THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ BẢO VỆ
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI
BỊ HẠI VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA HỌ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Để thực hiện thống nhất các quy định tại Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 103 và Điều 211 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông
tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính
mạng, sức khỏe và tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị
hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng,
người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan tiến
hành tố tụng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại
và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự.
Điều 2. Đối tượng được bảo vệ
1. Người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị
hại theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Người thân thích của người tố giác tội phạm, người
làm chứng, người bị hại gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, cha mẹ (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi) bên vợ hoặc bên chồng
của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự.
Những đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, sau đây gọi chung là người được bảo vệ.
Điều 3. Phạm vi bảo vệ
1. Người được bảo vệ được các cơ quan có thẩm quyền
bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản khi có căn cứ về việc họ đã hoặc
sẽ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do việc người tố giác tội phạm,
người làm chứng, người bị hại cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông tin, tài liệu
có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong vụ việc, vụ
án hình sự. Căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại được hiểu là đã bị xâm hại hoặc
có sự đe dọa xâm hại ở mức độ nguy hiểm đáng kể hoặc căn cứ vào tính chất đặc
biệt nguy hiểm của loại tội phạm và vai trò quan trọng của người làm chứng, người
tố giác tội phạm, người bị hại trong tố tụng hình sự cần phải có biện pháp bảo
vệ để đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử.
2. Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện
trong suốt thời gian mà có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại là có thực và
không giới hạn về thời gian (trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm,
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự hoặc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật).
3. Trường hợp có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại
vì những lí do khác không phải do việc họ cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông
tin, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong
tố tụng hình sự thì không thuộc phạm vi bảo vệ trong Thông tư này.
Điều 4. Quyền của người được bảo
vệ
1. Được cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải
quyết tin báo, tố giác tội phạm, vụ án hình sự giải thích về quyền được bảo vệ,
được yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của
mình khi có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại.
Yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản. Trong trường
hợp khẩn cấp, có thể yêu cầu trực tiếp bằng lời nói hoặc thông qua các phương
tiện thông tin liên lạc, nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
2. Được biết trước về các biện pháp bảo vệ và có
quyền đề nghị thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ nếu có căn cứ thực tế cho thấy
biện pháp bảo vệ trước đó không bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản
của họ.
3. Được đền bù trong trường hợp bị thiệt hại về tài
sản; được trợ cấp trong trường hợp bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe theo quy
định của pháp luật.
4. Đối với trường hợp người được bảo vệ là cán bộ,
công chức, công nhân, viên chức, người đang làm việc trong các tổ chức kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội khác; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức, chiến
sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân,
viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân thì không bị điều
chuyển, giáng cấp, hạ bậc lương, tiền thưởng ... vì lý do vắng mặt trong thời
gian cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Điều 5. Nghĩa vụ của người được
bảo vệ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu của cơ quan
có trách nhiệm bảo vệ về đi lại, ăn ở, sinh hoạt, làm việc, học tập, giao tiếp,
thăm gặp và các hoạt động khác.
2. Không được tiết lộ thông tin về nơi ở, nơi làm
việc, học tập, sự thay đổi nhân dạng hoặc các biện pháp bảo vệ khác cho người
khác biết, kể cả thân nhân khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có trách nhiệm bảo
vệ.
3. Thông tin kịp thời những vụ việc, tình huống bất
thường xảy ra có nghi vấn hoặc có liên quan đến hoạt động bảo vệ của cơ quan có
trách nhiệm bảo vệ.
4. Trong mọi trường hợp nếu người được bảo vệ không
chấp hành các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này mà bị xâm hại
thì phải tự chịu trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình.
Điều 6. Các biện pháp bảo vệ
1. Bố trí lực lượng, phương tiện; tiến hành các biện
pháp nghiệp vụ; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông
tin liên lạc để canh gác, bảo vệ (tại phiên tòa, nơi ở, nơi làm việc, học tập của
người được bảo vệ, trên các phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác).
2. Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm
gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời gian nhất định khi
xét thấy mức độ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ ở
mức nguy hiểm cao.
3. Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng,
tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người
được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp
chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra
xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có
trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho
người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công
bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện
việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp
xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ
án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết
giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó.
4. Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập
cho người được bảo vệ:
a) Trong trường hợp cần thiết, có thể di chuyển người
được bảo vệ ra khỏi chỗ ở, nơi làm việc, học tập và tuyệt đối giữ bí mật chỗ ở,
nơi làm việc, học tập mới của họ. Thời hạn di chuyển có thể là tạm thời hoặc
vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thể là trong cùng một địa phương hoặc đến địa
phương khác hoặc ra nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện, khả
năng cho phép.
b) Trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di
chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa
điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.
5. Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hành vi xâm hại
người được bảo vệ; áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật
để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi xâm hại người được bảo vệ.
6. Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân
thân, nhân dạng của người được bảo vệ.
7. Các biện pháp bảo vệ khác.
Các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5,
7 Điều này được áp dụng trong bất cứ trường hợp nào mà cơ quan có trách nhiệm bảo
vệ xét thấy cần thiết; riêng biện pháp quy định tại khoản 6 Điều này phải có sự
đồng ý của người được bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Điều 7. Cơ quan, người có thẩm
quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo
vệ bao gồm:
a) Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện
pháp bảo vệ bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra
trong Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối
với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý,
giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân
dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
b) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra
trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối
với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý
giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự
cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
3. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp,
nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị
cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp
bảo vệ đối với họ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương nếu xét thấy cần áp
dụng các biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự
do cơ quan mình thụ lý giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương có văn bản đề
nghị với cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, cơ
quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp
dụng biện pháp bảo vệ.
Điều 8. Quyết định áp dụng biện
pháp bảo vệ
Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ghi rõ họ
tên người ra quyết định; tên cơ quan có trách nhiệm bảo vệ; họ tên, ngày,
tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ, thời gian bắt đầu thực hiện
biện pháp bảo vệ; biện pháp bảo vệ được áp dụng.
Quyết định này được gửi cho người được bảo vệ, Viện
kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ và các
đơn vị có liên quan để thực hiện.
Điều 9. Cơ quan có trách nhiệm
bảo vệ
Cơ quan có trách nhiệm bảo vệ là Cơ quan điều tra
trong Công an nhân dân. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân đã ra quyết định
áp dụng biện pháp bảo vệ.
Việc bố trí lực lượng, phương tiện và các điều kiện
cần thiết khác trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được bảo
vệ; quan hệ phối hợp giữa cơ quan có trách nhiệm bảo vệ với các cơ quan, đơn vị
có liên quan trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 10. Trình tự, thủ tục quyết
định áp dụng và thực hiện các biện pháp bảo vệ
1. Khi nhận được thông tin về yêu cầu cần bảo vệ,
cơ quan có trách nhiệm bảo vệ phải khẩn trương thu thập các tài liệu cần thiết,
kiểm tra tính xác thực của nguồn tin, căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của
tội phạm đối với người được bảo vệ, mức độ nguy hiểm thực tế đe dọa người được
bảo vệ, xác định phạm vi và đối tượng cần bảo vệ; dự kiến biện pháp bảo vệ để bảo
đảm an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, phải giải thích
cho cơ quan, người có yêu cầu biết và hướng dẫn cách khắc phục bằng biện pháp
khác.
2. Trong trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay các
hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người được bảo vệ thì cơ
quan có trách nhiệm bảo vệ phải áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ cần thiết như
cử ngay lực lượng bảo vệ đến nơi ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ
hoặc tạm thời đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
3. Trước khi quyết định các biện pháp bảo vệ, nếu
xét thấy cần thiết phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện, biện pháp để bảo
vệ và trong trường hợp có nhiều yêu cầu phức tạp hoặc trong các vụ án tội phạm
có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng
nghiêm trọng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong
Công an nhân dân báo cáo xin ý kiến của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (nếu ở địa phương) hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II (nếu ở Bộ Công an).
Trường hợp đặc biệt phải báo cáo xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an. Đối với Cơ
quan điều tra có thẩm quyền trong Quân đội nhân dân thì xin ý kiến của Thủ trưởng
cấp quân khu (nếu vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự
khu vực hoặc cơ quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra quân khu và
tương đương) hoặc Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (nếu vụ án thuộc thẩm quyền điều tra
của cơ quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng).
4. Trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ,
nếu nảy sinh các yêu cầu bảo vệ mới phải huy động thêm phương tiện, lực lượng bảo
vệ... thì cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ ra quyết định bổ sung
áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định này được gửi tới các đơn vị có trách nhiệm
thực hiện việc bảo vệ, đồng thời thông báo cho người được bảo vệ biết.
