BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 58/2013/QĐ-TTG NGÀY 15/10/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng), bao gồm:

a) Tổ chức điều hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo Điều 12 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ (trong văn bản này gọi tắt là Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng);

b) Cơ chế tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng theo Điều 31 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Các nội dung khác thực hiện theo Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là doanh nghiệp) được cấp bảo lãnh tín dụng.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 3. Quỹ bảo lãnh tín dụng trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng trực tiếp tổ chức điều hành các hoạt động thực hiện theo quy định tại Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Cơ chế tài chính, chế độ kế toán của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Quỹ bảo lãnh tín dụng ủy thác cho tổ chức tài chính khác điều hành hoạt động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Đơn vị được ủy thác là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ tài chính địa phương đóng trên cùng địa bàn nơi có Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động.

2. Điều kiện để các Quỹ tài chính địa phương thực hiện hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp

Quỹ tài chính địa phương thực hiện ủy thác điều hành hoạt động bảo lãnh tín dụng phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có tư cách pháp nhân và bộ máy tổ chức hoạt động độc lập;

b) Có chức năng nhiệm vụ về hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

c) Tình hình tài chính của đơn vị lành mạnh, kết quả kinh doanh 2 năm liền kề có lãi;

d) Ban điều hành Quỹ tài chính địa phương và cán bộ làm nhiệm vụ cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp là những người tốt nghiệp Đại học và có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.

3. Hợp đồng ủy thác: Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên nhận ủy thác phải ký hợp đồng ủy thác. Trong hợp đồng ủy thác phải có các nội dung cơ bản sau: Quyền hạn, nghĩa vụ các bên, phí ủy thác và phương thức thanh toán; thời hạn hợp đồng ủy thác; chế độ thông tin báo cáo; giải quyết tranh chấp, xử lý rủi ro và các điều khoản khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

4. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng:

a) Quyền của Quỹ bảo lãnh tín dụng:

- Ủy quyền cho bên nhận ủy thác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng nêu tại Điều 24, Điều 25 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đã ký giữa bên nhận ủy thác và Quỹ bảo lãnh tín dụng. Ủy quyền cho bên nhận ủy thác ký hợp đồng cho vay bắt buộc đối với khách hàng, thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng;

- Kiểm tra, giám sát đơn vị nhận ủy thác trong việc thực hiện theo quy chế, quy trình nghiệp vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

b) Nghĩa vụ Quỹ bảo lãnh tín dụng:

- Xây dựng, ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ hướng dẫn các nội dung hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển cho đơn vị nhận ủy thác để làm cơ sở thực hiện;

- Cung cấp các thông tin về chính sách khách hàng được bảo lãnh tín dụng trong từng thời kỳ để bên nhận ủy thác xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp;

- Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác theo hợp đồng ủy thác;

- Chuyển đủ tiền cho bên nhận ủy thác để thực hiện cam kết bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng;

- Chịu trách nhiệm khi có rủi ro hoặc tranh chấp xảy ra theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác ký giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên nhận ủy thác;

- Thực hiện xử lý rủi ro theo thẩm quyền.

5. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được ủy thác:

a) Quyền của bên nhận ủy thác:

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng tại Điều 24, Điều 25 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

- Thu phí ủy thác theo thỏa thuận với Quỹ bảo lãnh tín dụng. b) Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:

- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ theo đúng quy chế và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng để quyết định cấp, từ chối việc bảo lãnh tín dụng cho khách hàng;

- Thực hiện cam kết bảo lãnh ngay sau khi nhận được tiền do Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển sang. Khi thực hiện cam kết bảo lãnh cho khách hàng, bên nhận ủy thác yêu cầu khách hàng nhận nợ vay bắt buộc với lãi suất tối đa bằng 150% lãi

suất cho vay trong hạn thông thường các ngân hàng thương mại trên địa bàn đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng;

- Báo cáo đầy đủ về tình hình thực hiện các hoạt động được ủy thác cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Riêng đối với những khoản cho vay bắt buộc, bên nhận ủy thác có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hình tài chính của khách hàng, tình hình thu nợ và khả năng thu nợ;

- Chịu trách nhiệm khi có rủi ro hoặc tranh chấp xảy ra theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác ký giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên nhận ủy thác;

- Thực hiện các công việc khác theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên nhận ủy thác.

6. Cơ chế tài chính, chế độ kế toán của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong trường hợp ủy thác thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho Quỹ tài chính địa phương

1. Quỹ tài chính địa phương khi được giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Khi giao Quỹ tài chính địa phương quản lý vốn và thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bổ sung vốn tối thiểu 30 tỷ đồng cho Quỹ tài chính địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

3. Trường hợp giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng không hình thành Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành.

4. Quỹ tài chính địa phương thực hiện quản lý vốn, sử dụng vốn; hạch toán và theo dõi riêng toàn bộ vốn được cấp để thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Thông tư này.

5. Quỹ tài chính địa phương thực hiện quản lý thu chi tài chính, phân phối chênh lệch thu chi tài chính hoạt động bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật đối với Quỹ tài chính địa phương.

6. Quỹ tài chính địa phương thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp theo đúng quy định tại Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

7. Quỹ tài chính địa phương có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm (gồm: Báo cáo nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, báo cáo tình hình thu chi tài chính của Quỹ tài chính địa phương) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quỹ tài chính địa phương đặt trụ sở chính theo quy định của pháp luật.

Chương III

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 6. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng cho các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong nước đóng trên cùng địa bàn theo quy định của pháp luật. Quỹ được miễn thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Quỹ bảo lãnh tín dụng tự bảo đảm chi phí, thực hiện bảo toàn vốn và tài sản; bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm:

1. Vốn chủ sở hữu

a) Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm:

- Vốn do ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp khi thành lập Quỹ tối thiểu là 30 tỷ đồng;

- Vốn góp của các tổ chức tín dụng;

- Vốn góp của các doanh nghiệp khác;

- Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Khi thay đổi vốn điều lệ, Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quỹ bảo lãnh tín dụng đặt trụ sở chính để theo dõi và giám sát;

b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ dự phòng tài chính;

c) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản (nếu có);

d) Kết quả hoạt động chưa phân phối;

đ) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 8. Sử dụng vốn và bảo đảm an toàn vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng vốn để:

a) Thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh theo quy định tại Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

b) Đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định tối đa không quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thời điểm mua sắm;

c) Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, đóng trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư mua trái phiếu Chính phủ.

