QUỐC
HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật
số: 89/2015/QH13
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015
|
LUẬT
THỐNG KÊ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật thống
kê.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động thống kê, sử dụng
thông tin thống kê nhà nước; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước; tổ chức
thống kê nhà nước và hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống
kê nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống
kê.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Báo cáo thống kê là mẫu biểu và hướng
dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng
nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trong chế
độ báo cáo thống kê trong một thời kỳ nhất định.
2. Chế độ báo cáo thống kê là những quy định
và hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về việc thực hiện một tập
hợp những báo cáo thống kê có liên quan với nhau để tổng hợp các chỉ tiêu thống
kê thuộc một hệ thống chỉ tiêu thống kê và tổng hợp thông tin thống kê khác phục
vụ quản lý nhà nước.
3. Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm về
quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ tỷ lệ của bộ phận
hoặc toàn bộ hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời
gian cụ thể. Chỉ tiêu thống kê gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu.
4. Chương trình thống kê
là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm hệ thống chỉ tiêu thống
kê, chương trình điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và chương trình
khác có liên quan đến hoạt động thống kê.
5. Cơ sở dữ liệu thống kê là tập hợp những
dữ liệu, thông tin thống kê có liên quan với nhau được sắp xếp, tổ chức theo một
cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống
kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu thống kê được
hình thành chủ yếu từ dữ liệu, thông tin thống kê của điều tra thống kê, hồ sơ
hành chính, báo cáo thống kê và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ,
ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương.
6. Dữ liệu hành chính là dữ liệu của cơ
quan nhà nước được ghi chép, lưu giữ, cập nhật trong các hồ sơ hành chính dạng
giấy hoặc dạng điện tử.
7. Dữ liệu thống kê gồm dữ liệu định lượng
và dữ liệu định tính để hình thành thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu.
8. Điều tra thống kê là hình thức thu thập
dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp
khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần
điều tra.
9. Điều tra viên thống kê là người được
cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện
việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
10. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp
những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm danh mục và nội
dung chỉ tiêu thống kê. Danh mục chỉ tiêu thống kê gồm mã số, nhóm, tên chỉ
tiêu. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu,
kỳ công bố, nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan chịu trách nhiệm thu
thập, tổng hợp.
11. Hoạt động thống kê là hoạt động xác định
nhu cầu thông tin cần thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập; xử lý và tổng hợp;
phân tích và dự báo; công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin thống kê về hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
12. Hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước
là hoạt động thống kê do tổ chức, cá nhân thực hiện ngoài chương trình thống
kê.
13. Hoạt động thống kê nhà nước là
hoạt động thống kê trong chương trình thống kê do hệ thống tổ chức thống kê nhà
nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức khác thực
hiện.
14. Phân loại thống kê là sự phân chia hiện
tượng nghiên cứu thành các bộ phận và xếp các yếu tố của hiện tượng vào từng bộ
phận riêng biệt, không trùng lặp, căn cứ vào một hoặc một số đặc điểm của yếu tố
thuộc hiện tượng nghiên cứu. Phân loại thống kê gồm danh mục và nội dung phân
loại thống kê. Danh mục phân loại thống kê gồm mã số và tên từng bộ phận. Nội
dung phân loại thống kê gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận.
15. Số liệu thống kê chính thức là số liệu
thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã
diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể đã được xử lý, tổng hợp, thẩm
định và khẳng định.
16. Số liệu thống kê sơ bộ là số liệu thống
kê phản ánh đầy đủ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng
thời gian và không gian cụ thể nhưng chưa được khẳng định, còn phải được thẩm định,
rà soát thêm.
17. Số liệu thống kê ước tính là số liệu
thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội còn đang
tiếp diễn, được tổng hợp từ số liệu của kỳ đã diễn ra, cập nhật theo thực tế và
số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng phương pháp chuyên môn để dự tính.
18. Thông tin thống kê là dữ liệu thống
kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn,
nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu.
Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó.
19. Thông tin thống kê nhà nước là thông
tin thống kê do hoạt động thống kê nhà nước tạo ra, có giá trị pháp lý, được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
20. Tổng điều tra thống kê là điều tra thống
kê toàn bộ để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê của các đối tượng điều tra
trên phạm vi cả nước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Điều 4. Mục đích của hoạt động
thống kê
1. Hoạt động thống kê nhà nước nhằm cung cấp
thông tin thống kê phục vụ các mục đích sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình,
hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chính sách, quản lý, điều
hành phát triển kinh tế - xã hội;
b) Đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước nhằm
cung cấp thông tin thống kê phục vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của tổ chức,
cá nhân và đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng khác.
Điều 5. Nguyên tắc cơ bản của
hoạt động thống kê và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê
1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước
gồm:
a) Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp
thời;
b) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
c) Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp,
không chồng chéo;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Có tính so sánh.
2. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê
ngoài thống kê nhà nước gồm:
a) Các nguyên tắc quy định tại các điểm a, b và
c khoản 1 Điều này;
b) Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm;
c) Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Nguyên tắc cơ bản của sử dụng dữ liệu và
thông tin thống kê gồm:
a) Trích dẫn nguồn dữ liệu, thông tin thống kê
khi sử dụng;
b) Bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dữ liệu,
thông tin thống kê nhà nước đã được công bố;
c) Bảo mật dữ liệu, thông tin thống kê theo quy
định của pháp luật.
Điều 6. Quản lý nhà nước về
thống kê
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê.
2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật về thống kê.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.
4. Xây dựng tổ chức thống kê nhà nước, đào tạo
và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê.
5. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương
pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê.
6. Hợp tác quốc tế về thống kê.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê.
Điều 7. Cơ quan quản lý nhà
nước về thống kê
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống
kê.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước
Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê trong ngành,
lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
Điều 8. Thanh tra chuyên
ngành thống kê
1. Thanh tra chuyên ngành thống kê là hoạt động
thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật về thống kê, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
thống kê.
Cơ quan thống kê trung ương chịu trách nhiệm chỉ
đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê trong phạm vi cả nước.
Cơ quan thống kê tập trung tại tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thống kê cấp tỉnh) chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê tại địa phương.
2. Thanh tra chuyên ngành thống kê có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống
kê và các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thống kê của cơ
quan, tổ chức, cá nhân;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống
kê.
3. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thống kê,
quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức được
giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê thực hiện theo quy định của pháp
luật về thanh tra.
4. Chính phủ quy định chi tiết về thanh tra
chuyên ngành thống kê.
Điều 9. Kinh phí cho hoạt động
thống kê
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thống
kê nhà nước. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí cho hoạt động thống kê nhà
nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí cho hoạt động thống kê ngoài thống
kê nhà nước do tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thống kê tự bảo đảm.
Điều 10. Các hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống
kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước gồm:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
không kịp thời, cản trở việc cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống
kê, chế độ báo cáo thống kê và từ dữ liệu hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định;
b) Khai man, làm sai lệch dữ liệu thông tin thống
kê;
c) Can thiệp, ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa,
dụ dỗ người khác khai man, làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê và sử dụng
thông tin thống kê;
d) Thực hiện sai các quy định trong phương án điều
tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động
thống kê; tự sửa đổi thông tin khi thực hiện điều tra, báo cáo thống kê và cung
cấp thông tin từ dữ liệu hành chính;
đ) Báo cáo, công bố, phổ biến thông tin thống kê
không chính xác;
e) Tiết lộ thông tin thống
kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ dữ liệu, thông tin thống kê chưa được
công bố; sử dụng dữ liệu, thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài mục
đích thống kê khi chưa được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
g) Quyết định điều tra thống kê, ban hành chế độ
báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật về thống kê.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống
kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước gồm:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c và e
khoản 1 Điều này;
b) Thu thập, phổ biến thông tin thống kê thuộc
bí mật nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân.
Điều 11. Xử lý vi phạm
Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp
luật về thống kê thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương II
HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG
KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 12. Hệ thống thông tin
thống kê nhà nước
1. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia.
2. Hệ thống thông tin thống kê bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi chung là bộ, ngành).
3. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
4. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
Điều 13. Hệ thống thông tin
thống kê quốc gia
1. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia phản ánh
tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước.
2. Thông tin thống kê trong hệ thống thông tin
thống kê quốc gia gồm:
a) Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống
kê tập trung thực hiện;
b) Thông tin thống kê do bộ, ngành thực hiện,
cung cấp cho cơ quan thống kê trung ương tổng hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng,
thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, hệ thống thông tin thống
kê cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức, điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu,
thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước.
Điều 14. Hệ thống thông tin
thống kê bộ, ngành
1. Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành phản
ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành, lĩnh vực.
2. Thông tin thống kê trong hệ thống thông tin
thống kê bộ, ngành gồm:
a) Thông tin thống kê do bộ, ngành thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện, cung cấp
cho bộ, ngành tổng hợp.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống
thông tin thống kê bộ, ngành.
Điều 15. Hệ thống thông tin
thống kê cấp tỉnh
1. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh phản ánh
tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh gồm:
a) Thông tin thống kê do cơ quan thống kê cấp tỉnh
thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh
thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp tỉnh tổng hợp.
3. Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh chịu
trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
Người đứng đầu cơ quan quy định tại điểm b khoản
2 Điều này chịu trách nhiệm quản lý thông tin thống kê trong phạm vi ngành,
lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 16. Hệ thống thông tin
thống kê cấp huyện
1. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện gồm:
a) Thông tin thống kê do cơ quan thống kê tập trung
tại đơn vị hành chính cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ quan thống kê cấp huyện)
thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện
tổng hợp.
2. Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp huyện chịu
trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
Người đứng đầu cơ quan quy định tại điểm b khoản
1 Điều này chịu trách nhiệm quản lý thông tin thống kê trong phạm vi ngành,
lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 17. Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp
các chỉ tiêu thống kê chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm
thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia.
2. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội của
quốc gia;
b) Phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
c) Phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê quốc gia do hệ thống tổ
chức thống kê tập trung thực hiện;
b) Các chỉ tiêu thống kê quốc gia do bộ, ngành
được phân công thực hiện.
4. Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia được quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật này.
5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở
phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng chương trình điều
tra thống kê quốc gia, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, chế độ
báo cáo thống kê và chương trình khác có liên quan đến hoạt động thống kê.
6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội
dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hướng dẫn, kiểm
tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Điều 18. Điều chỉnh, bổ
sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế trong từng thời kỳ, Chính phủ rà
soát, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia theo
thủ tục rút gọn.
Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống
kê bộ, ngành
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp
các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán
nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin
thống kê bộ, ngành.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành
đó thực hiện;
b) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành,
cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao có liên quan được phân công thực hiện theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị
hành chính cấp tỉnh thực hiện cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được xây
dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế. Hệ thống
chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành
chính cho hoạt động thống kê và chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ,
ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Cơ quan thuộc Chính phủ
chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý
nhà nước về ngành, lĩnh vực ban hành các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực được
phân công phụ trách.
Điều 20. Thẩm định hệ thống
chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phải được
cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước
khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Bản dự thảo danh mục chỉ tiêu thống kê;
c) Bản dự thảo nội dung chỉ tiêu thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích; nhóm, tên chỉ
tiêu; khái niệm; phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ
quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải
trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội
dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành hệ thống
chỉ tiêu thống kê bộ, ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước chịu trách nhiệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê do mình ban hành.
Điều 21. Điều chỉnh, bổ
sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phù hợp
với sự điều chỉnh, bổ sung của chỉ tiêu thống kê có liên quan trong hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ, ngành.
2. Chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được điều chỉnh,
bổ sung phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ
thống kê trước khi ban hành.
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
Điều 22. Hệ thống chỉ tiêu
thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là tập hợp
các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia và hệ
thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện là tập hợp
các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh và hệ
thống thông tin thống kê cấp huyện.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã là tập hợp các
chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động
thống kê ở từng cấp và trong việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê cấp bộ,
ngành.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã được xây dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng
yêu cầu quản lý của địa phương.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
hoặc điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực
hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Điều 23. Phân loại thống kê
1. Phân loại thống kê được sử dụng thống nhất
trong hoạt động thống kê nhà nước, làm căn cứ để thống nhất sử dụng trong quản
lý nhà nước.
2. Phân loại thống kê gồm:
a) Phân loại thống kê quốc gia;
b) Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực.