5. Khi căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại đối với
người được bảo vệ không còn thì người ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải
có quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ bằng văn bản và thông báo
cho các cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan được biết.
Điều 11. Trách nhiệm của các
cơ quan
1. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng:
Các cơ quan tiến hành tố tụng trong khi thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu nhận được đề nghị bảo vệ của người được bảo vệ
và nhận thấy có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người
được bảo vệ có trách nhiệm áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ.
2. Trách nhiệm của cơ quan ra quyết định áp dụng biện
pháp bảo vệ:
a) Cơ quan ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo
vệ chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương tổ chức việc áp dụng các biện
pháp bảo vệ;
b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ người được bảo vệ; lập,
quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ bảo vệ theo chế độ tài liệu mật;
c) Theo dõi, tổng kết, giải quyết những vướng mắc nảy
sinh; định kỳ hàng năm gửi báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong
việc áp dụng các biện pháp bảo vệ:
a) Cơ quan có liên quan phải nghiêm túc thực hiện
các yêu cầu bảo vệ của cơ quan ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ. Nếu
có vấn đề khó khăn nảy sinh hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu bảo vệ thì phải
thông báo ngay bằng văn bản đối với cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảo
vệ;
b) Trong trường hợp cùng lúc có nhiều yêu cầu bảo vệ
thì căn cứ điều kiện thực tế của mình mà quyết định khẩn cấp ưu tiên lực lượng,
phương tiện bảo vệ đối với những đối tượng có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm
hại đến tính mạng, trước hết phải tập trung vào đối tượng trong các vụ án xâm
phạm an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia…;
c) Đề xuất biện pháp, hình thức bảo vệ phù hợp với
thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất;
d) Thường xuyên, định kỳ báo cáo kết quả công tác bảo
vệ được phân công cho cơ quan quyết định biện pháp bảo vệ.
4. Đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức,
đoàn thể ở địa phương phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thực hiện các biện pháp
bảo vệ được phân công.
Điều 12. Hồ sơ bảo vệ
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các loại biểu mẫu
sau:
a) Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ (Mẫu BV01);
b) Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ
(Mẫu BV02);
c) Quyết định bổ sung áp dụng các biện pháp bảo vệ
(Mẫu BV03);
d) Quyết định thay đổi áp dụng các biện pháp bảo vệ
(Mẫu BV04).
2. Hồ sơ bảo vệ gồm có:
a) Tài liệu thể hiện các nguồn tin, căn cứ về việc
đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ;
b) Yêu cầu áp dụng hoặc thay đổi biện pháp bảo vệ
tính mạng, sức khỏe và tài sản của người được bảo vệ;
c) Kết quả xác minh về hành vi xâm hại; hậu quả thiệt
hại đã xảy ra và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
d) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu
có);
e) Tài liệu thể hiện quá trình áp dụng biện pháp bảo
vệ; văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên; nội dung chỉ đạo của người
có trách nhiệm bảo vệ; tóm tắt việc xác minh, truy tìm, truy bắt đối tượng đã tấn
công hoặc xâm hại người được bảo vệ;
g) Văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân hỗ
trợ, phối hợp thực hiện việc bảo vệ; tài liệu thể hiện kết quả phối hợp;
h) Tài liệu thể hiện việc đền bù, trợ cấp cho người
được bảo vệ bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe;
i) Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ;
k) Quyết định chấm dứt các biện pháp bảo vệ;
l) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Điều 13. Kinh phí bảo đảm
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lập dự toán, sử dụng và
quyết toán kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp bảo vệ trong Thông tư
này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02
năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng
mắc, các cơ quan đơn vị phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Quý Vương
|
KT. CHÁNH ÁN
TAND TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Sơn
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
VKSND TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Hoàng Nghĩa Mai
|
……………
…………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Mẫu số BV 01 BH
theo Thông tư liên tịch số /2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC
ngày tháng năm 2013
|
Số: …./QĐ…..
|
…………, ngày
tháng năm
|
QUYẾT
ĐỊNH
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Tôi: …………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản
3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
……./2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người
bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự;
Căn cứ (1) …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Áp dụng biện pháp bảo vệ đối với:
Họ và tên: ……………………………………………………..nam/nữ
Ngày tháng năm sinh:
.............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Địa điểm cần bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ thực hiện
nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên và thường xuyên báo cáo tình
hình, kết quả công tác bảo vệ về............................................................................
