CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2024

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐẤT TRỒNG LÚA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa; bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa; nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất, bảo vệ đất trồng lúa và chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước; người sử dụng đất trồng lúa và các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.

a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;

b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.

2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.

3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.

4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là hình thức chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; trồng lúa sang trồng cây lâu năm; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

5. Năng suất cao là năng suất được tính tại thời điểm phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đạt tối thiểu bằng năng suất trung bình của 3 năm liền kề trước đó tại vùng dự kiến quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao theo công bố của cơ quan thống kê địa phương. Trường hợp trong 3 năm liền kề có vụ lúa giảm năng suất do thiên tai, dịch bệnh được cấp có thẩm quyền công bố thì lấy kết quả cùng vụ của năm trước đó.

6. Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.

7. Kết cấu hạ tầng phục vụ vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm công trình giao thông, thủy lợi.

Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính

1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng đất trồng lúa nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tiếp nhận và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và trả lời ngay tính hợp lệ của hồ sơ cho người sử dụng đất trồng lúa;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ cho người sử dụng đất trồng lúa;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ cho người sử dụng đất trồng lúa.

3. Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính là bản chính, trừ khi có quy định khác tại hồ sơ thủ tục cụ thể. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

4. Cách thức trả kết quả: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 5. Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao

1. Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao, gồm các tiêu chí sau:

a) Thuộc vùng đất chuyên trồng lúa, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hệ thống thủy lợi chủ động hoặc được quy hoạch để chủ động tưới tiêu, cấp thoát nước, phòng, chống thiên tai;

c) Hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi hoặc được quy hoạch giao thông nội đồng phục vụ sản xuất trồng lúa;

d) Có năng suất cao.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 6. Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;

b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;

c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;

d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;

đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;

e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.

Điều 7. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp xã và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện theo mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 15 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và nhu cầu chuyển đổi của người sử dụng đất trồng lúa, ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn xã theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 30 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.

Điều 8. Hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

1. Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.

a) Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;

b) Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.

Điều 9. Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;

b) Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;

c) Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;

d) Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.

2. Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

3. Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

Điều 10. Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:

a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;

b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;

c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;

d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.

3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.

4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

Điều 11. Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.

3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Điều 12. Quy định về nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Việc nộp tiền quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 13. Trình tự, thủ tục nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gửi Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa đến cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên) đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được Bản kê khai hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định Bản kê khai và ban hành văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để xác định số tiền phải nộp.

2. Trong thời hạn 05 ngày, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa của cơ quan tài nguyên và môi trường, bảng giá loại đất trồng lúa tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, xác định số tiền phải nộp theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan tài nguyên và môi trường và người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

3. Trong thời hạn 30 ngày, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện trách nhiệm nộp tiền tại cơ quan kho bạc theo thông báo của cơ quan tài chính.

4. Sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan tài chính; người được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa thì phải nộp thêm tiền chậm nộp. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền phải nộp để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa chậm nộp;

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước;

c) Người nộp tiền tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại điểm a, b khoản này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Người nộp tiền phải nộp tiền chậm nộp được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng như bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG LÚA; ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG, ÁP DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI CHO VÙNG QUY HOẠCH TRỒNG LÚA CÓ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CAO

Điều 14. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:

a) Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;

b) Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;

c) Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

2. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.

3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

4. Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo quy định.

Điều 15. Sử dụng kinh phí hỗ trợ

1. Việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quyết định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nguồn kinh phí tại khoản 1 Điều này được sử dụng cho các hoạt động sau:

a) Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

b) Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa;

c) Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần;

d) Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã;

đ) Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.

Điều 16. Chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao

1. Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương được thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ trung hạn được cấp có thẩm quyền ban hành, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; quy trình, thủ tục thực hiện theo pháp luật về đầu tư công.

2. Hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp

a) Được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100 % kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

b) Dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.

c) Dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao.

d) Dự án theo quy tại điểm b phải có diện tích 500 ha trở lên, dự án theo quy định tại điểm c có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên, được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

đ) Nguồn vốn, đối tượng, quy trình hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

e) Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

3. Hỗ trợ đầu tư cho Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

a) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng chính sách của Nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã.

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án sau tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao: Dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.

c) Dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo.

d) Dự án theo quy tại điểm b phải có diện tích 100 ha trở lên, dự án theo quy định tại điểm c, được Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án.

đ) Hình thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, quy định về hỗ trợ từ vốn đầu tư công, quy trình tổng hợp nhu cầu hỗ trợ, phương thức thực hiện hỗ trợ và cơ chế quản lý sau đầu tư thực hiện theo các quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị.

4. Dự án theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được Nhà nước hỗ trợ một lần. Trường hợp dự án hoặc hạng mục của dự án đã được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định này thì không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật khác và ngược lại.

Điều 17. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư và lập, chấp hành, quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách

1. Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) theo phân cấp ngân sách hiện hành

a) Sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên đối với các chính sách quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

b) Sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công đối với các chính sách quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Nghị định này.

2. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách tại Nghị định này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn Luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các quy định, Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

b) Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

c) Điều 13, Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Điều 19. Quy định chuyển tiếp

1. Chính sách hỗ trợ cho địa phương, người sản xuất lúa theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; chính sách sử dụng kinh phí theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

2. Trường hợp phương án sử dụng tầng đất mặt của công trình, dự án đã gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định hoặc đã được chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

3. Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa sang trồng cây lâu năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hằng năm hoặc đồng ý cho chuyển đổi trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này;

b) Tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính:

Cân đối, bố trí nguồn ngân sách trung ương chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 14 Nghị định này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong từng kỳ trung hạn để hỗ trợ địa phương sản xuất lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về đầu tư công.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; cân đối, bố trí vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này;

b) Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt;

c) Phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao tại địa phương;

d) Tổ chức xây dựng, thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định tại Nghị định này;

đ) Quản lý và quy định việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa;

e) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thẩm định, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động theo thẩm quyền tại Nghị định này;

g) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thực hiện đánh giá, công bố: tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng và cải tạo đất trồng lúa;

h) Hằng năm trước ngày 20 tháng 12 gửi báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

 

PHỤ LỤC I

MẪU QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA CẤP TỈNH
(Kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/QĐ- …

…, ngày …   tháng… năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm …

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm ... của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …tháng … năm …của Ủy ban nhân dân … quy định về chức năng, nhiệm vụ của tỉnh …;

Theo đề nghị ….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm …”.

(Bản kế hoạch kèm theo)

Điều

Điều

 

Nơi nhận:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ …

 

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM …

(Kèm theo Quyết định số… /QĐ-UBND ngày … tháng… năm … của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…)

Đơn vị tính:ha

STT

Huyện

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng diện tích

Đất chuyên trồng lúa

Đất trồng lúa còn lại

Đất lúa 01 vụ

Đất lúa nương

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1

Huyện A

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

2

Huyện B

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

3

Huyện ….

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA CẤP HUYỆN
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ …
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/QĐ- …

…, ngày …   tháng… năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm …

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ…

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm ... của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …tháng … năm …của Ủy ban nhân dân … quy định về chức năng, nhiệm vụ của huyện …;

Căn cứ Quyết định số…/QĐ-… của Ủy ban nhân dân tỉnh …về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm…;

Theo đề nghị ….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm …”.

(Bản kế hoạch kèm theo)

Điều

Điều

 

Nơi nhận:

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ …

 

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM …

(Kèm theo Quyết định số… /QĐ-UBND ngày … tháng… năm … của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/thành phố/thị xã…)

Đơn vị tính:ha

STT

Xã/phường/thị trấn

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng diện tích

Đất chuyên trồng lúa

Đất trồng lúa còn lại

Đất lúa 01 vụ

Đất lúa nương

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1

Xã/phường/thị trấn A

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

2

Xã/phường/thị trấn B

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

3

Xã/phường/thị trấn ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

MẪU KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA CẤP XÃ
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số …/KH …

........, ngày ... tháng ... năm ...

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

NĂM …

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm… của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …tháng năm … của Ủy ban nhân dân huyện/thành phố/thị xã …về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm …

Căn cứ vào nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã/phường/thị trấn;

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trông thủy sản trên đất trồng lúa năm …. như sau:

STT

Loại cây trồng/ thủy sản chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Thời gian chuyển đổi

Số thửa

Tờ bản đồ số

Tổng diện tích

Đất chuyên lúa

Đất trồng lúa còn lại

Đất lúa 01 vụ

Đất lúa nương

I

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…, ngày … tháng … năm …

BẢN ĐĂNG KÝ

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn): …

1. Tên người sử dụng đất trồng lúa: …

2. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/TCC: … ngày cấp: …, nơi cấp: ...

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có) số: … ngày cấp: …, nơi cấp: …

3. Địa chỉ: .......................................  Số điện thoại: …

4. Diện tích chuyển đổi/tổng diện tích đất trồng lúa: .... (m2/ha)/…(m2/ha), thuộc thửa đất số: …, tờ bản đồ số: ...

5. Mục đích chuyển đổi.

a) Sang trồng cây lâu năm:

- Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Tên loại cây trồng…, tổng số năm: …

- Chuyển đổi từ đất lúa nương: Tên loại cây trồng…, tổng số năm: …

b) Sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

- Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa: Loại thủy sản …, tổng số năm: …

- Chuyển đổi từ đất trồng lúa còn lại:

+  Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Loại thủy sản …, tổng số năm: …

+  Chuyển đổi từ đất lúa nương: Loại thủy sản …, tổng số năm: …

6. Nhận kết quả qua hình thức: Trực tiếp Bưu chính Điện tử

7. …… (tên người sử dụng đất trồng lúa) cam kết thực hiện đúng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Nghị định.../2024/NĐ-CP ngày…tháng …năm … và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

 

 

NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

PHỤ LỤC V

MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

..., ngày … tháng năm

V/v…

 

 