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, gồm:

a) Quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Mua bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật;

c) Trích khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

d) Tuân thủ giới hạn bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 17 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

đ) Không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán (trừ trái phiếu chính phủ), kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh không được phép khác;

e) Thực hiện các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Phân loại nợ, trích khoản dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Phân loại nợ:

Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với các khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh (khách hàng phải nhận nợ bắt buộc) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

2. Trích lập dự phòng rủi ro: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào chi phí như sau:

a) Trích lập dự phòng rủi ro chung bằng 0,75%/năm tính trên số dư nợ tổ chức tín dụng cho khách hàng vay được Quỹ bảo lãnh tín dụng cam kết bảo lãnh tại thời điểm trích lập;

b) Căn cứ kết quả phân loại nợ và kết quả thu chi tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho những khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh, mức trích tối đa không quá số phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định đối với các tổ chức tín dụng.

3. Số tiền thu hồi được từ các khoản bảo lãnh đã được xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được hạch toán vào thu nhập khác của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định.

4. Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ cho vay bắt buộc khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng mà không thu hồi được nợ. Cuối năm, nếu không sử dụng hết khoản dự phòng rủi ro, số dư của khoản dự phòng rủi ro được chuyển sang năm tiếp theo.

5. Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành quy chế trích, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro.

Điều 10. Về miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc, phí bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành quy chế quy định về miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc, phí bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng triển khai thực hiện việc miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc, phí bảo lãnh tín dụng theo quy định tại quy chế được ban hành.

Điều 11. Đầu tư xây dựng, mua sắm và trích khấu hao tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng được đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng do Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo kế hoạch tài chính hàng năm và trong phạm vi nguồn vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, mua sắm tài sản cố định và quy định hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 12. Xử lý tổn thất tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường; Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định hoặc ủy quyền cho Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm.

3. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể và tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 13. Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng là các khoản phải thu trong kỳ, bao gồm:

1. Thu về hoạt động nghiệp vụ:

a) Thu phí thẩm định hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng;

b) Thu phí bảo lãnh tín dụng;

c) Thu lãi nhận nợ bắt buộc đối với khách hàng.

2. Thu về hoạt động tài chính:

a) Thu lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Quỹ bảo lãnh tín dụng mở tài khoản;

b) Thu lãi đầu tư trái phiếu Chính phủ.

3. Thu nhập khác:

a) Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản; b) Thu bảo hiểm đền bù tổn thất tài sản; c) Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;

d) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng là các khoản chi phí phải chi phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Mức chi, đối tượng chi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có quy định, Quỹ bảo lãnh tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các khoản chi phí phải nằm trong kế hoạch tài chính năm đã được Hội đồng quản lý phê duyệt, bao gồm:

1. Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ:

a) Chi trả phí cho khoản vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức; cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật (nếu có);

b) Chi trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận ủy thác bảo lãnh tín dụng theo hợp đồng ủy thác;

c) Chi trích lập khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

d) Chi mua bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật;

đ) Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí theo quy định pháp luật hiện hành;

e) Các chi phí hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi cho cán bộ, nhân viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo chế độ của Nhà nước quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản chi mang tính chất tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

b) Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát Quỹ bảo lãnh tín dụng;

c) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

d) Chi các khoản chi ăn ca, chi lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi trang phục giao dịch, chi trợ cấp thôi việc cho người lao động.

3. Chi hoạt động quản lý công vụ:

a) Chi công tác phí cho cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ bảo lãnh tín dụng đi công tác trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Chi mua sắm vật tư, thiết bị văn phòng; văn phòng phẩm, tài liệu, sách báo và các vật liệu khác;

c) Chi phí dịch vụ thanh toán;

d) Chi khấu hao tài sản cố định theo quy định đối với doanh nghiệp; chi mua bảo hiểm tài sản; chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản; chi nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm cả phần giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanh lý); chi mua sắm công cụ lao động;

đ) Chi bù đắp tổn thất tài sản theo quy định;

e) Chi cước phí bưu điện, điện thoại và truyền tin;

g) Chi phí thuê tài sản, thiết bị phục vụ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

h) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo cán bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng, nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Quỹ bảo lãnh tín dụng được chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu tham dự theo chế độ Nhà nước quy định; chi về xăng dầu phục vụ cho công việc cơ quan;

i) Chi phí tuyên truyền, in ấn tài liệu, lễ tân, giao dịch, đối ngoại, tiếp khách, hội nghị, tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật;

k) Chi cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng;

l) Chi hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

m) Chi về điện nước, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường, y tế cơ quan;

n) Các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 15. Các khoản chi không được hạch toán vào chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.

2. Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, bao gồm: Vi phạm pháp luật giao thông; vi phạm pháp luật kế toán thống kê và các khoản vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

4. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

Điều 16. Chênh lệch thu, chi của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Chênh lệch thu, chi của Quỹ bảo lãnh tín dụng được xác định là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí theo quy định của pháp luật phát sinh trong năm tài chính.

2. Chênh lệch thu, chi có lãi khi chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính có kết quả dương (+).

3. Chênh lệch thu, chi bị lỗ khi chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính có kết quả âm (-).

Điều 17. Phân phối chênh lệch thu, chi và chuyển lỗ Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Khi chênh lệch thu, chi trong năm tài chính có lãi, sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật và bù đắp khoản lỗ từ những năm trước (nếu có), phần còn lại coi như 100% được phân phối như sau:

a) Trích 15% bổ sung Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

b) Trích 20% bổ sung Quỹ dự phòng tài chính;

c) Trích 30% bổ sung Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;

d) Trích 02 quỹ: Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa 2 Quỹ bằng 03 tháng lương thực hiện trong năm. Trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm sau cao hơn năm trước liền kề thì Quỹ bảo lãnh tín dụng được trích mức tối đa bằng 03 tháng lương thực hiện trong năm. Trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm sau thấp hơn hoặc bằng năm trước liền kề thì Quỹ thực hiện trích tối đa bằng 02 tháng lương thực hiện trong năm.

