BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6/VBHN-BNV

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2022

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.1

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng:

a) Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;

b)2 Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã);

c) Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Mục tiêu

Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Điều 3. Nguyên tắc

1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

2. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Chương II

ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 4. Yêu cầu

Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Điều 5. Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học

1. Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Điều 6. Điều kiện đào tạo sau đại học

1. Đối với cán bộ, công chức:

a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

2. Đối với viên chức:

a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

Điều 8. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù

1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

2. Cách tính chi phí đền bù:

a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;

b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S =

E

x (T1 - T2)

T1

Trong đó:

- S là chi phí đền bù;

- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;

- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:

S =

30 triệu đồng

x (48 tháng - 24 tháng) = 15 triệu đồng

48 tháng

Điều 9. Điều kiện được giảm chi phí đền bù

Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.

Điều 10. Hội đồng xét đền bù

1. Hội đồng xét đền bù tư vấn giúp Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét các trường hợp phải đền bù chi phí và kiến nghị chi phí đền bù đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo đa số.

3. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 11. Thành lập Hội đồng xét đền bù

1. Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành lập Hội đồng xét đền bù.

2. Hội đồng xét đền bù bao gồm các thành viên:

a) 01 đại diện lãnh đạo Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm Chủ tịch Hội đồng;

b) 01 công chức, viên chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức là Thư ký Hội đồng;

c) 01 đại diện tổ chức công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức;

d) 01 đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học;

đ) 01 đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 12. Cuộc họp của Hội đồng xét đền bù

1. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức cuộc họp xét đền bù. Cuộc họp của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các thành viên.

2. Trình tự cuộc họp:

a) Thư ký Hội đồng công bố quyết định thành lập Hội đồng;

b) Chủ tịch Hội đồng nêu nhiệm vụ và chương trình làm việc của Hội đồng;

c) Thư ký Hội đồng đọc các quy định liên quan đến đền bù chi phí đào tạo;

d) Đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức báo cáo về quá trình công tác của cán bộ, công chức, viên chức;

đ) Đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả báo cáo các khoản chi phí cho khóa học và xác định trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

e) Hội đồng thảo luận về trường hợp đền bù và chi phí đền bù.

3. Kiến nghị chi phí đền bù của Hội đồng được lập thành văn bản và được gửi đến Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.

4. Kinh phí tổ chức cuộc họp của Hội đồng xét đền bù lấy từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức .

Điều 13. Quyết định đền bù

Căn cứ kiến nghị của Hội đồng xét đền bù, Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành quyết định đền bù chi phí đào tạo.

Điều 14. Trả và thu hồi chi phí đền bù

1. Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.

2. Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.

3. Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Chương III

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Mục 1. HÌNH THỨC, NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG

Điều 15. Hình thức bồi dưỡng3

1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

4. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Điều 16. Nội dung bồi dưỡng4

1. Lý luận chính trị.

2. Kiến thức quốc phòng và an ninh.

3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Điều 17. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng5

1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, gồm:

a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;

b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm:

a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;

b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm:

a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần;

b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;

c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.

4. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.

5. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm

a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần, gồm:

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.

b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

Điều 18. Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng6

1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2. Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.

3. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

4. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm, tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.

Điều 19. Quản lý chương trình bồi dưỡng7

1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

3. Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

4. Các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, quản lý chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 20. Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng

1. Chương trình, tài liệu được biên soạn phải phù hợp tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.

2.8 Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; tích hợp, lồng ghép các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng; không được trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.

3. Cơ quan quản lý chương trình tổ chức biên soạn chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng); học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo, nghiên cứu); các cơ quan, đơn vị biên soạn tài liệu các chương trình được cấp có thẩm quyền giao tổ chức bồi dưỡng.

Điều 21. Thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng9

1. Các loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý phải được thẩm định trước khi ban hành.

2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ; chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã phải được phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.

3. Cơ quan quản lý chương trình tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt chương trình bồi dưỡng.

4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; các cơ quan, đơn vị tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng được giao biên soạn.

Điều 22. Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng

1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định các chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị thành lập hoặc trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu bồi dưỡng, được giao biên soạn.

3. Hội đồng thẩm định có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, 02 ủy viên kiêm phản biện và các ủy viên khác.

4. Các thành viên Hội đồng phải là những nhà quản lý, khoa học có kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp và không phải là những người trực tiếp biên soạn chương trình, tài liệu được thẩm định.

Điều 23. Nhiệm vụ của thành viên Hội đồng thẩm định

1. Chủ tịch Hội đồng:

a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng;

b) Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu theo đúng yêu cầu, thời gian quy định;

c) Phân công nhiệm vụ cho các ủy viên Hội đồng;

d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.

2. Thư ký Hội đồng:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng;

b) Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;

c) Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.

3. Ủy viên Hội đồng:

a) Nghiên cứu, chuẩn bị bản nhận xét, đánh giá chương trình, tài liệu;

b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp thẩm định. Trong trường hợp không tham dự được phải gửi Thư ký Hội đồng bản nhận xét, đánh giá của mình trước ngày tổ chức cuộc họp thẩm định.

Điều 24. Chế độ làm việc và cuộc họp của Hội đồng thẩm định

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.

2. Kết quả thẩm định chương trình, tài liệu:

a) Đạt yêu cầu và đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành;

c) Không đạt yêu cầu, phải biên tập và thẩm định lại.

3. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng, trong đó, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng không được vắng mặt. Chương trình làm việc của Hội đồng như sau:

a) Thư ký Hội đồng công bố Quyết định thành lập Hội đồng;

b) Hội đồng thông qua chương trình làm việc;

c) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn trình bày quá trình tổ chức biên soạn và những nội dung cơ bản của chương trình, tài liệu;

d) Ủy viên Hội đồng trình bày ý kiến phản biện, nhận xét và thảo luận về chương trình, tài liệu;

đ) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn giải trình những vấn đề liên quan đến chương trình, tài liệu theo đề nghị của ủy viên Hội đồng;

e) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này;

g) Ban kiểm phiếu làm việc; Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu; trường hợp kết quả kiểm phiếu cho 02 hoặc 03 mức kết quả thẩm định bằng nhau thì kết quả bỏ phiếu căn cứ vào ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng;

h) Chủ tịch Hội đồng kết luận nội dung cuộc họp thẩm định;

i) Hội đồng thông qua biên bản cuộc họp thẩm định.

4. Biên bản cuộc họp:

a) Ghi đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp và phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng ký;

b) Thể hiện kết luận của Chủ tịch Hội đồng về mức kết quả thẩm định chương trình, tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định, hồ sơ thẩm định chương trình, tài liệu phải được gửi đến cấp có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:

a) Bản nhận xét, đánh giá và phiếu thẩm định của các ủy viên Hội đồng;

b) Biên bản họp thẩm định của Hội đồng, trong đó ghi rõ ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng; biên bản kết quả kiểm phiếu;

c) Chương trình, tài liệu đã được Hội đồng thẩm định.

6. Căn cứ kết luận của Hội đồng, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc ban hành chương trình, tài liệu.

7. Kinh phí tổ chức thẩm định lấy từ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được dự toán trong kinh phí biên soạn chương trình, tài liệu.

Điều 25. Ban hành chương trình, tài liệu

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị quyết định ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tài liệu bồi dưỡng được giao biên soạn.

Điều 26. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng10

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được giao thực hiện.

2. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.

3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.

Mục 2. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

Điều 27. Phân công tổ chức bồi dưỡng11

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:

a) Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cấp vụ và tương đương;

b) Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;

c) Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức;

d) Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.

2. Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:

a) Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;

b) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương, cấp sở và tương đương, cấp vụ và tương đương;

c) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ;

d) Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;

đ) Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.

3. Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:

a) Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

b) Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương; công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;

c) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

d) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ;

đ) Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã;

e) Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.

4. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:

a) Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương; công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;

b) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

c) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ;

d) Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ thuộc thẩm quyền quản lý cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ điều kiện theo quy định và gửi danh sách về Bộ Nội vụ để tổng hợp, theo dõi, quản lý.

Điều 28. Phương pháp bồi dưỡng

Bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

Điều 29. Loại hình tổ chức bồi dưỡng

1. Tập trung.

2. Bán tập trung.

3. Từ xa.

Điều 30. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng

1. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.

2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.

3. Nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng gồm:

a) Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;

b) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng;

c) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;

d) Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng;

đ) Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

e) Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

4. Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.

5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Mục 3. BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 31. Yêu cầu

1. Quốc gia được chọn để cử cán bộ, công chức, viên chức đến học tập phải đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Có nền hành chính hiện đại, có kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực cần học tập, nghiên cứu và có thể áp dụng ở Việt Nam;

b) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có các điều kiện học tập, nghiên cứu, phương pháp giảng dạy đáp ứng được mục đích, nội dung, chương trình của khóa bồi dưỡng.

2. Việc tổ chức bồi dưỡng ở nước ngoài phải bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng và hiệu quả.

3. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với nhu cầu của cơ quan, đơn vị.

Điều 32. Điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài

1. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

2. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

3. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

4. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.

5. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.

6. Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.

Chương IV

GIẢNG VIÊN

Điều 33. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu; giảng viên kiêm nhiệm.

2. Người được mời thỉnh giảng.

Điều 34. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Tiêu chuẩn

a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh;

c) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn theo quy định;

d) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

đ) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

e) Lý lịch bản thân rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chính trị.

2. Nhiệm vụ

a) Biên soạn chương trình, tài liệu và giảng dạy theo quy định;

b) Nghiên cứu khoa học và công nghệ;

c) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

3. Chế độ, chính sách

a) Chế độ, chính sách đối với giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia do cấp có thẩm quyền quy định;

b) Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ, chính sách của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

4. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 35. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của người được mời thỉnh giảng

1. Đối với công dân Việt Nam

a)12 Bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều 34 và có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu.

b) Thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy theo nội dung hợp đồng đã ký kết;

c) Được hưởng các chế độ, chính sách căn cứ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.

2. Đối với người nước ngoài

a) Có thái độ chính trị phù hợp với thể chế chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ pháp luật của Việt Nam;

b) Đáp ứng yêu cầu về kiến thức, năng lực giảng dạy;

c) Được hưởng các chế độ, chính sách căn cứ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.

Chương V

KINH PHÍ, QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Điều 36. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, của cán bộ, công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2.13 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

3.14 Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường x uyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

4.15 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Nghị định này do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

5.16 Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 37. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:

a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;

b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;

c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;

d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.

2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.

3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

Điều 38. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức

1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học.

3. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.

Chương VI

QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được phê duyệt, ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Xây dựng kế hoạch, quản lý, hướng dẫn công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài theo thẩm quyền.