Kính gửi: ……………

Căn cứ quy định tại Nghị định số …/2024/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) năm …;

Căn cứ vào Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của ……

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) … có ý kiến như sau:

Chấp thuận cho…  (ghi rõ tên người sử dụng đất trồng lúa);

Địa chỉ: …

Được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa, cụ thể:

1. Diện tích chuyển đổi: ... ha, thuộc thửa đất số: …, tờ bản đồ số: ...

2. Mục đích chuyển đổi: …………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

3. Tổng số năm chuyển đổi: ….……………………………………………

Yêu cầu (ghi rõ tên người sử dụng đất trồng lúa) … thực hiện đúng các nội dung tại văn bản này; quá trình thực hiện phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Nghị định số…/2024/NĐ-CP ngày… tháng… năm… và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU VĂN BẢN KHÔNG CHẤP THUẬN BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

..., ngày tháng năm

V/v…

 

 

Kính gửi: ……………….

Căn cứ quy định tại Nghị định số … /… /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa và các quy định khác của pháp luật liên quan;

Căn cứ Kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) năm …;

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …có ý kiến như sau:

Không chấp thuận Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của … (ghi rõ tên của người sử dụng đất trồng lúa).

Địa chỉ: …

Lý do không chấp thuận: …………………………………………………..

Yêu cầu … (ghi rõ tên người sử dụng đất trồng lúa) thực hiện đúng theo văn bản này và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…., ngày …. tháng …. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt

Kính gửi: ……………….…

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất: …

Địa chỉ: ... 

Số điện thoại: …

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/TCC: … ngày cấp: …, nơi cấp: ...

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có) số: … ngày cấp: …, nơi cấp: …

2. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện (thị xã/thành phố) …. thẩm định hồ sơ Phương án sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa để xây dựng công trình …

(Phương án sử dụng tầng đất mặt và đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách gửi kèm theo)

3. Nhận kết quả qua hình thức: Trực tiếp □ Bưu chính □ Điện tử □

Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất… (ghi rõ tên) cam kết thực hiện đúng Phương án sử dụng tầng đất mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.

 

 

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

…., ngày ... tháng … năm…

 

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT

1. Tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất: …

Địa chỉ: ... 

Số điện thoại: …

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/TCC: … ngày cấp: …, nơi cấp: ...

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có) số: … ngày cấp: …, nơi cấp: …

2. Mục đích của việc chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện công trình/dự án …

3. Diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi: … ha.

4. Khối lượng đất mặt phải bóc tách: … m3

{Diện tích đất chuyên trồng lúa phải bóc tách (m2) x độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách (m)}

5. Phương án sử dụng đất mặt:

a) Sử dụng trong khuôn viên dự án: .... m3 (ghi rõ vị trí, địa điểm, diện tích sử dụng đất mặt).

b) Sử dụng ngoài khuôn viên dự án: ....m3 (ghi rõ vị trí, địa điểm, diện tích sử dụng đất mặt).

6. Mục đích sử dụng tầng đất mặt: …

(Tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa chỉ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, gồm: tôn cao nền ruộng trũng thấp; tăng độ dày tầng canh tác; nâng cao chất lượng đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm; trồng cây xanh; trồng hoa cây cảnh, cây dược liệu…)

Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất… (ghi rõ tên) cam kết thực hiện đúng phương án sử dụng tầng đất mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin trên.

 

 

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ
và đóng dấu (nếu có))

 

PHỤ LỤC IX

MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ...
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

V/v…

........, ngày tháng năm

 

Kính gửi: …………….

Căn cứ quy định tại Nghị định số … /… /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Hồ sơ đề nghị thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của tổ chức/cá nhân …;

Căn cứ vào kết quả thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của công trình/dự án…;

Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố …có ý kiến như sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố … chấp thuận Phương án sử dụng tầng đất mặt của … (ghi rõ tên). Trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa phải bóc tách tầng đất mặt: …ha.

2. Đề nghị … (ghi rõ tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) thực hiện đúng nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố.

3. Các đơn vị … (ghi rõ tên đơn vị) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố … theo dõi, kiểm tra, giám sát tổ chức/cá nhân thực hiện đúng nội dung Phương án sử dụng tầng đất mặt đã được chấp thuận.

Yêu cầu (ghi rõ tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) … thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các văn bản quy định khác có liên quan.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …….…;
- Lưu: VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ …
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC X

MẪU VĂN BẢN KHÔNG CHẤP THUẬN PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT
(Kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

..., ngày tháng năm

V/v …

 

 

Kính gửi: ………………….

Căn cứ quy định tại Nghị định số … /… /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ hồ sơ đề nghị thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của tổ chức/cá nhân …;

Căn cứ kết quả thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của công trình/dự án…;

Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố … có ý kiến như sau:

Không chấp thuận Phương án sử dụng tầng đất mặt từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để xây dựng công trình của (ghi rõ tên) …;

Địa chỉ …

Lý do không chấp thuận:

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ...
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XI

MẪU BẢN KÊ KHAI DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……, ngày… tháng…năm…

BẢN KÊ KHAI

Diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp

Kính gửi: ....................................