Cách xác định ROE như sau: ROE = Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

- Lợi nhuận được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

- Vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này và được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu =

Σ số dư vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối mỗi quý

4

đ) Số còn lại được dùng để chia lãi cho tổ chức tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Số tiền chia lãi cho phần vốn góp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bổ sung vào vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở ý kiến chấp thuận và thông qua của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Khi chênh lệch thu, chi trong năm tài chính bị lỗ, Quỹ bảo lãnh tín dụng được chuyển lỗ sang năm sau, thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Trường hợp sau 05 năm nếu Quỹ bảo lãnh tín dụng không chuyển hết lỗ, Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc giảm vốn hoạt động, tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 18. Mục đích sử dụng các quỹ được trích lập sau phân phối chênh lệch thu, chi của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, tổ chức bảo hiểm.

3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc nhằm phát triển nghiệp vụ liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng.

4. Quỹ khen thưởng:

a) Quỹ khen thưởng được sử dụng để: Thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho cá nhân, tập thể của Quỹ bảo lãnh tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao; thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài Quỹ bảo lãnh tín dụng tham gia đóng góp hiệu quả vào quá trình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;

b) Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng hướng dẫn định mức chi khen thưởng cho từng đối tượng để Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện.

5. Quỹ phúc lợi:

a) Quỹ phúc lợi được sử dụng để: Chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, người lao động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, người lao động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; chi đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ;

b) Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn lập kế hoạch sử dụng Quỹ phúc lợi trong năm và trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.

6. Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định về thẩm quyền sử dụng Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

Chương IV

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 19. Hạch toán kế toán, thống kê Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động hoặc ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ tài chính địa phương, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ kế toán, ghi chép chứng từ, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của Bộ Tài chính.

2. Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Quỹ tài chính địa phương quản lý vốn và thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp:

a) Quỹ tài chính địa phương có trách nhiệm hạch toán và theo dõi riêng toàn bộ vốn hoạt động bảo lãnh tín dụng và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Toàn bộ thu nhập, chi phí phát sinh từ hoạt động bảo lãnh tín dụng được hạch toán chung vào thu nhập, chi phí của Quỹ tài chính địa phương để xác định chênh lệch thu chi của Quỹ tài chính địa phương;

b) Quỹ tài chính địa phương thực hiện trích, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro cho hoạt động bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

c) Chế độ kế toán cho hoạt động bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định đối với Quỹ tài chính địa phương.

3. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành, phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính.

4. Năm tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Điều 20. Lập kế hoạch tài chính năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm, kế hoạch thu nhập, chi phí, kế hoạch mua sắm tài sản cố định để trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, chi tiết theo Phụ lục 1, Phụ lục 1a, Phụ lục 1b đính kèm Thông tư này.

2. Quy trình phê duyệt và ban hành kế hoạch tài chính năm như sau:

a) Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kế hoạch tài chính năm;

b) Sau khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt kế hoạch tài chính năm làm căn cứ triển khai, thực hiện.

Điều 21. Báo cáo tài chính và cung cấp thông tin

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính theo định kỳ quý, năm cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Các loại báo cáo:

a) Báo cáo quý:

- Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu; bản thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo nghiệp vụ gồm: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các dự án được cấp bảo lãnh.

b) Báo cáo năm:

- Tất cả các báo cáo quy định tại điểm a khoản này;

- Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm;

- Báo cáo khác: Báo cáo tình hình thu chi tài chính; báo cáo tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ theo Phụ lục 2, Phụ lục 3 đính kèm Thông tư này.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Báo cáo quý gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý;

b) Báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; riêng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện được gửi chậm nhất là sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

4. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Kiểm toán và công khai báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Hàng năm, Trưởng Ban kiểm soát của Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập thành lập và hoạt động tại Việt Nam để kiểm toán Báo cáo tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

3. Ban kiểm soát của Quỹ bảo lãnh tín dụng tổ chức, kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch việc chấp hành chế độ tài chính kế toán tại Quỹ bảo lãnh tín dụng và báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát cho Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng.

4. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 37 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Sửa đổi, bổ sung chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng (khi cần thiết).

Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 40 Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Chỉ đạo, giám sát Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Thông tư này.

3. Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ; có ý kiến chấp thuận kết quả hoạt động hàng năm và các nội dung khác có liên quan thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

4. Quyết định việc bổ sung vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng từ số tiền chia lãi cho phần vốn góp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở ý kiến chấp thuận và thông qua của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Định kỳ tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra tình hình tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

6. Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất đối với toàn diện hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo đảm Quỹ hoạt động hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

Điều 25. Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo quy định tại Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Tuân thủ chế độ quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Trên cơ sở quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan, Quỹ có trách nhiệm ban hành các quy chế nghiệp vụ, quy chế tài chính để đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước do Quỹ quản lý an toàn, hiệu quả.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với những Quỹ bảo lãnh tín dụng đã thành lập và đang thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xử lý số dư của các quỹ tại thời điểm 31/12/2013 (Quỹ dự phòng nghiệp vụ, Quỹ dự trữ bổ sung vốn hoạt động, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi) được trích lập theo Thông tư số 93/2004/TT-BTC như sau:

1. Số dư của Quỹ dự phòng nghiệp vụ được kết chuyển vào khoản dự phòng rủi ro quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Số dư của các quỹ trích sau chênh lệch thu, chi còn lại được kết chuyển vào quỹ có cùng mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2014 và áp dụng từ năm tài chính 2014; thay thế Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 về hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo quy định của pháp luật./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Xuân Hà

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa)

Đơn vị tính:..... đồng

I. Chỉ tiêu

TT

Nội dung

Thực hiện năm N-2

Thực hiện năm N-1

Kế hoạch năm N

So sánh

I

Tổng thu nhập

 

 

 

 

1

Thu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

2

Thu nhập khác

 

 

 

 

3

Thu hoạt động tài chính

 

 

 

 

II

Tổng chi phí

 

 

 

 

1

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

2

Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ

 

 

 

 

3

Chi hoạt động quản lý công vụ

 

 

 

 

4

Chi phí khác

 

 

 

 

III

Chênh lệch thu chi trước thuế

 

 

 

 

IV

Nghĩa vụ với NSNN (nếu có)

 

 

 

 

V

Chênh lệch thu chi sau thuế

 

 

 

 

VI

Chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Thuyết minh

1. Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ của năm thực hiện.

2. Đánh giá tình hình tài chính của năm thực hiện (thu nhập, chi phí, lãi, lỗ).

3. Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ cho năm kế hoạch.

4. Kế hoạch tài chính của năm kế hoạch, bao gồm các nội dung:

- Các giả định được sử dụng để xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch thu nhập, chi phí, chênh lệch thu chi (chi tiết từng loại thu nhập, chi phí theo Phụ lục 1a); lý do xây dựng kế hoạch tăng, giảm đối với từng loại thu nhập, chi phí.

- Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định (chi tiết theo Phụ lục 1b).

- Kế hoạch lao động, tiền lương, tiền thưởng.

 

PHỤ LỤC 1A

CHI TIẾT KẾ HOẠCH THU NHẬP - CHI PHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính:..... Đồng

I. DOANH THU

TT

Nội dung

Thực hiện năm N-2

Thực hiện năm N-1

Kế hoạch năm N

So sánh

I

Thu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

Chi tiết từng loại thu nhập

 

 

 

 

 

............

 

 

 

 

II

Thu hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

III

Thu nhập khác

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Thuyết minh đề nghị nêu rõ căn cứ xác định thu nhập và phân tích lý do tăng giảm từng loại thu nhập trong năm kế hoạch

II. CHI PHÍ

TT

Nội dung

Thực hiện năm N-2

Thực hiện năm N-1

Kế hoạch năm N

So sánh

I

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

Chi tiết từng loại chi phí

 

 

 

 

 

..............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Chi hoạt động quản lý công vụ

 

 

 

 

 

..............

 

 

 

 

IV

Chi phí khác

 

 

 

 

 

..............

 

 

 

 

Ghi chú: Thuyết minh đề nghị nêu rõ căn cứ xây dựng chi phí và phân tích lý do tăng giảm từng loại chi phí trong năm kế hoạch

 

PHỤ LỤC 1B

KẾ HOẠCH MUA SẮM TSCĐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính)

I. Kế hoạch mua sắm TSCĐ

Đơn vị tính:... Đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

Chi tiết

 

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

II. Thuyết minh

- Về tình hình tài sản hiện có.

- Dự kiến kế hoạch mua sắm TSCĐ trong năm (nêu rõ lý do, sự cần thiết).

 

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU CHI TÀI CHÍNH NĂM…....
(Ban hành kèm theo Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính:….. đồng

Số hiệu Tài khoản

Nội dung

Số phát sinh trong năm

Ghi chú

1

2

3

4

I

THU NHẬP

 

 

 

Thu nhập hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

Chi tiết từng khoản mục thu nhập

 

 

 

.................

 

 

 

Thu hoạt động tài chính

 

 

 

................

 

 

 

Thu nhập khác

 

 

 

................

 

 

II

CHI PHÍ

 

 

 

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

Chi tiết từng khoản mục chi phí

 

 

 

...............

 

 

 

Chi trích lập dự phòng rủi ro

 

 

 

Chi phí dự phòng rủi ro bảo lãnh

 

 

 

Chi phí dự phòng tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ

 

 

 

................

 

 

 

Chi phí cho quản lý công vụ

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí khác

 

 

 

................

 

 

III

CHÊNH LỆCH THU CHI (III = I - II)

 

 

 

LẬP BIỂU

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN

………, ngày.... tháng.... năm....
GIÁM ĐỐC

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU, CHI VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ NĂM……..
(Ban hành kèm theo Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính:…. đồng

STT

Phân phối thu nhập

Số dư đầu năm

Số phát sinh trong năm

Số dư cuối năm

Ghi chú

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

1

2

3

4

5

6

7

1

Quỹ bổ sung vốn điều lệ

 

 

 

 

 

2

Quỹ dự phòng tài chính

 

 

 

 

 

3

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

 

 

 

 

 

4

Quỹ khen thưởng

 

 

 

 

 

5

Quỹ phúc lợi

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

LẬP BIỂU

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN

………, ngày.... tháng.... năm....
GIÁM ĐỐC

 

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 147/2014/TT-BTC

Hanoi, October 08, 2014

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON IMPLEMENTING SEVERAL ARTICLES OF THE PRIME MINISTER’S DECISION NO.58/2013/QD-TTG DATED OCTOBER 15, 2013 ON PROMULGATING THE REGULATIONS ON ESTABLISHMENT, ORGANIZATION AND OPERATION OF CREDIT GURANTEE FUNDS FOR MEDIUM AND SMALL ENTERPRISES

Pursuant to the Law on State Budget dated December 16, 2002;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government's Decree No. 56/2009/ND-CP dated June 30, 2009 on supporting the development of medium and small enterprises;

Pursuant to the Government’s Decision No.58/2013/QD-TTg dated October 15, 2013 on promulgating the regulations on establishment, organization and operation of credit guarantee fund for medium and small enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

1. This Circular shall provide guidance on implementing several articles of the Prime Minister’s Decision No.58/2013/QD-TTg dated October 15, 2013 on promulgating the regulations on establishment, organization and operation of Credit Guarantee Fund for medium and small enterprises (hereinafter referred to as Credit Guarantee Fund), including:

a) Management and administration of the operation of Credit Guarantee Fund under Article 12 concerning the regulation on establishment, organization and operation of Credit Guarantee Fund for medium and small enterprises introduced together with the Prime Minister’s Decision No. 58/2013/QD-TTg dated October 15, 2013 (hereinafter referred to as the regulation on establishment and operation of Credit Guarantee Fund);

b) Financial system applied to the Credit Guarantee Fund under Article 31 concerning the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund.

2. Other contents shall comply with the regulation on establishment and operation of Credit Guarantee Fund.

Article 2. Applied entities

1. Credit Guarantee Fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Medium and small enterprises (hereinafter referred to as enterprises) that are extended the credit guarantee.

4. Other relevant agencies, organizations, and individuals.

Chapter II

ADMINISTRATION OF CREDIT GUARANTEE FUND’S OPERATIONS

Article 3. Credit Guarantee Fund’s direct administration of their operations

1. The Credit Guarantee Fund directly administers all of their related tasks under provisions set out in the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund and other relevant legislative documents.

2. Financial and accounting system of the Credit Guarantee Fund shall comply with provisions laid down in this Circular.

Article 4. Credit Guarantee Fund’s entrusting other financial institutions to administer their operations under provisions laid down at Points b, Circular Clause 1 Article 12 of the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund

1. Entrusted entity refers to Branches of the Vietnam Development Bank or local financial funds located in the same area where the Credit Guarantee Fund is operating.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Local financial funds entrusted with the task of administering the credit guarantee operation are required to conform to the following standards:

a) Have the legal status and independent organization mechanism;

b) Perform their functions or tasks to extend credits to clients in accordance with laws;

c) Maintain their financial health, and achieve positive business outcomes for 2 consecutive years;

d) Members of the Steering Committee of local financial funds and officers in charge of extending credits to enterprises must achieve a university degree and gain at least 5-year experience whilst working in the economic, financial and banking domains.