4. Tổng hợp nhu cầu, đề xuất kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gửi Bộ Tài chính cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Quản lý, biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.

6. Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

8. Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương

1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

3. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.

4. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài theo thẩm quyền.

5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.

6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.

7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.

8. Các bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định điều kiện các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

1. Cân đối, bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ở nước ngoài trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

3. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

4. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.

5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.

6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.

7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.

Điều 43. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức

1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Đề xuất biên soạn và lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

3. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

Điều 44. Chế độ báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm về Bộ Nội vụ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gửi cơ quan có thẩm quyền.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45a. Điều khoản áp dụng17

1. Người làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong phạm vi cả nước, theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao được áp dụng quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.

2. Người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được áp dụng quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

Điều 45. Hiệu lực thi hành18

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 10 năm 2017.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

3. Bãi bỏ các Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Điều 46. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà;
- Thứ trưởng Trương Hải Long;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Vụ Pháp chế (để cập nhật lên CSDLQG);
- Lưu: VT, ĐT.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Thanh Trà

 

 

 



1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 89/2021/NĐ-CP), có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.”

2 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

3 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

4 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

7 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

8 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ- CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

9 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

10 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

11 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

12 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

13 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

15 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

16 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

17 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

18 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021 quy định như sau:

“Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

2. Các cơ quan được giao xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này phải ban hành chương trình trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

3. Cán bộ, công chức, viên chức có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 6/VBHN-BNV

Hanoi, August 16, 2022

 

DECREE

TRAINING AND REFRESHER TRAINING OF OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

Government’s Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which comes into force from October 21, 2017, amended by:

Government’s Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which comes into force from December 10, 2021

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Officials dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and Law on Amendments to the Law on Education dated November 25, 2009

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Minister of Home Affairs;

The Government hereby promulgates a Decree on training and refresher training of officials and public employees.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Decree provides for contents, programs, forms and management of training and refresher training of officials and public employees

2. This Circular applies to:

a) Officials of regulatory bodies;

b) Officials of the Communist Party authorities, regulatory bodies, Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations in central echelon, provinces and districts; officials in communes, wards and district-level towns (hereinafter referred to as “communal level”)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Objectives

Equip knowledge, skills and methods for performance of tasks throughout official duty activities of officials and professional activities of public employees, make a contribution to establishment of a contingent of professional officials and public employees who demonstrate ethical credentials, strong political spirit and ability and meet the requirements for serving the people and the national development

Article 3. Principles

1. Provide training and refresher training based on official pay grade standards, public employees’ professional title standards; leadership and managerial position standards; working positions; in association with the employment and management of officials and public employees and in conformity with the plans for training and refresher training and demands for development of human resources of authorities and units

2. Carry out assignment and delegation in provision of refresher training based on the official pay grade standards, public employees’ professional title standards, leadership and managerial position standards; associate assignment and competitiveness in provision of refresher training depending on requirements of working positions

3. Promote self-study and selection of refresher training programs depending on working positions of officials and public employees

4. Ensure publicity, transparency and effectiveness.

Chapter II

TRAINING OF OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The training of officials and public employees shall comply with regulations of law on education and training and conform to plans for training and refresher training and planning for human resource of authorities and units

Article 5. Persons who are eligible and conditions for receipt of intermediate-, college- and university- level training

1. Communal-level officials and public employees must be ethnics or work in mountainous communes, border communes, islands, remote and isolated areas, ethnic minorities areas and extremely disadvantaged areas and make a commitment to perform tasks or official duties at their authorities and units after completion of the training program for a period of time which is 02 times longer than the training period

2. Any person in Clause 1 of this Article sent to study under a cooperation program with a foreign country which is concluded or acceded to on behalf of the State of the Socialist Republic of Vietnam shall, in addition to satisfaction of the conditions specified in Clause 1 of this Article, satisfy other requirements of the cooperation program

Article 6. Conditions for receipt of postgraduate training

1. An official must satisfy the following conditions:

a) He/She has worked for full 03 years or more (exclusive of the probation period) and for 02 consecutive years of successfully completing his/her tasks before the time he/she is sent to undergo training

b) He/She must not be older than 40 years from the time he/she is sent to undergo postgraduate training for the first time;

c) He/She must make a commitment to perform tasks or official duties at his/her authority or unit after completion of the training program for a period of time which is 02 times longer than the training period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A public employee must satisfy the following conditions:

a) His/Her probation period (if any) is over;

b) He/She must make a commitment to perform tasks or work at his/her authority or unit after completion of the training program for a period of time which is 02 times longer than the training period;

c) His/Her major must be suitable for his/her working position

3. Any official or public employee sent to study under a program on cooperation with a foreign country which is concluded or acceded to on behalf of the State or Government of the Socialist Republic of Vietnam shall, in addition to satisfaction of the conditions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, satisfy other requirements of the cooperation program

Article 7. Compensation for training costs

Any official or public employee sent to undergo training at intermediate level or higher covered by the state budget or funding of the authority managing or employing him/her must compensate for the training costs in either of the following cases:

1. He/She drops out or quits his/her job without permission or unilaterally terminates the employment contract during the training period

2. He/She is not granted a graduation diploma by the training institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Compensation and calculation of compensation

1. Compensation includes tuition fees and other expenditures that serve the training course, excluding salary and other allowances (if any).