Điều 24. Phân loại thống kê
quốc gia
1. Phân loại thống kê quốc gia là phân loại thống
kê áp dụng chung cho nhiều ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
2. Phân loại thống kê quốc gia gồm:
a) Hệ thống ngành kinh tế;
b) Hệ thống ngành sản phẩm;
c) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Danh mục đơn vị hành chính;
e) Danh mục vùng;
g) Danh mục nghề nghiệp;
h) Danh mục giáo dục, đào tạo;
i) Danh mục các dân tộc Việt Nam;
k) Danh mục các tôn giáo tại Việt Nam;
l) Các phân loại thống kê quốc gia khác.
3. Phân loại thống kê quốc gia được xây dựng phù
hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, được sử dụng trong hoạt động thống
kê nhà nước, trong xây dựng hệ thống đăng ký hành chính, cơ sở dữ liệu quốc
gia, cơ sở dữ liệu bộ, ngành, cơ sở dữ liệu địa phương và các hoạt động quản lý
nhà nước khác có liên quan.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ,
ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và nội dung phân loại
thống kê quốc gia.
Điều 25. Phân loại thống kê
ngành, lĩnh vực
1. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực là phân loại
thống kê áp dụng cho ngành, lĩnh vực và thống nhất với phân loại thống kê quốc
gia tương ứng.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực phụ trách không thuộc
phân loại thống kê quốc gia.
3. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây
dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước ngành, lĩnh
vực ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực thuộc lĩnh vực được phân công
phụ trách.
Điều 26. Thẩm định phân loại
thống kê ngành, lĩnh vực
1. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực phải được
cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước
khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm
định và bản dự thảo phân loại thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, căn cứ, phạm
vi và đơn vị phân loại thống kê.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ
quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải
trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội
dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành phân
loại thống kê ngành, lĩnh vực. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước chịu trách nhiệm về phân loại thống kê ngành, lĩnh vực do mình
ban hành.
Chương III
THU THẬP THÔNG TIN THỐNG
KÊ NHÀ NƯỚC
Mục 1. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Điều 27. Các loại điều tra
thống kê
1. Tổng điều tra thống kê quốc gia và điều tra
thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
2. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra
thống kê quốc gia.
Điều 28. Chương trình điều
tra thống kê quốc gia
1. Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ
tướng Chính phủ quyết định, được tiến hành định kỳ nhằm thu thập thông tin chủ
yếu để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm tên
cuộc điều tra, mục đích, đối tượng, đơn vị, loại điều tra, nội dung điều tra,
thời kỳ, thời điểm điều tra và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
hoặc sửa đổi, bổ sung chương trình điều tra thống kê quốc gia;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực
hiện chương trình điều tra thống kê quốc gia.
3. Thẩm quyền quyết định tiến hành điều tra
trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành tổng
điều tra thống kê quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tiến hành điều tra thống
kê được phân công trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Điều 29. Tổng điều tra thống
kê quốc gia
1. Tổng điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Tổng điều tra dân số và nhà ở;
b) Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
c) Tổng điều tra kinh tế;
d) Tổng điều tra thống kê
quốc gia khác.
2. Cơ quan thực hiện tổng điều tra thống kê quốc
gia gồm:
a) Cơ quan thống kê trung ương chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng điều tra quy định tại các điểm a,
b và c khoản 1 Điều này;
b) Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện
tổng điều tra quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung tổng điều
tra thống kê quốc gia.
Điều 30. Điều tra thống kê
ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia
1. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra
thống kê quốc gia gồm:
a) Điều tra thống kê đột xuất khi có thiên tai,
dịch bệnh hoặc các trường hợp đột xuất khác;
b) Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về
các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ
trách, nhưng không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
c) Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin có
tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê ngoài
chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định
chương trình và tổ chức thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm a và điểm
b khoản 1 Điều này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
chương trình và tổ chức thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1
Điều này.
Điều 31. Phương án điều tra
thống kê
1. Mỗi cuộc điều tra thống kê phải có phương án
điều tra thống kê được ban hành kèm theo quyết định điều tra thống kê của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phương án điều tra thống
kê gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu điều tra;
b) Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra;
c) Loại điều tra;
d) Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra;
đ) Nội dung, phiếu điều tra;
e) Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra;
g) Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra;
h) Kế hoạch tiến hành điều tra;
i) Tổ chức điều tra;
k) Kinh phí và các điều kiện vật chất cho điều
tra.
Điều 32. Thẩm định phương
án điều tra thống kê
1. Phương án điều tra thống kê đối với điều tra
thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia do bộ, ngành thực hiện
và điều tra thống kê quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này
phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống
kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm
văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phương án điều tra thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, phạm vi, đối
tượng, đơn vị điều tra; loại điều tra; thời điểm, thời gian và phương pháp điều
tra; nội dung, phiếu điều tra và phân loại thống kê sử dụng trong điều tra.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ
quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Trường hợp thẩm định phương án điều
tra thống kê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật này
thì thời hạn thẩm định là 05 ngày làm việc.
5. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương,
trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và
chỉnh lý, ban hành phương án điều tra thống kê. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách
nhiệm về phương án điều tra thống kê do mình ban hành.
Điều 33. Quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê
1. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các
quyền sau đây:
a) Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu,
phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
b) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho
điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật này;
c) Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
điều tra thống kê.
2. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có
các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy
đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến
hành điều tra thống kê;
b) Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp
thông tin điều tra thống kê;
c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều
tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
Điều 34. Quyền và nghĩa vụ
của điều tra viên thống kê
1. Điều tra viên thống kê có các quyền sau đây:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực
hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn
của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều
tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và
được trả công;
c) Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp
thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành
điều tra thống kê.
2. Điều tra viên thống kê có các nghĩa vụ sau
đây:
a) Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương
án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá
nhân được điều tra thống kê;
c) Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng
dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
Điều 35. Trách nhiệm của cơ
quan tiến hành điều tra thống kê
1. Xây dựng phương án điều tra thống kê.
2. Chỉ đạo, tổ chức, giám sát và kiểm tra việc
thực hiện phương án điều tra thống kê.
3. Kiểm tra việc cung cấp thông tin của tổ chức,
cá nhân được điều tra thống kê.
4. Tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra
thống kê.