3. As regards the entrustment contract, the Credit Guarantee Fund and entrusted party must conclude an entrustment contract. That entrustment contract must enclose the basic information such as rights and obligations of contracting parties; entrustment fee and modes of payment; entrustment contract term; reporting standards; handling of disputes and risks; other relevant terms and conditions stipulated by laws.

4. Rights and obligations of the Credit Guarantee Fund:

a) Rights of the Credit Guarantee Fund:

- Authorize the entrusted party to exercise the rights and take on the obligations of the Credit Guarantee Fund to extend the credit guarantee to clients as stipulated in Articles 24, 25 of the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund and as agreed upon in the entrustment contract signed by the entrusted party and the Credit Guarantee Fund. Authorize the entrusted party to sign the compulsory loan contract with clients, to collect outstanding principal and interest from clients;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Obligations of the Credit Guarantee Fund:

- Prepare and introduce the rules and processes of task performance which serve as the guideline for the operation of Credit Guarantee Fund, and then forward it to the entrusted party as a basis for their implementation;

- Provide information about the policy applied to clients provided with credit guarantee for each period in order for the entrusted party to consider extending the credit guarantee to enterprises;

- Pay the entrustment fee to the entrusted party as agreed upon in the entrustment contract;

- Transfer a full amount of money to the entrusted party so that the commitment to extending the credit guarantee to credit institutions shall be honored;

- Bear full responsibility for any risk or dispute that arises as agreed upon in the entrustment contract signed by Credit Guarantee Fund and the entrusted party;

- Handle any risk within their area of competence.

5. Rights and obligations of the entrusted party:

a) Rights of the entrusted party:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Collect the entrustment fee agreed with the Credit Guarantee Fund.

b) Obligations of the entrusted party:

- Receive and verify application documents in accordance with the rules and processes of guarantee task performance of the Credit Guarantee Fund in order to decide to extend or refuse to extend the credit guarantee to clients;

- Fulfill the commitment to the credit guarantee after the full receipt of money transferred from the Credit Guarantee Fund. When fulfilling the guarantee commitment to clients, the entrusted party shall request clients to be liable for coerced debts at the interest rate equal to 150% as against loan interest rate specified within a common loan term that commercial banks in the area are applying to loans with respective loan term;

- Make a comprehensive report on the current performance of transactions entrusted by the Credit Guarantee Fund on the periodic or spontaneous basis at the request of the Credit Guarantee Fund. Especially for forced loans, the entrusted party shall be responsible for sending a monthly report to the Credit Guarantee Fund on the financial condition of clients, debt recovery and insolvency;

- Bear full responsibility for any risk or dispute that may arise as agreed upon in the entrustment contract signed by Credit Guarantee Fund and the entrusted party;

- Perform other tasks as agreed by the Credit Guarantee Fund and the entrusted party.

6. Financial and accounting system of the Credit Guarantee Fund in the case of entrustment shall comply with provisions laid down in this Circular.

Article 5. Assigning the task of credit guarantee to local financial funds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When assigning the capital management task to local financial funds and performing the task of guaranteeing credits as stipulated at Point c Clause 1 Article 12 of the Regulations on establishment and operation of the Credit Guarantee Fund, the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces must supplement at least VND 30 billion to assigned local financial funds for the purpose of performing the task of guaranteeing credits as prescribed in provisions laid down in Clause 1 Article 5 of the Regulations on establishment and operation of the Credit Guarantee Fund.

3. In the case of assigning the task of guaranteeing credits, the Credit Guarantee Fund shall not establish the Management Council, Control Board and Steering Committee.

4. Local financial funds shall perform the capital management and utilization, and separately account for and keep track of all of allotted budget to spend on the credit guarantee task in accordance with this Circular.

5. Local financial funds shall perform the management of revenues and expenditures, distribute the marginal income gained from the participation in the credit guarantee in accordance with legal regulations on local financial fund's activities.

6. Local financial fund shall extend the credit guarantee to enterprises in compliance with provisions laid down in the Regulations on establishment and operation of the Credit Guarantee Fund, guidelines described in this Circular and other relevant legislative documents.

7. Local financial funds shall be responsible for stringently complying with provisions on making quarterly or yearly reports (including report on credit guarantee tasks or report on revenues and expenditures of local financial funds) and spontaneous report required by the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment, People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces where the local financial fund is located in accordance with laws.

Chapter III

FINANCIAL MANAGEMENT SYSTEM OF THE CREDIT GUARANTEE FUND

Article 6. Principles of financial management, applied to the Credit Guarantee Fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Credit Guarantee Fund must have independent legal status, stamp, balance sheet, and is eligible to open its account at the State Treasury and domestic commercial banks legally located in the same area in accordance with laws. The Fund can be granted the tax exemption or must pay tax in accordance with applicable laws.

3. The Credit Guarantee Fund must autonomously cover all of their expenses, engage in the capital and asset conservation, and make up for expenses and risks incurred during their operation in accordance with applicable laws and provisions laid down in this Circular.

Article 7. Operating capital of the Credit Guarantee Fund comprises:

1. Equity capital

a) Article 7. Charter capital of the Credit Guarantee Fund includes:

- A portion of capital derived from the local government budget of centrally-affiliated cities and provinces, upon establishment of the Fund, is at least VND 30 billion;

- Paid-in capital of credit institutions;

- Paid-in capital of other enterprises;

- Paid-in capital of trade associations, or organizations in charge of representing and supporting medium and small enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Reserve fund for supplement to the charter capital; fund for the professional investment and development, financial contingency fund;

c) Differences generated by the asset reassessment (if any);

d) Undistributed income;

dd) Other capital owned by the Credit Guarantee Fund.

2. Legal aids granted by domestic and foreign organizations or individuals (including ODA fund) with the objective of developing medium and small enterprises.

3. Other legal capital sources as stipulated by applicable laws.

Article 8. Capital utilization and safety of the Credit Guarantee Fund

1. The Credit Guarantee Fund is entitled to use its capital in order to:

a) Fulfill its contractual obligations to guarantee credits of the obligor as stipulated in the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Open its account at the State Treasury and commercial banks whose operations are legal in accordance with Vietnam's laws and is located in the same centrally-affiliated city and province;

d) Make use of idle fund for the purpose of investing in the purchase of government bonds.