2. Calculation of compensation

a) With regard to cases prescribed in Clauses 1 and 2 Article 7 of this Decree, the official or public employee must pay 100% of compensation

b) With regard to cases prescribed in Clause 3 Article 7 of this Decree, the compensation shall be calculated according to the following formula:

S =

E

x (T1 - T2)

T1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- S is the compensation;

- F is the total training costs actually paid by the authority or unit sending the official or public employee to study to 01 person joining a training course;

- T1 is the required length of service after completion of a course (or courses), which is the rounded number of months;

- T2 is the required length of service after training, which is the rounded number of months;

For example: Mr. A is sent to undergo postgraduate training for 02 years (= 24 months). The training cost is VND 30 million. As committed, Mr. A must serve for at least 48 months after completion the training. After graduation, Mr. A has served in his authority for 24 months. Then, Mr. A quits his job without permission. The training cost to be compensated by Mr.A is:

S =

30 million (VND)

x (48 months – 24 months) = 15 million (VND)

48 months

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



An official or public employee is eligible for a 1% reduction in the compensation for each working year (exclusive of the probation period and working period after the training) In case of a female person or ethnic, an official or public employee is eligible for a 1.5% reduction in the compensation for each working year.

Article 10. Compensation Council

1. The compensation Council shall advise the Head of authority managing officials and public employees or authority or unit delegated to manage officials and public employees about consideration of cases in which costs must be compensated and propose compensation for training costs

2. The Council shall operate on a principle of publicity, democracy and voting under the majority rule.

3. The Council shall shut down and dissolve itself after completion of its tasks.

Article 11. Establishment of compensation Council

1. The Head of authority managing officials and public employees or authority or unit delegated to manage officials and public employees shall establish a compensation Council

2. A compensation Council shall include:

a) Chairperson of the Council: 01 senior representative of the Department (Division) of Personnel and Organization, Department of Home Affairs or authority or unit delegated to manage officials and public employees

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) 01 representative of the trade union of the unit employing officials and public employees;

d) 01 representative of the finance – accounting department of the authority paying for courses;

dd) 01 senior representative of the unit employing officials and public employees

Article 12. Meeting of the compensation Council

1. Chairperson of the Council shall hold compensation meetings. A meeting is only held if all members of the Council attend

2. Procedures:

a) The Secretary shall declare the decision on establishment of the Council

b) The Chairperson shall state the tasks and working process of the Council;

c) The Secretary shall read regulations on compensation for training costs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The representative of the finance – accounting department of the paying authority shall report costs of the course and determine cases in which the training cost must be compensated as prescribed in Article 7 of this Decree;

e) The Council shall discuss cases and compensation.

3. The Council’s proposal for compensation shall be made in writing and sent to the Head of the authority managing such official or public employee or authority or unit delegated to manage such official or public employee within 3 working days from the end of the meeting.

4. The funding for organization of the meeting shall be covered by training and refresher training funding of the authority managing the official or public employee

Article 13. Compensation decision

According to the compensation Council's proposal, the Head of authority managing the official or public employee or authority or unit delegated to manage the official or public employee shall issue a decision on compensation for training costs

Article 14. Payment and recovery of compensation

1. Within 120 days from the date of receipt of the decision on compensation for training costs issued by the competent authority, the person subject to compensation for the training costs shall full pay the compensation

2. The compensation shall be paid to the authority or unit that paid for the course.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

REFRESHER TRAINING OF OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

Section 1. FORMS, CONTENTS, PROGRAMS AND CERTIFICATES OF REFRESHER TRAINING

Article 15. Forms of refresher training

1. Official pay grade standard- and public employees’ professional title standard-based refresher training

2. Leadership or managerial position or title-based refresher training.

3. Communal-level official position or title-based refresher training.

4. Refresher training depending on requirements of working positions

Article 16. Contents of refresher training

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. National defense and security knowledge

3. State management knowledge and skills.

4. Knowledge and skills depending on requirements of working positions.

Article 17. Refresher training programs and documents

1. Political theory refresher training programs include

a) Political theory refresher training programs and documents based on leadership or managerial positions;

b) Political theory refresher training programs and documents based on standards of pay grades and titles of officials and public employees

2. National defense and security knowledge refresher training programs and documents include

a) National defense and security knowledge refresher training programs and documents based on leadership and managerial positions or titles;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. State management knowledge and skill refresher training programs and documents based on official pay grade standards include:

a) Refresher training programs and documents for officials in "expert" grade and equivalent with a training duration of at most 04 weeks;

b) Refresher training programs and documents for officials in "principal expert" grade and equivalent with a training duration of at most 06 weeks;

c) Refresher training programs and documents for officials in "senior expert" grade and equivalent with a training duration of at most 08 weeks;

4. Specialized public employees’ professional title standard-based refresher training programs and documents Each major has 01 program with a training duration of at most 06 weeks

5. Programs and documents on refresher training in knowledge and skill depending on requirements of working positions.

a) Programs and documents on refresher training depending on requirements for leadership and managerial positions with a training duration of at most 02 weeks include:

Refresher training programs and documents for divisional-level leaders and managers and equivalent;

Refresher training programs and documents for district-level leaders and managers and equivalent;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refresher training programs and documents for central-level leaders and managers and equivalent;

b) Programs and documents on refresher training depending on requirements of working positions, in professional expertise (specialized expertise; shared professional expertise; specialized professional titles; shared professional titles) with a training duration of at most 01 week for each program

c) Communal-level official position or title-based refresher training programs and documents with a training duration of at most 01 week for each program

Article 18. Requirements for participation in refresher training programs

1. The officials and public employees who participates in programs on refresher training in political theory, programs on refresher training in knowledge about national defense and security shall follow the guidance of competent agencies.