.................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………Số điện thoại:................................................
Nơi nhận:
- ………………………………(2);
- ………………………………(3);
- ………………………………(4);
- Lưu: hồ sơ (02 bản).
|
--------------------------
(5)
(Ký tên, đóng dấu)
|
____________
(1): Kết quả xác minh hoặc yêu cầu điều tra hoặc
đơn của người yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ hoặc đề nghị của VKSND, TAND
cùng cấp;
(2): Các đơn vị có trách nhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(3): Người được bảo vệ (để thực hiện);
(4): Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
(5): Người có thẩm quyền ra quyết định.
……………
…………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Mẫu số BV 02 BH
theo Thông tư liên tịch số /2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC
ngày tháng năm 2013
|
Số: …./QĐ…..
|
…………, ngày
tháng năm
|
QUYẾT
ĐỊNH
CHẤM DỨT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Tôi: …………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản
3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
……./2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người
bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ số……
ngày ……tháng ….. năm….. của ……………………………………………………………………
Xét thấy ……………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Chấm dứt biện pháp bảo vệ đã áp dụng trong Quyết định
số ……..ngày .... tháng .... năm....của ……………………………, đối với:
Họ và tên: …………………………………………………………. nam/nữ ……………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ và ông
(bà) có tên nêu trên thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định này.
Nơi nhận:
- ………………………………(1);
- ………………………………(2);
- ………………………………(3);
- Lưu: hồ sơ (02 bản).
|
--------------------------
(4)
(Ký tên, đóng dấu)
|
____________
(1): Các đơn vị có trách nhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(2): Người được bảo vệ (để thực hiện);
(3): Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
(4): Người có thẩm quyền ra quyết định.
……………
…………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Mẫu số BV 03 BH
theo Thông tư liên tịch số 2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC
ngày tháng năm 2013
|
Số: …./QĐ…..
|
…………, ngày
tháng năm
|
QUYẾT
ĐỊNH
BỔ SUNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Tôi: …………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản
3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
…../2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người
bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự;
Căn cứ (1) ……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Tiếp Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ số…….
ngày…… tháng ….năm….. của……………………………………………………………………………………………
Xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ đối với:
Họ và tên: …………………………………………………….. nam/nữ
Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Địa điểm cần bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ thực hiện
nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên và thường xuyên báo cáo tình
hình, kết quả công tác bảo vệ về............................................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………Số điện thoại:.................................................
Nơi nhận:
- ………………………………(2);
- ………………………………(3);
- ………………………………(4);
- Lưu: hồ sơ (02 bản).
|
--------------------------
(5)
(Ký tên, đóng dấu)
|
____________
(1): Kết quả xác minh hoặc yêu cầu điều tra hoặc
đơn của người yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ;
(2): Các đơn vị có trách nhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(3): Người được bảo vệ (để thực hiện);
(4): Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
(5): Người có thẩm quyền ra quyết định.
……………
…………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Mẫu số BV 04 BH theo
Thông tư liên tịch số 2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC
ngày tháng năm 2013
|
Số: …./QĐ…..
|
…………, ngày
tháng năm
|
QUYẾT
ĐỊNH
THAY ĐỔI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Tôi: …………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản
3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
……./2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người
bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự;
Căn cứ (1) ……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Căn cứ Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ số…..
ngày…. tháng…. năm…. của ………………………………………………………………………..
Xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Thay đổi áp dụng biện pháp bảo vệ đối với:
Họ và tên: …………………………………………………….. nam/nữ
Ngày tháng năm sinh:
.............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thay đổi biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tại Quyết định số …….. ngày…. tháng…. năm 2013 của………………………………………..
bằng biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Địa điểm cần bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ thực hiện
nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên và thường xuyên báo cáo tình
hình, kết quả công tác bảo vệ về............................................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………Số điện thoại:.................................................
Nơi nhận:
- ………………………………(2);
- ………………………………(3);
- ………………………………(4);
- Lưu: hồ sơ (02 bản).
|
--------------------------
(5)
(Ký tên, đóng dấu)
|
____________
(1): Kết quả xác minh hoặc yêu cầu điều tra hoặc
đơn của người yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ;
(2): Các đơn vị có trách nhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(3): Người được bảo vệ (để thực hiện);
(4): Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
(5): Người có thẩm quyền ra quyết định.