2. The Credit Guarantee Fund shall bear responsibility for complying with regulations on ensuring the safety for its operating capital, including:

a) Manage and use its capital to serve the right purpose and run its business efficiently; comply with regulations on ensuring the capital safety during its operation in accordance with laws;

b) Purchase asset insurance and other types of insurance in accordance with laws;

c) Set up a contingency fund in accordance with regulations laid down in Article 9 of this Circular;

d) Conform to credit guarantee limits under Article 17 concerning the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund;

dd) Forbid utilizing the operating capital for the purpose of currency trading, securities investment (except for government bonds), real estate business, financial investment and other prohibited business activities;

e) Implement other measures to ensure the capital safety as prescribed by laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Debt classification:

The Credit Guarantee Fund shall classify debts that have been repaid on behalf of the obligor (the client is required to be liable for coerced debts) according to regulations of the State Bank of Vietnam applied to credit institutions.

2. Setting up a contingency fund for risks: The Credit Guarantee Fund shall retain an amount of expenditures to create a contingency fund as follows:

a) General contingency fund equals to 0.75% per annum, which is calculated on the borrower’s outstanding loan guaranteed by the Credit Guarantee Fund at the time when such contingency fund is set up;

b) Based on the result of debt classification and the statement on annual revenues and expenditures of the Credit Guarantee Fund, the Credit Guarantee Fund shall set up a specific contingency fund for its repayment of debts on behalf of the obligor, and the maximum amount used to set up such contingency fund shall conform to regulations applied to credit institutions.

3. The amount of money is collected from guaranteed credits of which all risks have been treated, inclusive of the amount of money collected from the guaranteed asset treatment accounted for into other incomes of the Credit Guarantee Fund in accordance with legal regulations.

4. The Credit Guarantee Fund shall be allowed to use provisions for risks to make up for bad debts incurred by forced loans that it has taken out to discharge its obligations to guarantee the obligor’s credits. At year end, if the contingency fund is not used up, the remaining amount of such fund shall be brought forward in the subsequent year.

5. The Management Council of the Credit Guarantee Fund shall issue regulations on setting up, managing and utilizing the provisions for risks.

Article 10. Credit Guarantee Fund’s permission for exemption from and reduction in forced loan interest rate and credit guarantee fee

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Credit Guarantee Fund shall grant the permission for exemption from and reduction in forced loan interest rate and credit guarantee fee in accordance with provisions laid down in the Regulations that have been already adopted.

Article 11. Credit Guarantee Fund’s construction investment, purchase and depreciation of fixed assets

1. The Credit Guarantee Fund shall be entitled to invest in and purchase fixed assets, which must stick to the principles stipulated at Point b Clause 1 Article 8 of this Circular. The written request for investing in and purchasing the fixed assets used for the operation of Credit Guarantee Fund shall be submitted by the Director with the aim of obtaining the Management Council’s decision in conformity with the annual financial plan and within the permitted capital source of the Credit Guarantee Fund.

2. Processes and procedures for investment in and purchase of fixed assets of the Credit Guarantee Fund shall comply with legal regulations on investment management and purchase of fixed assets, and applicable regulations applied to single member limited companies of which 100% charter capital is held by the State. The Credit Guarantee Fund shall be responsible for purchasing the asset insurance in accordance with laws.

3. The Credit Guarantee Fund shall perform the management, utilization and depreciation of fixed assets in accordance with applicable laws applied to single member limited companies of which 100% charter capital is held by the State.

Article 12. Dealing with damage or harm to assets owned by the Credit Guarantee Fund

When any harm or damage to assets may arise, the Credit Guarantee Fund must clarify reasons, responsibilities and then take the following actions:

1. If personal faults are found, those who cause such harm or damage shall have to provide some compensation; the Management Council of Credit Guarantee Fund shall be eligible to make a decision or authorize the Director of the Credit Guarantee Fund to decide the compensation rate in accordance with legal regulations, and bear their responsibility for that decision.

2. In the case of insured assets, such harm or damage shall be subject to punitive actions under legal regulations applied to the insurance sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Revenues of Credit Guarantee Fund

Revenue of Credit Guarantee Fund means the accounts receivable within a specified period, including:

1. Revenue gained from its task performance:

a) Fee paid for the verification of applications for the extension of credit guarantee;

b) Fee paid for the credit guarantee;

c) Interest on forced loans obtained from clients.

2. Revenue gained from its financial transactions:

a) Interest on the deposits held at the State Treasury, commercial banks where the Credit Guarantee Fund opens its account;

b) Interest generated from the investment in the government bonds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Gained from the disposal and liquidation of assets; b) Gained from the payment of insurance on damaged or harmed assets;

c) Gained from penalties imposed for any breach of economic contracts;

d) Other legal earnings in accordance with laws.

Article 14. Expenditures of Credit Guarantee Fund

Expenditure of the Credit Guarantee Fund means the accounts payable within a specified period, which is indispensable for the operation of the Credit Guarantee Fund and is documented in the form of a legal receipt or voucher. The spending amount and entities shall comply with laws. In case there is no regulation on these issues, the Credit Guarantee Fund shall rely on its financial capability to determine the limited spending amount, make spending decisions and bear its legal responsibility. All of expenses must be defined in the annual financial plan approved by the Management Council, including:

1. Expenditures on its task performance:

a) Spending on fees for capital derived from mobilization and aids of domestic and foreign organizations in accordance with laws (if any);

b) Spending on the entrustment fee paid to the entrusted party as agreed upon in the entrustment contract;

c) Spending on setting up a contingency fund in accordance with regulations laid down in Article 9 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Paying tax and fees or charges in accordance with applicable laws;

e) Paying other expenses incurred by the performance of its tasks in accordance with legal regulations.

2. Spending on payments to officials, staff of the Credit Guarantee Fund shall comply with the State’s regulations applied to single member limited companies of which 100% of charter capital is held by the State as follows:

a) Spending on payment for wage, salary and other salary or wage-based expenses to officials and staff of the Credit Guarantee Fund;

b) Spending on payment of allowances to members of the Management Council, Control Board of the Credit Guarantee Fund;

c) Spending on social insurance, medical insurance and unemployment insurance for staff of the Credit Guarantee Fund;

d) Spending on payments for shift meals, allowance for female employees, protective suits or equipments, business clothing, severance pay to employees.