2. The officials must complete state management knowledge refresher training programs based on official pay grade standards before appointment of pay grade.

3. The public employees must complete specialized public employees’ professional title standard-based refresher training programs before appointment of professional titles

4. The officials and public employees who participate in programs on refresher training in knowledge and skills depending on requirements of working positions shall follow rules of competent authorities managing officials and public employees and their demands with training duration of 01 week (40 periods)/year to 04 weeks (160 periods)/year.

Article 19. Management of refresher training programs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of National Defense takes charge and cooperates with the Ministry of Public Security in formulation, provision and management of programs on refresher training in national defense and security knowledge

3. The Ministry of Home Affairs formulates, provides and manages programs on refresher training in state management knowledge based on official pay grade standards; programs on refresher training depending on requirements for leadership and managerial positions

4. Ministries managing professional titles of specialized public employees formulate, provide and manage specialized public employees’ professional title standard-based refresher training programs

5. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central bodies of socio-political organizations and the People's Committees of provinces formulate, provide and manage refresher training programs depending on requirements of working positions, in specialized expertise for officials, public employees and communal-level officials under their management

Article 20. Drafting of refresher training programs and documents

1. The drafted programs and documents shall conform to officials' standards, official pay grade standards, public employees’ professional title standards, leadership and managerial position standards and actual requirements in each period.

2. Contents of every program and document shall ensure a combination of theory and practice; knowledge, experience and practical skills and no overlapping. The programs and documents must be regularly supplemented, updated and enhanced to suit realities.

3. Program managing authorities shall organize the drafting of programs under their management;

4. Ho Chi Minh National Academy of Politics, National Academy of Public Administration, schools of politics of provinces, official and public employees training and refresher training institutions of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and socio-political organizations in central echelon (hereinafter referred to as “training and refresher training institutions”), academies, research institutes, universities, junior colleges, post-secondary schools (hereinafter referred to as “training and research institutions”); agencies and units shall draft documents for refresher training programs as assigned by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Official pay grade standard-, public employees’ professional title standard- and leadership and managerial position standard-based refresher training programs and documents must be appraised prior to their promulgation

2. The programs and documents on refresher training depending on requirements of working position, in professional expertise; communal-level official position or title-based refresher training programs and documents must be approved prior to being put into use

3. The program managing authorities shall organize appraisal or approval for refresher training programs

4. Ho Chi Minh National Academy of Politics, National Academy of Public Administration; training and refresher training institutions; training and research institutions; agencies and units shall organize appraisal or approval for refresher training documents which they are assigned to draft

Article 22. Refresher training program and document appraisal Council

1. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, heads of competent authorities of the Communist Party of Vietnam, heads of socio-political organizations in central echelon and Chairpersons of the provincial People’s Committees shall establish a Council to appraise the programs under their management

2. The Director of Ho Chi Minh National Academy of Politics, Director of National Academy of Public Administration, heads of training and refresher training institutions, heads of training and research institutions and heads of authorities and units shall establish or request a competent authority to establish a Council to appraise refresher training documents which they are assigned to draft

3. An appraisal Council shall be composed of 05 or 07 members, including a Chairperson, a Secretary, 02 members cum reviewers and other members.

4. Members of the Council shall be experienced and reputable managers and scientists that have suitable expertise and not be those who directly draft the appraised programs and documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Chairperson shall;

a) Take responsibility for operation of the Council;

b) Organize appraisal of programs and documents as requested and on schedule;

c) Assign tasks to members of the Council;

d) Convene and chair meetings of the Council.

2. The Secretary shall;

a) Assist the Chairperson in preparing contents and programs and holding meetings of the Council;

b) Take minutes of meetings of the Council;

c) Perform other tasks assigned by the Chairperson

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Study programs and documents and prepare evaluation forms;

b) Attend all appraisal meetings. In case of failure to attend, their written evaluation must be sent to the Secretary before the date on which an appraisal meeting is held

Article 24. Work regime and meetings of the appraisal Council

1. The Council shall operate on a principle of collective discussion, secret ballot and decision making under majority rule.

2. The result of appraisal of a program or document is:

a) satisfactory and a competent authority is requested to promulgate the program or document

b) satisfactory but the program or document must be revised and completed before being submitted to a competent authority for promulgation;

c) unsatisfactory and the program or document must be re-edited and re-appraised

3. A Council’s meeting is only held if 2/3 of the Council’s members are present, including the Chairperson and Secretary who must not be absent Working process of the Council is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Council shall pass the working process;

c) Representative of the authority or unit presiding over the drafting shall present the drafting process and basic contents of the program or document

d) Members of the Council shall comment on, evaluate and discuss the program or document

dd) Representative of the authority or unit presiding over the drafting shall provide explanation for the issues relevant to the programs and documents at the request of the Council’s members

e) The Council shall elect a Vote Counting Board and cast votes as prescribed in Clause 2 of this Article

g) The Vote Counting Board shall perform its tasks; the head of the Vote Counting Board shall declare the results; if 02 or 03 results are equal, the Council's Chairperson shall have the deciding vote

h) The Council’s Chairperson shall conclude the meeting

i) The Council shall pass the minutes of meeting

4. The minutes of meeting shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) State the conclusion given by the Council's Chairperson on the results of program and document appraisal as prescribed in Clause 2 of this Article.