5. Giữ bí mật thông tin thống kê thu thập được.
6. Việc báo cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ
quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thực hiện điều tra thống kê quy định
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật này có trách
nhiệm báo cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ quan thống kê trung ương;
b) Cơ quan thực hiện điều tra thống kê quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này có trách nhiệm báo
cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ quan thống kê cấp tỉnh.
Mục 2. SỬ DỤNG DỮ LIỆU HÀNH
CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 36. Sử dụng dữ liệu
hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước
1. Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống
kê nhà nước là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng
nghiên cứu cụ thể từ dữ liệu hành chính. Dữ liệu hành chính sử dụng cho hoạt động
thống kê nhà nước là dữ liệu thống kê.
2. Nội dung sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt
động thống kê nhà nước gồm:
a) Tổng hợp số liệu thống kê, biên soạn các chỉ
tiêu thống kê và lập báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê;
b) Lập hoặc cập nhật dàn mẫu cho điều tra thống
kê;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê.
3. Cơ sở dữ liệu hành chính
được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về con người;
b) Cơ sở dữ liệu về đất đai;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh tế;
d) Cơ sở dữ liệu về thuế;
đ) Cơ sở dữ liệu về hải quan;
e) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm;
g) Cơ sở dữ liệu hành chính khác.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu
hành chính phục vụ yêu cầu quản lý và hoạt động thống kê nhà nước.
Điều 37. Cung cấp dữ liệu
trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước
1. Nội dung dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quy định
tại khoản 3 Điều 36 của Luật này được cung cấp cho hoạt động
thống kê nhà nước gồm:
a) Danh mục các trường dữ liệu có liên quan và dữ
liệu;
b) Định dạng dữ liệu, định nghĩa và các thuộc
tính có liên quan của trường dữ liệu;
c) Phương thức, tần suất và thời gian cung cấp dữ
liệu.
2. Các điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp, tiếp
nhận dữ liệu gồm cơ sở hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực và tài chính.
3. Cơ quan thống kê trung ương có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính xác định cụ thể các nội dung
quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 38. Nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ yêu
cầu quản lý ngành, lĩnh vực và hoạt động thống kê nhà nước.
2. Cung cấp dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu
đang quản lý cho cơ quan thống kê trung ương theo quy định của Luật này.
3. Từ chối yêu cầu cung cấp dữ liệu, thông tin từ
cơ sở dữ liệu đang quản lý nếu trái với quy định của pháp luật.
Điều 39. Nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan thống kê trung ương trong quản lý, sử dụng dữ liệu hành chính
1. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng dữ liệu, thông
tin từ cơ sở dữ liệu hành chính do các cơ quan quản lý dữ liệu cung cấp cho hoạt
động thống kê nhà nước.
2. Bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu,
thông tin từ cơ sở dữ liệu hành chính được cung cấp, trừ trường hợp có sự đồng
ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu đó.
Mục 3. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG
KÊ
Điều 40. Chế độ báo cáo thống
kê
1. Chế độ báo cáo thống kê gồm:
a) Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
b) Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê gồm mục
đích, phạm vi thống kê, đối tượng áp dụng, đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo,
ký hiệu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo và các
biểu mẫu kèm theo giải thích biểu mẫu báo cáo thống kê cụ thể.
Điều 41. Chế độ báo cáo thống
kê cấp quốc gia
1. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia được thực
hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống
kê cấp quốc gia gồm:
a) Bộ, ngành; cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp
luật.
3. Chính phủ quy định chi
tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
Điều 42. Chế độ báo cáo thống
kê cấp bộ, ngành
1. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành được thực
hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia,
hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp
huyện và tổng hợp các thông tin thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý ngành,
lĩnh vực.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống
kê cấp bộ, ngành gồm:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương;
b) Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp
luật.
3. Thẩm quyền ban hành chế
độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp
bộ, ngành;
b) Cơ quan thuộc Chính phủ
chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý
nhà nước ngành, lĩnh vực ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành áp dụng
đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 43. Thẩm định chế độ
báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
1. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành phải được
cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước
khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm
định, dự thảo văn bản ban hành, biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, đối tượng áp
dụng, phạm vi thu thập, tổng hợp, biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ
quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải
trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội
dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành chế độ
báo cáo thống kê cấp bộ, ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành do mình
ban hành.
Điều 44. Quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống
kê có các quyền sau đây:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực
hiện nhiệm vụ thu thập, tổng hợp thông tin;
b) Được hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chế độ báo
cáo thống kê;
c) Được cung cấp, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu
hành chính thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước có liên quan để tổng hợp số
liệu thống kê;
d) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định về chế độ
báo cáo thống kê.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống
kê có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thu thập, tổng hợp, lập và nộp báo cáo theo
quy định của chế độ báo cáo thống kê và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin thống kê;
b) Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
c) Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện
chế độ báo cáo thống kê;
d) Chịu sự kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan nhận
báo cáo;
đ) Chịu sự kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp
vụ thống kê của thanh tra chuyên ngành thống kê.
Chương IV
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO THỐNG
KÊ, CÔNG BỐ VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 45. Phân tích và dự
báo thống kê
1. Phân tích và dự báo thống kê phục vụ việc xây
dựng, đánh giá thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội.
2. Phân tích thống kê nhằm làm rõ các đặc trưng
của hiện tượng kinh tế - xã hội; sự thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng, vai trò
và tác động qua lại của từng yếu tố đối với hiện tượng theo thời gian và không
gian. Dự báo thống kê nhằm đưa ra xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế -
xã hội.
3. Phân tích và dự báo thống kê phải trung thực,
khách quan, toàn diện trên cơ sở thông tin thống kê đã thu thập, tổng hợp, lưu
trữ, hệ thống hóa và diễn biến của tình hình thực tế.
4. Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà
nước có trách nhiệm phân tích và dự báo thống kê theo chương trình thống kê.
Điều 46. Trách nhiệm của bộ,
ngành đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về số liệu thống
kê được phân công thu thập, tổng hợp trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
2. Bộ, ngành có trách nhiệm thu thập, tổng hợp số
liệu thống kê được phân công trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và gửi hồ
sơ thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này
cho cơ quan thống kê trung ương thẩm định, công bố.
Điều 47. Thẩm định số liệu
thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Hồ sơ thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định,
dự thảo số liệu thống kê, giải trình phạm vi, phương pháp tính và nguồn số liệu
thu thập, tổng hợp.