3. Expenditures on its work management:

a) Spending on payment for travel expenses to officials, officers of the Credit Guarantee Fund when they take business trips throughout the country or overseas in accordance with governmental regulations applied to single member limited companies of which 100% charter capital is held by the State;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Spending on payment services;

d) Spending on depreciation of fixed assets in accordance with regulations applied to enterprises; purchase of asset insurance; asset repair and maintenance; asset liquidation and disposal (including the remaining value of disposed or liquidated asset); procurement of labor tool kits;

dd) Spending on compensation for any harm or damage to assets as prescribed in regulations;

e) Spending on postage, telephone and communications bills;

g) Spending on lease of assets or equipment used for the operation of Credit Guarantee Fund;

h) Spending on payments relating to conferences, workshops, training sessions for officers of Credit Guarantee Fund, scientific researches in accordance with the State’s regulations applied to regulatory bodies and public non-business agencies. Credit Guarantee Fund shall be entitled to pay meal and accommodation expenses as well as travel costs to participants at the level regulated in the State's policies; spend on petrol used for the operation of the Fund;

i) Spending on propagation, handouts, printouts, formalities, guest reception, transactions, external relations, conferences, advertisements in accordance with laws;

k) Spending on the work of examination, inspection and auditing for the operation of the Credit Guarantee Fund;

l) Spending on assistance in operating the Communist Party's institutions and unions of the Credit Guarantee Fund;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

n) Other relevant expenses in conformity with laws.

Article 15. Expenditures that are not reported in the expense statement of the Credit Guarantee Fund

1. Any loss or damage supported by the State, insurance agency and compensated for by defaulting parties.

2. Expenditures on administrative penalties, including offences against traffic regulations, the law on the statistical accounting and other administrative offences in accordance with laws.

3. Expenditures that are not documented in the form of a legitimate invoice or documentary evidence.

4. Other expenditures funded by other sources.

Article 16. Marginal income of Credit Guarantee Fund

1. Marginal income of the Credit Guarantee Fund refers to the difference between total revenues and total expenditures in accordance with laws, which is generated within a specified fiscal year.

2. The income statement with the bottom line of net profit refers to the positive (+) result of the difference between revenues and expenditures in a specified fiscal year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Distribution of marginal incomes and brought-forward loss of the Credit Guarantee Fund

1. In respect of the income statement with the bottom line of net profit, after paying monetary penalties for violations against legal regulations and compensating for the loss brought forward from the preceding year (if any), the remaining portion of profit shall be wholly distributed to:

a) 15% of the reserve fund for supplement to the charter capital;

b) 20% of the financial contingency fund;

c) 30% of the fund for professional investment and development;

d) 02 funds such as the reward and welfare fund with a maximum rate equal to realized 03-month pay within a specified year. Where the Return on Equity rate (ROE) in the subsequent year is higher than in the preceding year, the Credit Guarantee Fund shall be set up at the maximum rate equal to realized 03-month pay within a specified year. Where the ROE rate in the subsequent year is lower than or equal to that rate in the preceding year, the Credit Guarantee Fund shall be set up at the maximum rate equal to realized 02-month pay within a specified year.

The method of defining ROE rate: ROE = Profit/ Equity Capital

Where:

- Profit shall be defined under regulations laid down in Clause 1, 2 Article 16 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Equity capital =

Σ closing balance of equity capital in each quarter

4

dd) The remaining profit shall be used to provide dividends to paid-in capital owners.

Dividends on the contributed capital derived from the local government budget of centrally-affiliated cities and provinces shall serve as a supplement to the charter capital of the Credit Guarantee Fund under the decision made by the President of the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces with reference to the consent and approval from the People’s Council of such cities and provinces.

2. In respect of the income statement with the bottom line of net loss in a specified fiscal year, the Credit Guarantee Fund shall be entitled to carry such loss forward in the subsequent year in which the successive period that the loss is brought forward is not permitted to exceed 5 years since the consecutive year of the year when the loss is recorded. If the loss is not entirely brought forward after 5 years, the Credit Guarantee Fund is required to notify the President of the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces for consideration and decision to reduce the operating capital, restructure or dissolve the Credit Guarantee Fund.

Article 18. Use purpose of funds set up from the distribution of marginal income of the Credit Guarantee Fund

1. The reserve fund for supplement to the charter capital serves as a supplement to the charter capital of the Credit Guarantee Fund.

2. Financial contingency fund is used to make up for the remaining portion of losses on assets and public debts incurred during the operation of the Fund after being compensated for by sums of money provided by defaulting organizations or individuals, or insurance agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Reward fund:

a) Reward fund is used to offer periodic or spontaneous rewards to individuals or collectives who have contributed creative ideas of improving technologies and processes for highly-efficient task performance for the Credit Guarantee Fund; confer awards on collectives or individuals inside or outside the Credit Guarantee Fund to recognize their contribution to improving the operation of the Credit Guarantee Fund;

b) The Management Council of Credit Guarantee Fund shall provide guidance on setting the limited amount of rewards conferred upon each beneficiary to which the Credit Guarantee Fund must adhere for its implementation.

5. Welfare fund:

a) Welfare fund is used to provide financial support for sports and cultural activities, welfare and benefit for staff and employee working for the Credit Guarantee Fund; regular or spontaneous allowance for needy staff and employees of the Credit Guarantee Fund; expenditures on construction or repair of the Fund's community works;

b) The Director of Credit Guarantee Fund shall cooperate with the Executive Board of Trade Union to prepare the plan to use the welfare fund for submission to the Management Council for approval in a specified year.

6. The Management Council of the Credit Guarantee Fund shall consider and decide the authority to use such funds as the reserve fund for supplement to the charter capital, financial contingency fund, fund for professional investment and development, reward fund and welfare fund.

Chapter IV

ACCOUNTING SYSTEM, STATISTICS, AND FINANCIAL STATEMENT AUDITING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Where the Credit Guarantee Fund runs its own business or entrust branches of the Vietnam Development Bank or local financial fund, the Credit Guarantee Fund shall report all of economic transactions into the financial statement, open accounting books, record vouchers, prepare financial statements in accordance with applicable laws and regulations adopted by the Ministry of Finance.

2. Where the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces assign local financial funds to manage the credit guarantee capital and perform the credit guarantee tasks for enterprises:

a) Local financial funds shall be responsible for separately bookkeeping and tracking all of its operation, utilize its capital to serve the right purpose in an effective manner, and ensure the safety for its capital. All of incomes and expenses generated from the credit guarantee transactions shall be reported in the income and expense statement of local financial funds in order to determine the marginal income of these funds.

b) Local financial funds shall set up, manage and utilize contingency funds for credit guarantee activities under the regulations set out in Article 9 of this Circular;

c) Accounting system applied to credit guarantee activities shall comply with regulations on local financial funds.