5. Within 12 days from the end of the appraisal meeting, an application for program/document appraisal shall be submitted to a competent authority An application shall contain:

a) Evaluation forms and appraisal forms of the Council’s members

b) A minutes of the Council’s appraisal meeting, which clearly specifies the conclusion of the Council's Chairperson; vote counting record

c) Program or document appraised by the Council.

6. According to the Council’s conclusion, the competent authority shall consider and decide to promulgate the program or document.

7. Funding for appraisal shall be covered by the training funding included in the funding for program and document drafting

Article 25. Promulgation of programs and documents

1. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, heads of competent authorities of the Communist Party of Vietnam, heads of socio-political organizations in central echelon and Chairpersons of the provincial People’s Committees shall decide to promulgate and provide guidelines for execution of the programs under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. Certificates of refresher training

1. Ho Chi Minh National Academy of Politics, National Academy of Public Administration; training and refresher training institutions; training and research institutions shall grant certificates of refresher training programs that they are assigned to perform.

2. The public employee who has practice certificate as prescribed by law may use the practice certificate to replace certificate of a program on refresher training based on specialized public employees’ professional title standards

3. Certificates of refresher training programs for officials and public employees; commune-level officials and employees shall be used nationwide. The Ministry of Home Affairs provides specific guidelines for management, use and templates for certificates

Section 2. ORGANIZATION OF REFRESHER TRAINING

Article 27. Responsibility for organization of refresher training

1. Ho Chi Minh National Academy of Politics shall organize execution of the following refresher training programs:

a) Political theory refresher training programs based on standards of leadership and managerial positions at district level and equivalent; at provincial level and equivalent;

b) Programs on improvement in professional expertise and pedagogical methodology for political theory lecturers of training and refresher training institutions and training and research institutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Other refresher training programs assigned by competent authorities.

2. National Academy of Public Administration shall organize execution of the following programs:

a) Programs on refresher training in state management knowledge for officials in "principal expert" grade and equivalent; officials in "senior expert" grade and equivalent;

b) Refresher training programs depending on requirements for leadership and managerial positions at district level and equivalent; at provincial level and equivalent and at central level and equivalent;

c) Refresher training programs depending on requirements of working positions in professional expertise;

d) Programs on improvement in professional expertise and pedagogical methodology for state management lecturers of training and refresher training institutions and training and research institutions

dd) Other refresher training programs assigned by competent authorities.

3. Schools of politics of provinces shall organize execution of the following programs:

a) Political theory refresher training programs based on standards of leadership and managerial titles and positions at divisional level and equivalent

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Refresher training programs depending on requirements for working positions of divisional-level leaders and managers and equivalent;

d) Refresher training programs depending on requirements of working positions in professional expertise;

dd) Refresher training program based on communal-level official positions or titles;

e) Other refresher training programs assigned by competent authorities.

4. Official training and refresher training institutions of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and socio-political organizations in central echelon shall organize execution of the following programs:

a) Programs on refresher training in state management knowledge for officials in "expert" grade and equivalent; officials in "principal expert" grade and equivalent;

b) Refresher training programs depending on requirements for working positions of divisional-level leaders and managers and equivalent;

c) Refresher training programs depending on requirements of working positions in professional expertise;

d) Other refresher training programs assigned by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 28. Refresher training methods

Refresher training shall be provided adopting an active method, promoting the self-discipline, active participation and creativity of learners and the sharing of information, knowledge and experience between lecturers and learners and among learners

Article 29. Forms of refresher training

1. Full time

2. Part time

3. Distance

Article 30. Evaluation of the quality of refresher training

1. Quality of refresher training shall be evaluated to provide information about the level of improvement in officials and public employees’ capacity for performance of tasks and official duties after undergoing refresher training

2. Evaluation of the quality of refresher training shall ensure publicity, transparency, objectivity and truthfulness

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Evaluation of the quality of refresher training programs;

b) Evaluation of the quality of learners taking refresher training courses;

c) Evaluation of the quality of lecturers teaching refresher training courses;

d) Evaluation of the quality of facilities serving refresher training courses

dd) Evaluation of official and public employee refresher training courses;

e) Evaluation of effectiveness after refresher training of officials and public employees

4. The authorities that manage and units that employ officials and public employees; training and refresher training institutions; training and research institutes shall organize the evaluation of the quality of refresher training or hire the independent evaluating authorities to do so

5. The Ministry of Home Affairs provides specific guidelines for evaluation of the quality of refresher training for officials and public employees

Section 3. OVERSEAS REFRESHER TRAINING FUNDED BY STATE BUDGET

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The country selected as the one to which officials and public employees are sent to must satisfy the following requirements

a) It has a modern administration system, managerial experience in study or research in which they are enrolled and which can be applied in Vietnam;

b) Training and refresher training institutions provide conditions of learning and research, and teaching methodologies that are relevant to the purposes, contents and programs of refresher training courses.