2. Nội dung thẩm định gồm phạm vi, phương pháp
tính và nguồn số liệu của chỉ tiêu.
3. Thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống
kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định được quy định như sau:
a) 03 ngày làm việc đối với số liệu thống kê ước
tính;
b) 07 ngày làm việc đối với số liệu thống kê sơ
bộ;
c) 20 ngày đối với số liệu thống kê chính thức.
4. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan thống
kê trung ương, bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình bằng
văn bản và chỉnh lý số liệu thống kê do bộ, ngành thu thập, tổng hợp. Trường hợp
bộ, ngành không tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương thì
cơ quan thống kê trung ương tự quyết định và chịu trách nhiệm.
Điều 48. Công bố thông tin
thống kê nhà nước
1. Các mức độ của số liệu thống kê được công bố
gồm:
a) Số liệu thống kê ước tính;
b) Số liệu thống kê sơ bộ;
c) Số liệu thống kê chính thức.
2. Thẩm quyền công bố thông
tin thống kê được quy định như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố
thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước công bố thông tin thống kê thuộc
ngành, lĩnh vực phụ trách, trừ các thông tin thống kê quy định tại điểm a khoản
này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố
thông tin thống kê từ kết quả điều tra thống kê quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 30 của Luật này;
d) Người đứng đầu cơ quan
thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
3. Người có thẩm quyền công bố thông tin thống
kê chịu trách nhiệm về thông tin đã công bố.
Điều 49. Phổ biến thông tin
thống kê nhà nước
1. Thông tin thống kê đã được công bố theo quy định
của Luật này phải được phổ biến kịp thời, đầy đủ, rộng rãi, công khai, minh bạch.
2. Các hình thức phổ biến thông tin gồm:
a) Trang thông tin điện tử
của cơ quan thuộc hệ thống thống kê nhà nước; trang thông tin điện tử của các
cơ quan nhà nước;
b) Họp báo, thông cáo báo chí;
c) Phương tiện thông tin đại chúng;
d) Xuất bản ấn phẩm, các hình thức lưu giữ thông
tin điện tử.
3. Niên giám thống kê quốc gia hàng năm được phổ
biến vào tháng 6 năm tiếp theo.
4. Lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước là
biểu thời gian ấn định việc phổ biến thông tin thống kê thuộc các hệ thống chỉ
tiêu thống kê do người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê xây dựng và
công khai.
5. Chính phủ quy định chi
tiết về việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước.
Chương V
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 50. Nghiên cứu, ứng dụng
phương pháp thống kê tiên tiến
1. Nhà nước ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng phương
pháp thống kê tiên tiến trong hoạt động thống kê theo chuẩn mực và thông lệ quốc
tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của đất nước.
2. Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng phương
pháp thống kê tiên tiến gồm:
a) Nghiên cứu phương pháp đo lường hiện tượng
kinh tế - xã hội mới để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tiến trình phát
triển và hội nhập quốc tế của đất nước;
b) Nghiên cứu, áp dụng các phân loại thống kê
theo chuẩn mực quốc tế;
c) Biên soạn, biên dịch và phổ biến các tài liệu
hướng dẫn phương pháp thống kê tiên tiến.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, điều
phối hoạt động nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến trong hoạt động
thống kê nhà nước. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ
chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp thống kê tiên tiến đối
với ngành, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
Điều 51. Phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin - truyền thông
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông tiên tiến trong hoạt động thống kê nhà nước
bao gồm:
a) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin của hệ thống
tổ chức thống kê nhà nước;
b) Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia tập
trung, thống nhất do cơ quan thống kê trung ương quản lý, gồm các cơ sở dữ liệu
thống kê của hệ thống thống kê tập trung và các cơ sở dữ liệu thống kê được
hình thành từ nguồn dữ liệu hành chính quy định tại Luật này; kết nối hệ thống
cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ
liệu bộ, ngành để cung cấp, cập nhật thông tin;
c) Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê của bộ, ngành
và kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia;
d) Phần mềm ứng dụng;
đ) Các phương tiện, phương pháp thu thập và phổ
biến thông tin tiên tiến gồm máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách
tay, phiếu điện tử, phiếu thu thập thông tin trực tuyến, công nghệ ảnh vệ tinh,
hệ thống thông tin địa lý và các phương tiện, phương pháp thu thập, phổ biến
thông tin thống kê tiên tiến khác.
2. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động thống
kê.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, điều
phối hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông thống
nhất, bảo đảm đồng bộ hóa, tin học hóa, quy trình hóa trong hoạt động thống kê
nhà nước. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực
hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động
thống kê của bộ, ngành, địa phương.
Điều 52. Hợp tác quốc tế về
thống kê
1. Hợp tác quốc tế về thống kê nhằm bảo đảm số
liệu thống kê đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế thống kê Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới.
2. Các hoạt động chủ yếu trong hợp tác quốc tế về
thống kê gồm:
a) Chia sẻ thông tin thống kê;
b) Ứng dụng phương pháp thống kê;
c) Đào tạo nhân lực;
d) So sánh quốc tế;
đ) Thu hút nguồn lực;
e) Ứng dụng khoa học và công nghệ.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, điều
phối hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động thống kê nhà nước. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế
về thống kê đối với ngành, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
Chương VI
SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỐNG
KÊ VÀ THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 53. Sử dụng cơ sở dữ
liệu thống kê do cơ quan thống kê trung ương quản lý
1. Cơ quan thống kê trung ương quản lý cơ sở dữ
liệu thống kê và đáp ứng nhu cầu sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
2. Cơ sở dữ liệu thống kê do cơ quan thống kê
trung ương quản lý (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu thống kê) gồm:
a) Cơ sở dữ liệu thống kê về dân số;
b) Cơ sở dữ liệu thống kê về cơ sở kinh tế;
c) Cơ sở dữ liệu thống kê về nông thôn, nông
nghiệp;
d) Các cơ sở dữ liệu thống kê chuyên ngành khác.
3. Dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu thống
kê quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân sử dụng sau khi thông tin thống kê có liên quan đã được cơ quan thống kê
trung ương công bố theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Điều 54. Nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan thống kê trung ương trong quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu thống
kê
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê theo quy định
của Luật này.
2. Xác định mức độ truy cập và sử dụng dữ liệu,
thông tin có liên quan đến thông tin thống kê đã được công bố trong cơ sở dữ liệu
thống kê.