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất kê khai: ...

2. Địa chỉ: ...

3.  Tổng diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp: ... ha

4. Địa điểm thu hồi đất:

Vị trí/Địa điểm đất

Diện tích

(ha, m2)

Ghi chú

Vị trí 1: số thửa …; số tờ bản đồ …; xã (phường, thị trấn) …;  huyện (thị xã, thành phố) …

 

 

Vị trí 2: số thửa …; số tờ bản đồ …; xã (phường, thị trấn) …;  huyện (thị xã, thành phố) ……

 

 

Vị trí 3: số thửa …; số tờ bản đồ …; xă (phường, thị trấn) …;  huyện (thị xã, thành phố) …

 

 

………………………………………………………………………………….

 

 

Tổng diện tích

 

 

Đề nghị … (cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh/huyện) xác định diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển sang mục đích phi nông nghiệp để… (ghi rõ tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

 

 

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu có))

 

PHỤ LỤC XII

MẪU VĂN BẢN XÁC NHẬN DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA PHẢI NỘP TIỀN
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

........, ngày tháng năm

 

Kính gửi: Cơ quan tài chính

Căn cứ quy định tại Nghị định số … /… /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ vào Bản kê khai đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp của … (ghi rõ tên cơ quan, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất);

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh/huyện) … xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để thực hiện công trình/dự án … (ghi rõ tên công trình) là…ha, thuộc địa điểm … (ghi rõ địa điểm diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển đổi).

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh/huyện) gửi cơ quan Tài chính (cấp tỉnh/huyện) làm căn cứ xác định số tiền phải nộp của cơ quan, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổ chức, cá nhân;
- Lưu: VT.

CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH/TP/QUẬN/ HUYỆN/THỊ XÃ
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XIII

MẪU VĂN BẢN XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN ĐỂ NHÀ NƯỚC BỔ SUNG DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA BỊ MẤT HOẶC TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

CƠ QUAN TÀI CHÍNH TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/TX
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …
V/v thông báo số tiền phải nộp
để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa

…., ngày…… tháng … năm …

 

Kính gửi: …………..

Căn cứ Nghị định số … /… /NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;

Căn cứ văn bản số … (cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh/ huyện);

Cơ quan Tài chính cấp tỉnh/huyện thông báo số tiền phải nộp, như sau:

1. Tên cơ quan/người được nhà nước giao đất, cho thuê đất phải nộp tiền: …

2. Số tiền phải nộp: … đồng

(Bằng chữ: ……………….).

Số tiền = Diện tích (ha) x giá đất (đồng) x tỷ lệ nộp (%) theo quyết định số…, ngày…tháng… năm …của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản này, … (tên cơ quan/người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) có trách nhiệm nộp số tiền nêu trên tại Kho bạc Nhà nước theo Tài khoản: …; Chương: … (là chương của đơn vị nộp tiền nếu có); tiểu mục: ….

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh/huyện;
- Cục thuế tỉnh/huyện;
- Lưu: VT.

CƠ QUAN TÀI CHÍNH TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XIV

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 112 /2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN ...
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM ….

Kính gửi: ……………….

I. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

1. Về phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

2. Về xây dựng, ban hành các văn bản quản lý thuộc lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại địa phương (Quyết định, công văn, hướng dẫn …).

3. Về công tác xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (tỉnh/huyện/xã).

4. Về công tác thực hiện đăng ký thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của địa phương (có thực hiện theo đúng quy định không).

5. Về công tác thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của địa phương (Kết quả kiểm tra, thanh tra, số vụ vi phạm, xử lý vi phạm).

II.  Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm ...

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm

Bảng: Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm

STT

Loại cây trồng chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng diện tích

Đất chuyên trồng lúa

Đất trồng lúa còn lại

Đất lúa 01 vụ

Đất lúa nương

 

Loại cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm:

Bảng: Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm

STT

Loại cây trồng chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng diện tích

Đất lúa 01 vụ

Đất lúa nương

….

 

Loại cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Bảng: Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

STT

Loại thủy sản chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng diện tích

Đất chuyên trồng lúa

Đất trồng lúa còn lại

Đất lúa 01 vụ

Đất lúa nương

 

Nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của địa phương

…………………………………………………………………………..

IV. Kiến nghị, đề xuất

Kiến nghị, đề xuất những vướng mắc khi thực hiện các quy định của văn bản và thực hiện chuyển chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương.

 

 

…, ngày… tháng… năm…
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN…
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 112/2024/ND-CP

Hanoi, September 11, 2024

 

DECREE

ELABORATING ON LAND FOR RICE CULTIVATION

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 and the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Land Law dated January 18, 2024;

Pursuant to the Law on Crop Production dated November 19, 2018;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development; the Government hereby promulgates a Decree elaborating on land for rice cultivation.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree provides for regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality; restructuring of crops and livestock, construction of buildings directly serving agriculture on rice cultivation land; protection and use of topsoil of dedicated rice cultivation land; payments for the State to replenish lost dedicated rice cultivation land area or increase the efficiency of rice cultivation land use; policies on supporting divisions in production, protection of rice cultivation land, and policies on investment and investment assistance in infrastructure construction and modern science and technology application for regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality.