3. The Credit Guarantee Fund shall conform to the bookkeeping and statistical system stipulated by applicable laws, and keep a record of all financial transactions in a sufficient, timely, honest, accurate and objective manner.

4. Fiscal year of the Credit Guarantee Fund begins on January 01 and ends on December 31 of every calendar year.

Article 20. Preparation for the financial plan of Credit Guarantee Fund

1. The Credit Guarantee Fund shall assume its responsibility for preparing the annual financial plan, revenue and expenditure plan, and plan for the purchase of fixed assets for submission to the Management Council of the Fund for approval, which is specified in the Appendix 1, 1a and 1b attached hereto.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Before December 01 of every year, the Management Council of the Credit Guarantee Fund shall send a report on the annual financial plan to the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces;

b) After referring to the written advice from the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces, the Management Council of the Fund shall approve the annual financial plan which serves as the basis for the implementation.

Article 21. Financial statement and information supply

1. The Credit Guarantee Fund shall be responsible for formulating and submitting the financial statement on the quarterly or yearly basis to the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment, the People’s Committees, the Department of Finance, Branches of the State Bank located at the cities or provinces where the Credit Guarantee Fund is operating.

2. Types of report:

a) Quarterly report:

- The report on financial matters: Balance sheet; income statement; cash flow statement; statement of changes in equity; demonstration of financial statement;

- The report on task performance issues: Summary report on the current condition of guaranteed projects.

b) Annual report:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The auditing report on the annual financial statement;

- Other reports: Report on revenues and expenditures; report on distribution of marginal incomes and utilization of funds according to Appendix 2 and 3 attached hereto.

3. Time limit for submission of reports:

a) Quarterly reports shall be submitted for the period of no later than 45 days from the closing date of a specified quarter;

b) Annual report shall be submitted for the period of no later than 90 days form the closing date of a specified fiscal year; particularly, the auditing report on the annual financial statement of the Credit Guarantee Fund shall be conducted by an independent audit organization and submitted for the period of no later than 120 days from the closing date of a specified fiscal year.

4. The Credit Guarantee Fund shall be responsible for providing information and making spontaneous reports requested by the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment, the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces where the Credit Guarantee Fund is operating in accordance with laws.

Article 22. Audit and public disclosure of financial statements

1. Annual financial report prepared by the Credit Guarantee Fund must be audited by an independent auditor in accordance with applicable laws.

2. Every year, the Head of the Control Board of the Credit Guarantee Fund shall request the Management Council of the Credit Guarantee Fund to choose one independent auditor who is established and runs its own business in Vietnam for the purpose of auditing financial statements of the Credit Guarantee Fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The public disclosure of financial statements of the Credit Guarantee Fund must comply with applicable laws.

Chapter V

RESPONSIBILITY OF REGULATORY BODIES

Article 23. Responsibility of the Ministry of Finance

1. Assume their responsibility as stipulated in Article 37 concerning the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund.

2. Amend and provide any supplement to financial management principles that the Credit Guarantee Fund must stick to (when necessary).

Article 24. Responsibility of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces

1. Assume their responsibility as stipulated in Article 40 concerning the Regulations on establishment and operation of Credit Guarantee Fund.

2. Administrate and supervise the Management Council of the Credit Guarantee Fund and the Credit Guarantee Fund to conform to the financial system stipulated in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Make a decision to supplement the dividends on contributed capital derived from the government budget of centrally-affiliated cities and provinces to the charter capital of the Credit Guarantee Fund with reference to the consent and approval from the People’s Council of centrally-affiliated cities and provinces.

5. Periodically inspect and examine the financial condition of the Credit Guarantee Fund.

6. Perform periodic or spontaneous inspection and supervision of whole operations of the Credit Guarantee Fund, which is aimed at ensuring the efficiency of its operations, capital safety and growth.

Article 25. Responsibility of the Credit Guarantee Fund

1. The Credit Guarantee Fund shall extend its guarantee to enterprises who take out loans at credit institutions under the Decision No.58/2013/QD-TTg, detailed guidance provided in this Circular and other related legislative documents.

2. Comply with the financial management principles stipulated in regulations laid down in this Circular and other related legislative documents.

3. With reference to regulations set out in this Circular and other relevant statutes, the Credit Guarantee Fund shall take its responsibility for introducing regulations on task performance and financial standards in order to ensure the safety and effectiveness in its management and utilization of the State-owned capital and assets.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In respect of Credit Guarantee Funds whose establishment and operation conform to the financial system stipulated in the Circular No. 93/2004/TT-BTC dated September 29, 2004 issued by the Ministry of Finance on providing guidance on several contents described in the Regulations on establishment, organization and operation of Credit Guarantee Funds for medium and small enterprises, the closing balance of funds (such as Reserve fund for task performance, Reserve fund for supplement to operating capital, financial contingency fund, Fund for professional investment and development, Reward fund and Welfare fund) recorded on December 31, 2013 shall be dealt with in accordance with the Circular No. 93/2004/TT-BTC as follows:

1. The closing balance of the Reserve fund for task performance shall be carried forward to the provision account as stipulated in Article 9 hereof.

2. The closing balance of funds set up from the marginal income shall be carried forward to the fund which serve the same use purpose as stipulated in Article 18 hereof.

Article 28. Effect

1. This Circular has taken effect since November 25, 2014 and is applicable as from the fiscal year 2014, and replaces the Circular No. 93/2004/TT-BTC dated September 29, 2004 on providing guidance on several contents described in the Regulations on establishment, organization and operation of credit guarantee funds for medium and small enterprises.

2. In course of implementation, if any difficulty arises, relevant entities are requested to send their feedbacks to the Ministry of Finance to get instructions in accordance with laws./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER





Tran Xuan Ha

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 147/2014/TT-BTC dated October 08, 2014, providing guidance on implementing Decision No.58/2013/QD-TTg on promulgating the regulations on establishment, organization and operation of Credit Gurantee Funds for medium and small enterprises
Official number: 147/2014/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Tran Xuan Ha
Issued Date: 08/10/2014 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 147/2014/TT-BTC dated October 08, 2014, providing guidance on implementing Decision No.58/2013/QD-TTg on promulgating the regulations on establishment, organization and operation of Credit Gurantee Funds for medium and small enterprises

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status