3. Cung cấp dữ liệu, thông tin có liên quan đến
thông tin thống kê đã được công bố trong cơ sở dữ liệu thống kê cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân; bảo đảm bảo mật thông tin của tổ chức, cá nhân trong quá trình
cung cấp dữ liệu.
4. Từ chối yêu cầu cung cấp dữ liệu, thông tin nếu
yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong việc
sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê.
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê
1. Được sử dụng dữ liệu, thông tin có liên quan
đến thông tin thống kê đã được công bố trong cơ sở dữ liệu thống kê.
2. Bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu từ
cơ sở dữ liệu thống kê được cung cấp, trừ trường hợp được cơ quan thống kê
trung ương cho phép.
Điều 56. Sử dụng thông tin
thống kê nhà nước
1. Cơ quan nhà nước sử dụng thông tin thống kê
nhà nước đã được công bố để đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược,
xây dựng kế hoạch, chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội
và thanh tra, kiểm tra, giám sát.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin
thống kê nhà nước đã được công bố để phục vụ hoạt động của mình.
3. Tổ chức thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống
kê nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm đáp ứng
nhu cầu sử dụng hợp pháp thông tin thống kê nhà nước đã được công bố của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 57. Bảo mật thông tin
thống kê nhà nước
1. Các loại thông tin thống kê nhà nước phải được
giữ bí mật gồm:
a) Thông tin gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng
tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đó đồng ý hoặc luật có quy định
khác;
b) Thông tin thống kê chưa được người có thẩm
quyền công bố;
c) Thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà
nước.
2. Việc bảo mật thông tin thống kê nhà nước được
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 58. Quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê
nhà nước
1. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng thông
tin thống kê đã được công bố.
2. Sử dụng thông tin thống kê đã được công bố.
3. Trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê đã được
công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn thông tin.
4. Tham gia ý kiến với cơ quan thống kê về chất
lượng số liệu thống kê.
5. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê.
6. Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thống kê
trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2
Điều 59 của Luật này.
Điều 59. Nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan thống kê trung ương trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống
kê nhà nước
1. Thực hiện quy định tại khoản
3 Điều 56 và bảo mật thông tin thống kê quy định tại Điều
57 của Luật này.
2. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc sử
dụng số liệu, thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống
kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
3. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Tính chính xác, phù hợp của số liệu thống kê
được sử dụng so với số liệu thống kê đã được công bố;
b) Việc trích dẫn nguồn thông tin.
4. Trường hợp phát hiện sai phạm trong việc sử dụng
số liệu thống kê đã được công bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.
Điều 60. Tham khảo ý kiến
người sử dụng thông tin thống kê nhà nước
1. Tổ chức thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống
kê nhà nước có trách nhiệm tổ chức tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống
kê nhà nước về chất lượng số liệu thống kê để nâng cao chất lượng thông tin thống
kê và hoàn thiện công tác thống kê.
2. Các hình thức tham khảo ý kiến chủ yếu gồm điều
tra nhu cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê, hội nghị
người sử dụng thông tin thống kê và thăm dò qua trang thông tin điện tử.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, điều
phối hoạt động và báo cáo kết quả tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống
kê trong hoạt động thống kê nhà nước.
Chương VII
TỔ CHỨC THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 61. Hệ thống tổ chức
thống kê nhà nước
1. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
2. Tổ chức thống kê bộ, ngành.
Điều 62. Hệ thống tổ chức
thống kê tập trung
1. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ
chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ương và cơ quan thống kê địa
phương.
2. Cơ quan thống kê trung ương trực thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
3. Cơ quan thống kê trung ương là cơ quan thống
kê quốc gia, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, tổ chức các hoạt động
thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các tổ chức, cá
nhân.
4. Cơ quan thống kê địa phương gồm cơ quan thống
kê cấp tỉnh và cơ quan thống kê cấp huyện.
5. Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức thống kê tập
trung.
Điều 63. Thống kê bộ, ngành
1. Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn có trách
nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê trong bộ, ngành.
Điều 64. Hoạt động thống kê
tại đơn vị hành chính cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của cấp xã, thực hiện điều
tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của nhà nước.
Điều 65. Hoạt động thống kê
tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo
nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản
lý và cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập
trung, thực hiện điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê theo quy định của
pháp luật.
Điều 66. Người làm công tác
thống kê
1. Người làm công tác thống kê gồm người làm
công tác thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, người làm thống kê ở
cấp xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và điều tra viên thống kê.
2. Người làm công tác thống
kê phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách
quan, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
3. Người làm công tác thống kê độc lập về chuyên
môn, nghiệp vụ trong hoạt động thống kê.
4. Người làm công tác thống kê phải tuân thủ các
quy định của pháp luật về thống kê, thực hiện và chịu trách nhiệm về công việc
được phân công.
Chương VIII
HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ, SỬ DỤNG
THÔNG TIN THỐNG KÊ NGOÀI THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 67. Phạm vi của hoạt động
thống kê ngoài thống kê nhà nước
1. Thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo
thông tin thống kê phục vụ nghiên cứu, sản xuất kinh doanh và nhu cầu hợp pháp,
chính đáng của tổ chức, cá nhân hoặc của tổ chức, cá nhân khác.
2. Thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê.
Điều 68. Yêu cầu đối với hoạt
động thống kê ngoài thống kê nhà nước
1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động nghề nghiệp, thông tin thống kê, sử dụng thông tin thống
kê ngoài thống kê nhà nước do mình tạo ra.
2. Thực hiện các nguyên tắc cơ bản của hoạt động
thống kê ngoài thống kê nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 5 của
Luật này.
3. Tiến hành thu thập thông tin trên cơ sở tự
nguyện và thỏa thuận cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân được điều tra thống
kê.
Điều 69. Giá trị của thông
tin thống kê ngoài thống kê nhà nước
Thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước không
có giá trị sử dụng thay thế thông tin thống kê nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 70. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2016.
2. Luật thống kê số
04/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường
hợp quy định tại Điều 71 của Luật này.
Điều 71. Điều khoản chuyển
tiếp
Phân loại thống kê, chế độ báo cáo thống kê theo
quy định của Luật thống kê số 04/2003/QH11
được tiếp tục thực hiện cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018.