Article 2. Regulated entities

Regulatory agencies; users of rice cultivation land and other entities related to the management and use of rice cultivation land specified in Article 1 of this Decree.

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:

1. “Rice cultivation land” is the land on which at least one rice harvest is reaped or the land that is used for both rice cultivation and other land use purposes with permission by law, in which rice cultivation is the main purpose. Rice cultivation land includes dedicated rice cultivation land and other rice cultivation land.

a) The dedicated rice cultivation land is the land on which at least two wet rice harvests are reaped per year;

b) The other rice cultivation land includes land on which one harvest of wet rice is reaped in a year and land for upland rice cultivation.

2. “Polluting rice cultivation land” is the use or creation or dispersion of toxic substances and harmful organisms, causing a change to the physical, chemical and biological properties of the land, thereby polluting the land’s environments and reducing rice yield.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. “Restructuring of crops and livestock on rice cultivation land” is the conversion from rice cultivation to annual crop cultivation; from rice cultivation to perennial crop cultivation; from rice cultivation to rice cultivation combined with aquaculture.

5. “High productivity” is the productivity that is calculated at the time of approval for region reserved for rice cultivation with high productivity and high quality, reaches at least the average productivity of the last 3 consecutive years in the expected region reserved for rice cultivation with high productivity and high quality as announced by the local statistical authority. In case, in 3 consecutive years, there is a rice harvest with reduced productivity due to natural disasters or epidemics announced by a competent authority, the results of the same harvest of the previous year will be used.

6. “Building directly serving agriculture" means a building serving the preliminary processing and preservation of agricultural products; a warehouse in which agricultural materials, machinery, and labor tools are stored; a building in which agricultural products are displayed and introduced.

7. “Infrastructure serving region reserved for rice cultivation with high productivity and high quality” includes traffic and irrigation works.

Article 4. General regulations on following administrative procedures

1. Submission of application for processing of administrative procedures: A rice cultivation land user shall submit 01 application in person or via postal service or via electronic means to the One-stop Division of a competent regulatory agency.

2. Receipt and notification of the validity of documents:

a) If the application is submitted in person: The competent regulatory agency shall review, check and immediately inform the rice cultivation land user (applicant) of the validity of the application;

b)  If the application is submitted via postal service: Within 03 working days from the date of receipt of the application, the competent regulatory agency shall consider, check and inform the applicant of the validity of the application;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The application submitted directly or via postal service is the original, unless otherwise specified in specific documents and procedures. The application submitted via the electronic mean shall comply with Decree No. 45/2020/ND-CP dated August 08, 2020 of the Government of Vietnam on administrative procedures by electronic means.

4. Method of result notification: The competent regulatory agency shall inform results of processing administrative procedures in person at the One-stop Division or via postal service or electronic mean.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF RICE CULTIVATION LAND

Article 5. Regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality

1. A region reserved for rice cultivation with high productivity and high quality shall meet the following criteria:

a) The region belongs to a dedicated rice cultivation land zone, is consistent with Provincial-level/first-level land use planning or district-level/second-level land use planning approved by a competent authority;

b) There is an irrigation system serving active irrigation, water supply and drainage, natural disaster management;

c) There is a convenient intra-field traffic system or planned intra-field traffic serving rice production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The first-level People's Committee shall approve the region reserved for rice cultivation with high productivity and high quality according to the criteria specified in Clause 1 of this Article.

Article 6. Regulations on restructuring of crops and livestock on rice cultivation land

1. Principles of restructuring of crops and livestock on rice cultivation land

a) The restructuring is consistent with the provisions in clause 1 Article 56 of the Law on Crop Production of 2018;

b) The restructuring of crops and livestock on rice cultivation land to perennials is only applied to the other rice cultivation land;

c) The restructuring of crops and livestock on rice cultivation land is not applied to regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality;

d) The restructuring is consistent with the plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land issued by a competent authority;

dd) The restructuring does not cause pollution or degradation of the rice cultivation land; does not damage traffic works, irrigation works, dyke works, or works directly serving rice production;

e) The restructuring does not affect the cultivation of adjacent rice cultivation land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Chairperson of the first-level People’s Committee shall decide on the type of perennial crops to be converted, ensuring compatibility with actual local conditions.

4. Rice cultivation land after restructuring of crops and livestock as prescribed herein is listed as rice cultivation land.

Article 7. Plans for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land

1. The first-level People's Committee shall, based on provincial-level land use planning and plans approved by competent authorities in accordance with the provisions of law, proposals of second-level People's Committee and proposals of relevant first-level agricultural authorities, issue a Plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land throughout the first-level division using the form in Appendix I enclosed herewith before November 30 of the previous year of the plan year.