2. Organization of overseas refresher training shall ensure publicity, transparency, quality and efficiency

3. Sending officials and public employees to undergo overseas refresher training must suit the needs of authorities and units

Article 32. Conditions for overseas refresher training

1. With regard to refresher training courses with a duration of less than 01 month, officials and public employees must be old enough to work for at least 18 months from the beginning of the refresher training course

2. With regard to refresher training courses with a duration of at least 01 month, officials and public employees must be old enough to work for at least 02 years from the beginning of the refresher training course

3. Officials and public employees are not being considered to face a disciplinary penalty, are not facing a disciplinary penalty or facing a disciplinary penalty that is a reprimand or heavier; are not those who have yet to be permitted for entry or exit as prescribed by law

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Professional expertise of officials and public employees sent to undergo refresher training must be suitable for contents of refresher training courses

6. Officials and public employees must be physically fit to satisfy requirements of refresher training courses

Chapter IV

LECTURERS

Article 33. Lecturers providing training and refresher training to officials and public employees

1. Lecturers of Ho Chi Minh National Academy of Politics, National Academy of Public Administration, training and refresher training institutions and training and research institutions; part-time lecturers.

2. Visiting lecturers

Article 34. Standards, tasks and benefits for lecturers providing training and refresher training to officials and public employees

1. Standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Have strong political credentials and healthy lifestyle;

c) Satisfy the standard of a training qualification according to regulations;

d) Achieve levels of political theories, state management, computer skills, foreign language and pedagogical skills that satisfy requirements of the assigned task;

dd) Be physically fit as required by the profession;

e) Have clear personal history that satisfies the political requirements.

2. Tasks

a) Draft programs and documents and deliver lectures according to regulations;

b) Conduct science and technology researches;

c) Study and undergo refresher training to develop their expertise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Benefits for lecturers of Ho Chi Minh National Academy of Politics and National Academy of Public Administration shall be decided by competent authorities according to regulations;

b) Lecturers of training and refresher training institutions shall enjoy the benefits which are the same as those for lectures of higher education institutions

4. The Ministry of Home Affairs provides specific guidelines for standards, tasks and benefits for lecturers of training and refresher training institutions

Article 35. Standards, tasks and benefits for visiting lecturers

1. Vietnamese citizens

a) Satisfy the standards specified in Points a, b, c, dd and e Clause 1 Article 34 of this Decree and achieve levels of political theories, state management according to requirements

b) Perform the teaching tasks under the signed contracts;

c) Enjoy the benefits under the signed contracts and regulations of law

2. Foreigners

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Satisfy the requirements concerning knowledge and teaching capacity;

c) Enjoy the benefits under the signed contracts and regulations of law

Chapter V

FUNDING FOR TRAINING AND REFRESHER TRAINING, RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES SENT TO UNDERGO TRAINING AND REFRESHER TRAINING

Article 36. Funding for training and refresher training

1. The funding for training and refresher training of officials shall be covered by the state budget, funding of authorities managing and employing officials and of officials and sponsorship of domestic and foreign organizations and individuals as prescribed by law.

2. The funding for training and refresher training of public employees shall be covered by the public employees, funding sources of public service providers, funding sources for training and refresher training according to programs and schemes approved by competent authorities and other sources in accordance with the law.

3. The State shall introduce a policy to provide financial assistance in training and refresher training of female officials and public employees and officials and public employees who are ethnics. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, socio-political organizations at the central level and the provincial-level People's Committees shall actively allocate recurrent expenditures and other sources of funding to support female officials and public employees and officials and public employees who are ethnics assigned to participate in training and refresher training in accordance with the law on gender equality and ethnic minority affairs.

4. The funding for training and refresher training for other subjects under this Decree shall be covered by the individuals, funding sources of the operation of authorities and units and other sources in accordance with the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 37. Rights of officials and public employees sent to undergo training and refresher training

1. Officials and public employees sent to undergo domestic training and refresher training:

a) Undergo training and refresher training at the convenient time arranged by the authority managing and employing them. Be provided with funding by such authority according to regulations;

b) Be entitled to include the training and refresher training time in consecutive working time;

c) Be entitled to benefits and allowances under regulations of law;

d) Be praised and commended for excellent training or refresher training results.

2. Officials and public employees sent to undergo overseas training and refresher training enjoy the rights in accordance with regulations of law and of authorities and units.

3. Female officials and public employees and officials and public employees who are ethnics shall, in addition to the rights specified in Clauses 1 and 2 of this Article, enjoy the rights as prescribed by regulations of law on gender equality and ethnic minority affairs

Article 38. Responsibilities of officials and public employees

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Comply with training regulations and be under the management of training and refresher training institutions throughout the training period

3. Comply with regulations on compensation for training costs

Chapter VI

MANAGEMENT OF TRAINING AND REFRESHER TRAINING

Article 39. Tasks and entitlements of the Ministry of Home Affairs

1. Formulate, request competent authorities to promulgate or promulgate within its power legislative documents on training and refresher training of officials and public employees

2. Formulate, request competent authorities to approve or promulgate within its power strategies, projects and plans for training and refresher training of officials and public employees; provide guidelines for implementation of training and refresher training strategies, projects and plans after the approval and promulgation thereof; monitor and consolidate results of training and refresher training of officials and public employees of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, socio-political organizations in central echelon and the provincial People’s Committees.

3. Formulate plans, manage and provide guidelines for overseas refresher training for officials and public employees funded by state budget. Organize overseas refresher training courses for officials and public employees within its power.

4. Make a list of persons who wish to undergo training and refresher training and a proposal for funding for training and refresher training and send it to the Ministry of Finance for balance and competent authorities for approval; instruct ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, socio-political organizations in central echelon and the provincial People’s Committees to provide funding after approval from competent authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Set internal standards for training and refresher training of officials and public employees.