Điều 72. Quy định chi tiết
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết
các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 23 tháng 11 năm
2015.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC
GIA
(Ban hành kèm theo Luật số 89/2015/QH13)
Số
thứ tự
|
Mã số
|
Nhóm, tên
chỉ tiêu
|
|
01. Đất đai, dân số
|
1
|
0101
|
Diện tích và cơ cấu đất
|
|
2
|
0102
|
Dân số, mật độ dân số
|
|
3
|
0103
|
Tỷ số giới tính khi sinh
|
|
4
|
0104
|
Tỷ suất sinh thô
|
|
5
|
0105
|
Tổng tỷ suất sinh
|
|
6
|
0106
|
Tỷ suất chết thô
|
|
7
|
0107
|
Tỷ lệ tăng dân số
|
|
8
|
0108
|
Tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần
|
|
9
|
0109
|
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
|
|
10
|
0110
|
Tỷ lệ người khuyết tật
|
|
11
|
0111
|
Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần
đầu
|
|
12
|
0112
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai
sinh
|
|
13
|
0113
|
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử
|
|
02. Lao động, việc làm và
bình đẳng giới
|
14
|
0201
|
Lực lượng lao động
|
|
15
|
0202
|
Số lao động có việc làm trong nền kinh tế
|
|
16
|
0203
|
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
|
|
17
|
0204
|
Tỷ lệ thất nghiệp
|
|
18
|
0205
|
Tỷ lệ thiếu việc làm
|
|
19
|
0206
|
Năng suất lao động xã hội
|
|
20
|
0207
|
Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc
|
|
21
|
0208
|
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng
|
|
22
|
0209
|
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
|
|
23
|
0210
|
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân
|
|
24
|
0211
|
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền
|
|
03. Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp
|
25
|
0301
|
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự
nghiệp
|
|
26
|
0302
|
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính
|
|
27
|
0303
|
Số hộ, lao động kinh tế cá thể nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản
|
|
28
|
0304
|
Số doanh nghiệp, lao động, vốn, thu nhập, lợi
nhuận của doanh nghiệp
|
|
29
|
0305
|
Giá trị tăng thêm trên 01 đồng giá trị tài sản
cố định của doanh nghiệp
|
|
30
|
0306
|
Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động
của doanh nghiệp
|
|
31
|
0307
|
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
|
|
04. Đầu tư và xây dựng
|
32
|
0401
|
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
|
|
|
|
|
|
33
|
0402
|
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với
tổng sản phẩm trong nước
|
|
34
|
0403
|
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR)
|
|
35
|
0404
|
Năng lực mới tăng của nền kinh tế
|
|
36
|
0405
|
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành
|
|
37
|
0406
|
Số lượng nhà ở, tổng diện tích nhà ở hiện có
và sử dụng
|
|
38
|
0407
|
Diện tích nhà ở bình quân đầu người
|
|
05. Tài khoản quốc gia
|
39
|
0501
|
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
|
|
40
|
0502
|
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
|
|
41
|
0503
|
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
|
|
42
|
0504
|
Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh)
|
|
43
|
0505
|
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
(tính bằng Đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD))
|
|
44
|
0506
|
Tích lũy tài sản
|
|
45
|
0507
|
Tiêu dùng cuối cùng
|
|
46
|
0508
|
Thu nhập quốc gia (GNI)
|
|
47
|
0509
|
Tỷ lệ thu nhập quốc gia so với tổng sản phẩm
trong nước
|
|
48
|
0510
|
Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI)
|
|
49
|
0511
|
Tỷ lệ tiết kiệm so với tổng sản phẩm trong nước
|
|
50
|
0512
|
Tỷ lệ tiết kiệm so với tích lũy tài sản
|
|
51
|
0513
|
Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng
cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước
|
|
52
|
0514
|
Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP)
|
|
53
|
0515
|
Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động,
năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung
|
|
06. Tài chính công
|
54
|
0601
|
Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước
|
|
55
|
0602
|
Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với tổng sản
phẩm trong nước
|
|
56
|
0603
|
Tỷ lệ động viên thu ngân sách từ thuế, lệ phí
so với tổng sản phẩm trong nước
|
|
57
|
0604
|
Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước
|
|
58
|
0605
|
Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với tổng sản
phẩm trong nước
|
|
59
|
0606
|
Bội chi ngân sách nhà nước
|
|
60
|
0607
|
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản
phẩm trong nước
|
|
61
|
0608
|
Dư nợ của Chính phủ
|
|
62
|
0609
|
Dư nợ nước ngoài của quốc gia
|
|
63
|
0610
|
Dư nợ công
|
|
07. Tiền tệ và bảo hiểm
|
64
|
0701
|
Tổng phương tiện thanh toán
|
|
65
|
0702
|
Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán
|
|
66
|
0703
|
Số dư huy động vốn của các tổ chức tín dụng
|
|
67
|
0704
|
Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng
|
|
68
|
0705
|
Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín
dụng
|
|
69
|
0706
|
Lãi suất
|
|
70
|
0707
|
Cán cân thanh toán quốc tế
|
|
71
|
0708
|
Tỷ lệ cán cân vãng lai so với tổng sản phẩm
trong nước
|
|
72
|
0709
|
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
và Việt Nam ra nước ngoài
|
|
73
|
0710
|
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD)
|
|
74
|
0711
|
Tổng thu phí, chi trả bảo hiểm
|
|
75
|
0712
|
Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp
|
|
76
|
0713
|
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp
|
|
77
|
0714
|
Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp
|
|
08. Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản
|
78
|
0801
|
Diện tích gieo trồng cây hàng năm
|
|
79
|
0802
|
Diện tích cây lâu năm
|
|
80
|
0803
|
Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu
|
|
81
|
0804
|
Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu
|
|
82
|
0805
|
Cân đối một số nông sản chủ yếu
|
|
83
|
0806
|
Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác
|
|
84
|
0807
|
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
|
|
85
|
0808
|
Diện tích rừng trồng mới tập trung
|
|
86
|
0809
|
Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ
|
|
87
|
0810
|
Diện tích nuôi trồng thủy sản
|
|
88
|
0811
|
Sản lượng thủy sản
|
|
89
|
0812
|
Số lượng và công suất tàu thuyền có động cơ
khai thác hải sản
|
|
09. Công nghiệp
|
90
|
0901
|
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
|
91
|
0902
|
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
|
|
92
|
0903
|
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ
cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao
|
|
93
|
0904
|
Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng sản
phẩm trong nước
|
|
94
|
0905
|