2. The second-level People's Committee shall, based on the Plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land approved by the first-level People's Committee, proposals of third-level People's Committees and proposals of relevant authorities relating to agriculture of provinces relevant second-level agricultural authorities, issue a Plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land throughout the second-level division using the form in Appendix II enclosed herewith before December 15 of the previous year of the plan year.

3. The third-level People’s Committee shall, based on the Plan for restructuring of crops and livestock approved by the third-level People’s Committee and demands for conversion of rice cultivation land users, issue a Plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land throughout the third-level division using the form in Appendix III enclosed herewith before December 30 of the previous year of the plan year.

Article 8. Dossiers and procedures for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land

1. Land user wishing to convert the existing rice cultivation land to perennial crop land or to land used for both rice cultivation and aquaculture purposes shall send a application form for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land (hereinafter referred to as “registration form”) to the third-level People’s Committee using the form in Appendix IV enclosed herewith.

2. Within 05 working days from the date on which the valid application form for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land is received, the third-level People’s Committee shall consider the conformity of the application form with the third-level annual plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) If the application form is incompatible with the third-level annual plan for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land, the third-level People's Committee shall send a written notification using the form in Appendix VI enclosed herewith to the applicant.

Article 9. Construction of buildings directly serving agriculture on rice cultivation land

1. The first-level People’s Committee shall regulate the area, location, and purpose of use of a building directly serving agriculture on rice cultivation land, ensuring compliance with the following conditions:

a) The building does not affect irrigation works, dyke works, intra-field traffic, or area of the adjacent rice cultivation land;

b) The building is only on 01 floor without basement;

c) The building must be constructed within a concentrated area must be concentrated area of at least 50 hectares on rice cultivation land;

d) The building must serve the purpose specified in clause 6 Article 3 of this Decree.

2. The construction of a building directly serving agriculture on rice cultivation land shall comply with construction laws and other relevant laws.

3. The area of land for construction of a building as prescribed in this Article shall not be required to repurpose and still be listed as rice cultivation land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A person who is allocated land or leased out land by the state when building a work on land converted from dedicated rice cultivation land to non-agricultural land must have a topsoil use arrangement approved by a competent regulatory agency.

2. Contents of the topsoil use arrangement include:

a) Information of the person who is allocated or leased land by the state and applies for repurposing dedicated rice cultivation land;

b) Information on the area of the ​​dedicated rice cultivation land to be repurposed;

c) Volume of topsoil after removal;

d) Plan, location and purpose of use of the removed topsoil volume.

3. The depth of topsoil to be removed shall be at least 20 cm (centimeter) from the field surface.

4. The approved topsoil use arrangement is a document included in the application for conversion of rice cultivation land to non-agricultural land.

Article 11. Applications and procedures for appraisal of topsoil use arrangements

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) An application form for appraisal of the topsoil use arrangement using the form in Appendix VII enclosed herewith;

b) The topsoil use arrangement made using the form in Appendix VIII enclosed herewith;

c) Diagram depicting the location where the removed topsoil is used.

2. Within 15 days from the date of receipt of a valid application, the first-level People's Committee or second-level People's Committee shall organize the appraisal of the topsoil use arrangement.

3. Within 05 days from the date of receiving the appraisal results, the first-level People's Committee or second-level People's Committee shall issue a written approval for the topsoil use arrangement using the form in Appendix IX issued herewith or a written refusal using the form in Appendix X enclosed herewith and send it to the person who is allocated or leased out land by the State.

Article 12. Regulations on payment to the State for replenishment of the lost area of dedicated rice cultivation land or increase of efficiency of rice cultivation land use

1. A person who is allocated or leased out land by the State to use for non-agricultural purposes originated from dedicated rice cultivation land shall pay an amount of money to the State for replenishment of the lost area of dedicated rice cultivation land or increase of efficiency of rice cultivation land use, unless works or projects are funded by public investment or non-public investment state funds according to public investment and construction laws. The first-level People’s Committee shall provide regulations on the specific payment which is not lower than 50% of the amount determined by the area of ​​dedicated rice cultivation land that must be converted to non-agricultural land multiplied by (x) the price of the rice cultivation land type calculated according to the Land Price List applicable at the time of land repurposing.

2. The payment prescribed in clause 1 of this Article shall be made after the land allocation/land lease decision is issued by a competent regulatory agency.

Article 13. Procedures for payment to the State for replenishment of the lost area of dedicated rice cultivation land or increase of efficiency of rice cultivation land use

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 07 days from the date of receipt of a valid Declaration, the natural resources and environment agency shall appraise the Declaration and issue a written confirmation of the area of dedicated rice cultivation land for which payment must be made using the form in Appendix XII enclosed herewith and submit it to the financing agency at the same level for determination of amount payable

2. Within 05 days, the financing agency at the same level shall, based on the written confirmation of the area of dedicated rice cultivation land of the natural resources and environment agency and the land price list of rice cultivation land at the time of land repurposing prescribed by the province-level People’s Committee, determine the amount payable using the form in Appendix XIII enclosed herewith and send a notice to the natural resources and environment agency and the person who is allocated land or granted the lease of land.