7. Inspect the training and refresher training of officials and public employees.

8. Organize emulation and commendation activities in training and refresher training of officials and public employees.

Article 40. Tasks and entitlements of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and socio-political organizations in central echelon

1. Formulate, promulgate and organize the implementation of projects and plans for training and refresher training of officials and public employees under their management

2. Organize provision of training and refresher training-related benefits according to regulations.

3. Send officials and public employees to undergo training and refresher training within their power.

4. Organize overseas refresher training courses for officials and public employees within their power.

5. Manage and draft refresher training programs and documents for officials and public employees within their power

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Inspect provision of training and refresher training-related benefits within their power.

8. Ministries that manage specialized public employees shall establish conditions to be satisfied by training and research institutions to organize the execution of programs on refresher training of specialized public employees

Article 41. Tasks and entitlements of the Ministry of Finance

1. Balance and provide funding for domestic and overseas training and refresher training and request the competent authority to approve

2. Provide guidelines for and inspect the management and use of funding for training and refresher training.

Article 42. Tasks and entitlements of the People’s Committees of provinces

1. Formulate and promulgate regulations on encouragement of officials and public employees to constantly study and develop their expertise and capacity; provide funding to efficiently implement regulations on training and refresher training according to regulations.

2. Formulate, promulgate and organize the implementation of projects and plans for training and refresher retraining of officials and public employees under their management

3. Organize the provision of training and refresher training-related benefits according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Manage and draft refresher training programs and documents for officials and public employees within their power

6. Manage training and refresher training institutions and lecturers within their power.

7. Inspect the provision of training and refresher training-related benefits within their power.

Article 43. Responsibilities of units employing officials and public employees

1. Comply with regulations on training and refresher training of officials and public employees

2. Make proposals for drafting and selection of training and refresher retraining programs which are relevant to working positions of officials and public employees

3. Enable officials and public employees to implement regulations on training and refresher retraining according to regulations.

Article 44. Regulations on reporting of training and refresher training of officials and public employees

1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, socio-political organizations in central echelon and the provincial People's Committees shall submit annual reports on results of training and refresher training of officials and public employees to the Ministry of Home Affairs before January 31 of the following year or at the request of the competent authority

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 45a. Application

1. The people working in socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations that operate nationwide, according to the payroll quotas assigned by competent authorities may apply regulations on training and refresher training for officials.

2. The people working in service providers of socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; service providers of public service providers; service providers of enterprises with 100% of charter capital held by the State or enterprises with more than 50% of charter capital held by the State or total voting shares may apply regulations on training and refresher training for public employees.

Article 45: Entry into force

1. This Decree comes into force from October 21, 2017.

2. This Decree supersedes the Government's Decree No. 18/2010/ND-CP dated March 05, 2010 on training and refresher training for officials.

3. Articles 32 through 36 of the Government’s Decree No. 29/2012/ND-CP dated April 12, 2012 on recruitment, employment and management of public employees are annulled

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, heads of socio-political organizations in central echelon, Chairpersons of the People’s Committees of provinces, heads of authorities managing and units employing officials and public employees shall be responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

VERIFIED BY

MINISTER




Pham Thi Thanh Tra

 

 

Government’s Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to some Articles of the Government’s Decree 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees (hereinafter referred to as “Decree No. 89/2021/ND-CP”) was promulgated pursuant to:

“Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Law on Officials dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on amendments to some Articles of the Law on Officials and Law on Public Employees dated November 25, 2019;

Pursuant to the Law on National Defense and Security Education dated June 19, 2013

Pursuant to the Law on education dated June 14, 2019;

At the request of the Minister of Home Affairs;

The Government promulgates a Decree on amendments to a number of Articles of Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 of the Government on training and refresher training of officials and public employees.

This point is amended according to regulations of Clause 1, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 2, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Article is amended according to regulations of Clause 4, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 5, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 6, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Clause is amended according to regulations of Clause 7, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 8, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 9, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 10, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This point is amended according to regulations of Clause 11, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 0, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Clause is amended according to regulations of Clause 12, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Clause is amended according to regulations of Clause 12, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Clause is amended according to regulations of Clause 12, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

This Article is amended according to regulations of Clause 13, Article 1 of Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021.

Article 2 Government's Decree No. 89/2021/ND-CP dated October 18, 2021 on amendments to a number of Articles of Government's Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 01, 2017 on training and refresher training of officials and public employees which takes effect from December 10, 2021 enables as follows:

“Article 2. Implementation

1. This Decree comes into force from December 10, 2021.

2. The agencies that have been assigned to develop state management knowledge refresher training programs based on official pay grade standards, specialized public employees’ professional title standards, requirements for leadership and managerial positions at Clause 6 Article 1 of this Decree shall provide programs before July 01, 2022.

3. Officials and public employees who have certificates of completion of refresher training programs specified in Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7 Article 17 of Decree No. 101/2017/ND-CP or have been appointed to official pay grades or positions and titles of public employees before June 30, 2022 shall not participate in corresponding refresher training programs according to regulations of this Decree.

4. The ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the Governmental agencies, the Presidents of the People's Committees of provinces and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree.”

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Integrated document 6/VBHN-BNV 2022 Decree on training and refresher training of officials employees
Official number: 6/VBHN-BNV Legislation Type: Integrated document
Organization: The Ministry of Home Affairs Signer: Pham Thi Thanh Tra
Issued Date: 16/08/2022 Integrated Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Integrated document No. 6/VBHN-BNV dated August 16, 2022 Decree on training and refresher training of officials and public employees

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status