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người của công
nghiệp chế biến theo sức mua tương đương
|
|
95
|
0906
|
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến,
chế tạo
|
|
96
|
0907
|
Chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến,
chế tạo
|
|
97
|
0908
|
Cân đối một số năng lượng chủ yếu
|
|
98
|
0909
|
Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp
|
|
10. Thương mại, dịch vụ
|
99
|
1001
|
Doanh thu bán lẻ hàng hoá
|
|
100
|
1002
|
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống
|
|
101
|
1003
|
Doanh thu dịch vụ khác
|
|
102
|
1004
|
Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
|
|
103
|
1005
|
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
|
|
104
|
1006
|
Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
|
|
105
|
1007
|
Xuất siêu, nhập siêu hàng hoá
|
|
106
|
1008
|
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
|
|
107
|
1009
|
Xuất siêu, nhập siêu dịch vụ
|
|
108
|
1010
|
Tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu đã qua chế biến
trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá
|
|
109
|
1011
|
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ
cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa
|
|
110
|
1012
|
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu khoáng sản trong tổng
giá trị xuất khẩu hàng hoá
|
|
111
|
1013
|
Tỷ trọng giá trị nhập khẩu tư liệu sản xuất
trong tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá
|
|
|
|
|
|
11. Giá cả
|
112
|
1101
|
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng,
chỉ số giá Đô la Mỹ
|
|
113
|
1102
|
Chỉ số lạm phát cơ bản
|
|
114
|
1103
|
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian
|
|
115
|
1104
|
Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
dùng cho sản xuất
|
|
116
|
1105
|
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, công nghiệp và dịch vụ
|
|
117
|
1106
|
Chỉ số giá xây dựng
|
|
118
|
1107
|
Chỉ số giá bất động sản
|
|
119
|
1108
|
Chỉ số giá tiền lương
|
|
120
|
1109
|
Chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu
|
|
121
|
1110
|
Tỷ giá thương mại
|
|
12. Giao thông vận tải
|
122
|
1201
|
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận
tải
|
|
123
|
1202
|
Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển
|
|
124
|
1203
|
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển
|
|
125
|
1204
|
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng
|
|
126
|
1205
|
Số lượng, năng lực bốc xếp hiện có và mới tăng
của cảng thủy nội địa
|
|
127
|
1206
|
Số lượng, năng lực vận chuyển hiện có và mới
tăng của cảng hàng không
|
|
13. Công nghệ thông tin và
truyền thông
|
128
|
1301
|
Doanh thu bưu chính, chuyển phát
|
|
129
|
1302
|
Sản lượng bưu chính, chuyển phát
|
|
130
|
1303
|
Doanh thu viễn thông
|
|
131
|
1304
|
Số lượng thuê bao điện thoại
|
|
132
|
1305
|
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động
|
|
133
|
1306
|
Tỷ lệ người sử dụng Internet
|
|
134
|
1307
|
Số lượng thuê bao truy nhập Internet
|
|
135
|
1308
|
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet
|
|
136
|
1309
|
Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử
|
|
137
|
1310
|
Dung lượng kết nối Internet quốc tế bình quân
một trăm dân
|
|
138
|
1311
|
Doanh thu công nghệ thông tin
|
|
14. Khoa học và công nghệ
|
139
|
1401
|
Số tổ chức khoa học và công nghệ
|
|
140
|
1402
|
Số người trong các tổ chức khoa học và công
nghệ
|
|
141
|
1403
|
Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ
|
|
142
|
1404
|
Số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ
|
|
143
|
1405
|
Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị
|
|
144
|
1406
|
Tỷ lệ chi đổi mới công nghệ so với tổng vốn cố
định của doanh nghiệp
|
|
145
|
1407
|
Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ
|
|
15. Giáo dục
|
146
|
1501
|
Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên
|
|
147
|
1502
|
Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học
|
|
148
|
1503
|
Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông
|
|
16. Y tế và chăm sóc sức
khỏe
|
149
|
1601
|
Số bác sĩ, số giường bệnh trên mười nghìn dân
|
|
150
|
1602
|
Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống
|
|
151
|
1603
|
Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi
|
|
152
|
1604
|
Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi
|
|
153
|
1605
|
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy
đủ các loại vắc xin
|
|
154
|
1606
|
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng
|
|
155
|
1607
|
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một
trăm nghìn dân
|
|
156
|
1608
|
Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng
năm trên một trăm nghìn dân
|
|
17. Văn hóa, thể thao và du lịch
|
157
|
1701
|
Số di sản văn hóa cấp quốc gia
|
|
158
|
1702
|
Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế
|
|
159
|
1703
|
Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành
|
|
160
|
1704
|
Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam
|
|
161
|
1705
|
Số lượt người Việt Nam ra nước ngoài
|
|
162
|
1706
|
Số lượt khách du lịch nội địa
|
|
163
|
1707
|
Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam
|
|
164
|
1708
|
Chi tiêu của khách du lịch nội địa
|
|
18. Mức sống dân cư
|
165
|
1801
|
Chỉ số phát triển con người (HDI)
|
|
166
|
1802
|
Tỷ lệ nghèo
|
|
167
|
1803
|
Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
(hệ số Gini)
|
|
168
|
1804
|
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch
qua hệ thống cấp nước tập trung
|
|
169
|
1805
|
Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ
sinh
|
|
170
|
1806
|
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh
|
|
19. Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp
|
171
|
1901
|
Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị
thương do tai nạn giao thông
|
|
172
|
1902
|
Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại
|
|
173
|
1903
|
Số vụ án, số bị can đã khởi tố
|
|
174
|
1904
|
Số vụ án, số bị can đã truy tố
|
|
175
|
1905
|
Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án
|
|
176
|
1906
|
Tỷ lệ dân số từ mười lăm tuổi trở lên bị bạo lực
|
|
177
|
1907
|
Số lượt người được trợ giúp pháp lý
|
|
178
|
1908
|
Kết quả thi hành án dân sự
|
|
20. Bảo vệ môi trường
|
179
|
2001
|
Diện tích rừng hiện có
|
|
180
|
2002
|
Diện tích rừng được bảo vệ
|
|
181
|
2003
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
|
182
|
2004
|
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại
|
|
183
|
2005
|
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên
|
|
184
|
2006
|
Diện tích đất bị thoái hoá
|
|
185
|
2007
|
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý
|
|
186
|
2008
|
Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người
|
|