. Issues on which workers have a legal right to make decisions

Workers have a legal right to:

1. Conclude or come to agreements on changes to or termination of labour contracts in accordance with applicable laws.

2. Decide whether to accede or reject to accede to the organizations representing labour collectives.

3. Decide whether to join or reject to go on a strike in accordance with applicable laws.

4. Vote on contents of the collective bargaining agreement in accordance with applicable laws; vote on contents of resolutions made by workers’ meetings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Contents to be verified and inspected by workers

1. Performance of labour contracts and collective labour agreements.

2. Compliance with the enterprise’s internal rules and other regulations on obligations, legitimate rights and interests of workers.

3. The use of rewarding funds, welfare funds and other funds established with contributions by workers.

4. The employer’s payment of trade unions, social insurance, health insurance and unemployment insurance contributions.

5. The implementation of emulation, commendation and rewarding policies, disciplinary measures and regulations on settlement of complaints and denunciations concerning legitimate rights and interests of workers.

6. The implementation of resolutions of the workers’ meetings.

Article 8. Talks at workplaces

1. Workplace talks are organized through direct conversation and discussion between the employer and the worker or between the representative of a labour collective and the employer. Workplace talks may be organized periodically or at the request of either the employer or the worker.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Workers’ meeting

1. A workers’ meeting shall be organized by the cooperation between the employer and the representative of labour collective. At least a workers' meeting is organized every year.

2. A workers’ meeting may be organized in the form of a plenary session or a session of workers’ delegates.

3. Contents of a workers’ meeting are conformable with Article 64 of the Labour Code.

4. Form of organization, contents, participants, time, location, procedures, responsibility for implementation and form of disclosure of resolutions of a workers' meeting shall conform to each enterprise’s Regulation on workplace democracy.

Article 10. Other forms of workplace democracy

1. Internal information system.

2. Suggestion boxes.

3. Lodging of complaints or denunciations in accordance with applicable laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Responsibility to promulgate Regulation on workplace democracy

1. Each employer is obliged to promulgate the Regulation on workplace democracy to facilitate the implementation of this Decree.

2. The Regulation on workplace democracy is formulated with consulting the labour collective's representative at workplace and must be disseminated to workers before application.

Article 12. Effect

1. This Decree comes into effect from January 01, 2019.

The Government’s Decree No. 60/2013/ND-CP dated June 19, 2013 shall be null and void from the date of entry into force of this Decree.

2. An employer that employs and uses less than 10 workers shall be exempted from organization of the workers’ meeting as regulated in Article 9 and promulgation of the Regulation on workplace democracy as regulated in Article 11 hereof.

Article 13. Implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and regulated entities of this Decree shall implement this Decree./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree 149/2018/ND-CP elaboration the Labour Code regarding application of workplace democracy
Official number: 149/2018/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Nguyen Xuan Phuc
Issued Date: 07/11/2018 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 149/2018/ND-CP dated November 07, 2018 elaboration of Clause 3 Article 63 of the Labour Code regarding application of workplace democracy

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status