3. Within 30 days, the person who is allocated or leased out land shall make a payment at the state treasury according to the notice of the financing agency.

4. After 30 days from the day on which the notice of the financing agency is issued, if the person who is allocated or leased out land by the State has not paid or fully paid the amount payable to the State for replenishment of the lost area of dedicated rice cultivation land or increase of efficiency of rice cultivation land use, the late payment interest must be paid. The late payment interest rate and period over which late payment interest is charged:

a) The late payment interest rate shall be 0,03% per day on the amount paid to the State for replenishment of the lost area of dedicated rice cultivation land or increase of efficiency of rice cultivation land use behind schedule;

b) Late payment interest shall be charged over the period from the day after the deadline to the day before the day on which the amount is paid in full to state budget;

c) The payer shall determine their own late payment interest according to the provisions of points a and b of this clause and pay it to the state budget. The payer shall be exempted from the late payment interest in cases of force majeure such as physical damage due to natural disasters, disasters, epidemics, fires, or unexpected accidents.

Chapter III

POLICIES ON SUPPORT FOR PROTECTION OF RICE CULTIVATION LAND; INVESTMENT AND ASSISTANCE IN INFRASTRUCTURE INVESTMENT AND CONSTRUCTION, APPLICATION OF MODERN SCIENCE AND TECHNOLOGY FOR REGIONS RESERVED FOR RICE CULTIVATION WITH HIGH PRODUCTIVITY AND HIGH QUALITY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The state budget is allocated for rice production as follows:

a) 1.500.000 VND/ha/year for dedicated rice cultivation land;

b) 750.000 VND/ha/year for the other rice cultivation land, except for upland rice land that is spontaneously expanded without following the rice cultivation land use planning and plan;

c) 1.500.000 VND/ha/year for dedicated rice cultivation land in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality.

2. The area of rice cultivation land eligible for support as prescribed in point a, point b clause 1 of this Article shall be determined according to the land-related statistics of provinces and central-affiliated cities announced by the Ministry of Natural Resources and Environment of the year immediately preceding the first year of the budget stability period; but for the funding allocated for 2025, the area of rice cultivation land eligible for support will be determined according to land-related statistics of provinces and central-affiliated cities announced by the Ministry of Natural Resources and Environment in 2023.

3. The area of rice cultivation land eligible for support as prescribed in point c clause 1 of this Article shall be determined by the province-level People’s Committee according to clause 2 Article 5 of this Decree and announcement of the year immediately preceding the first year of the budget stability period.

4. For years during the budget stability period, the support from the central government budget to local government budgets for the policies specified in Clause 1, Article 14 of this Decree shall apply the principle of support from the central government budget to local government budgets for implementing social security policies promulgated by the central government applicable to each period.

5. The Province-level People's Committee is responsible for managing and allocating supporting budget resources for protection of rice cultivation land.

Article 15. Use of support funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Funding sources specified in clause 1 of this Article shall be used for the following activities:

a) Provide support to rice cultivation land users: Use legal rice varieties for production; apply production processes, technical advances, and technologies recognized by competent regulatory agencies; build demonstration models; carry out agricultural extension activities; organize training, coaching, and link production and consumption of products;

b) Renovate and improve the quality of rice cultivation land;

c) Evaluate physical and chemical properties; build agrochemical and soil maps for dedicated rice cultivation land zones periodically every 5 years;

d) Repair and maintain agricultural and rural infrastructure works in communes;

dd) Provide support for purchasing copyright on protected rice varieties.

Article 16. Policies on investment and assistance in infrastructure investment, application of modern science and technology for regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality

1. The State shall invest in development of infrastructure

from the targeted extra funding from central government budget to divisions in accordance with the principles, criteria and limits for allocating public investment capital from the state budget in each medium-term period approved by competent authorities, in which the investment in irrigation and traffic works in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality is given priority; procedures shall comply with the law on public investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The State budget may cover up to 100% of the cost of construction of irrigation and traffic works in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality.

b) Projects are either projects applying certified low-carbon rice production process; projects applying circular economy models; certified organic production projects; value chain-based rice production projects.

c) Projects are either food processing projects; projects to produce biological products, process raw materials and high-tech products from rice and rice by-products meeting legal regulations on high technology.

d) Projects specified in point b shall have an area of at least 500 hectares, projects specified in point c have a total investment of 30 billion VND or more, and a support for purchasing lines, equipment, technology, and technology copyrights is provided from the state budget for a maximum of 40% but no more than 15 billion VND per project.

dd) Capital sources, subjects, support process, order and procedures for support provision shall comply with the Government's regulations on policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas.

e) Capital sources and support procedures for foreign-invested business organizations shall comply with separate provisions of law.

3. Investment support for cooperatives and cooperative alliances

a) Investment projects to develop infrastructure in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality may apply State’s policies according to the Government's guidance elaborating certain articles of the Law on Cooperatives.

b) Cooperatives shall associate with cooperative alliances to execute one of the following projects in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality: Projects applying certified low-carbon rice production process; certified organic production projects; value chain-based rice production projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) A project specified in point b shall have an area of at least 100 hectares; A project specified in point c shall receive a state funding of up to 05 billion VND for infrastructure construction, purchase of equipment, technology and copyrights.dd) Forms of support, levels of support, regulations on support from public investment capital, process for synthesizing support needs, methods of support and post-investment management mechanism shall comply with the provisions of the Law on Cooperatives and guiding documents of the Law on Cooperatives on policies to support investment in developing infrastructure and equipment.

4. Projects specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall receive one-time support from the State. In case a project or project item has received support from the state budget according to this Decree, it will not be entitled to receive support from the state budget according to other legal regulations and vice versa.

Article 17. Capital sources for investment support and establishment, implementation and settlement of funds for implementing policies

1. State budget (including central government budget and local government budget) according to current government budget hierarchy

a) From regular funding sources for policies specified in Clause 2, Article 15 of this Decree.

b) From public investment capital for policies specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 16 of this Decree.

2. Other lawful capital sources in accordance with the provisions of law.

3. The making of estimates, adherence to cost estimates and settlement of funds for implementing the policies in this Decree shall comply with the provisions of the Law on State Budget, the Law on Public Investment and the guiding documents of the Law.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18. Effects

1. This Decree comes into force from the day on which it is signed.

2. The following regulations and Decrees cease to be effective from the effective date of this Decree:

a) The Government’s Decree No. 35/2015/ND-CP dated April 13, 2015 on management and use of rice cultivation land;

b) Decree No. 62/2019/ND-CP dated July 11, 2019 of the Government amending and supplementing certain articles of Decree No. 35/2015/ND-CP dated April 13, 2015 of the Government on management and use of rice cultivation land;

c) Article 13 and Article 14 of Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019 of the Government elaborating certain articles of the Law on Crop Production on crop cultivation and plant varieties.

Article 19. Transitional clauses

1. Support policies for divisions and people engaged in rice production according to the provisions of Clauses 2 and 4, Article 7 of Decree No. 35/2015/ND-CP dated April 13, 2015 of the Government on management and use of rice cultivation land; fund use policies as prescribed in Article 8 of Decree No. 35/2015/ND-CP dated April 13, 2015 of the Government on management and use of rice cultivation land (amended and supplemented by Clause 4 Article 1 of Decree No. 62/2019/ND-CP) will continue to be implemented until December 31, 2024.

2. In case the topsoil use arrangement of a work or project has been sent to a competent regulatory agency for appraisal or has been approved to allow conversion from rice cultivation land to non-agricultural land before the effective date of this Decree, it will continue to comply with the provisions of Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019 of the Government elaborating certain articles of the Law on Crop Production on crop cultivation and plant varieties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20. Implementation

1. Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Inspect and monitor the restructuring of crops and livestock on rice cultivation land according to the provisions of this Decree;

b) Summarize results of evaluation of physical and chemical properties, agrochemical and soil maps of dedicated rice cultivation land zones of provinces nationwide;

c) Guide and inspect the organization of implementation of this Decree.

2. Ministry of Finance:

Balance and allocate regular central government budget to provide support to divisions engaged in rice production according to the provisions of Clauses 1 and 4, Article 14 of this Decree.

3. Ministry of Plan and Investment shall:

Preside over balancing and allocating medium-term public investment capital from targeted extra funding from central government budget for divisions in each medium-term period to provide support to divisions engaged in rice production in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality according to the provisions of this Decree and public investment laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Implement the contents of management and use of rice cultivation land of divisions according to the provisions of this Decree and other relevant legal documents; balance and allocate medium-term public investment capital from the state budget to implement support policies in regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality according to the provisions of this Decree;

b) Organize public announcement and strict management of approved rice cultivation land use planning and plans;

c) Approve regions reserved for rice cultivation with high productivity and high quality in divisions;

d) Organize the development and implementation of Plans for restructuring of crops and livestock on rice cultivation land according to the provisions of this Decree;

dd) Manage and regulate the construction of works directly serving agriculture on rice cultivation land;

e) Direct relevant authorities and district-level People's Committees to evaluate, inspect and examine the implementation of activities under their authority of this Decree;

g) Direct and guide relevant authorities to evaluate and announce: physical and chemical properties; develop agrochemical and soil maps and improve rice cultivation land;

h) Every year before December 20, submit reports on results of restructuring of crops and livestock using the form in Appendix XIV enclosed herewith to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

5. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT OF VIETNAM
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 112/2024/ND-CP dated September 11, 2024 on elaborating on land for rice cultivation
Official number: 112/2024/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Tran Hong Ha
Issued Date: 11/09/2024 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 112/2024/ND-CP dated September 11, 2024 on elaborating on land for rice cultivation

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status