BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2024/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2024

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2015/TT-BKHCN NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2013/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử; Nghị định số 46/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 và Nghị định số 46/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 99/2013/NĐ-CP).

2. Đối tượng áp dụng:

a) Đối tượng quy định tại Điều 1a Nghị định số 99/2013/NĐ-CP có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

b) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định từ Điều 15 đến Điều 21a Nghị định số 99/2013/NĐ-CP;

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Hình thức xử phạt bổ sung

Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo nguyên tắc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính. Biện pháp đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm áp dụng đối với trường hợp toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ này liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là tạm giữ tên miền khi nhận được các tài liệu hợp lệ của chủ thể kiến nghị xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng tên miền được quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, bao gồm:

1. Đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính “tạm giữ tên miền” (bằng văn bản riêng hoặc thể hiện trong đơn kiến nghị xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng tên miền);

2. Văn bản ủy quyền theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP (nếu có);

3. Tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng tên miền theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Thông tư này.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính

1. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm:

a) Tiền;

b) Giấy tờ có giá;

c) Vật, tài sản khác.

2. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền:

a) Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp;

b) Việc xác định số lợi bất hợp pháp là tiền được thực hiện như sau:

Số lợi bất hợp pháp là tiền bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân (x) với đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).

Trong đó:

- Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;

- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ trái pháp luật.

3. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá:

a) Số lợi bất hợp pháp có được là giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính;

b) Giấy tờ có giá quy định tại Khoản 1 Điều này là các loại giấy tờ có giá theo quy định của Bộ luật Dân sự và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định pháp luật liên quan;

c) Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.

4. Xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác:

a) Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là vật, tài sản khác theo quy định của Bộ luật Dân sự;

b) Trường hợp vật, tài sản khác đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa trên cơ sở căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP

1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP được hiểu là việc cung cấp thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ tại thời điểm thực hiện việc chỉ dẫn lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, bao gồm:

a) Gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như: “nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của...” hoặc chỉ dẫn có ý nghĩa tương tự, kể cả việc sử dụng ký hiệu ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam). Trường hợp trên hàng hóa, bao bì hàng hóa sử dụng ký hiệu ® mà trên hàng hóa, bao bì hàng hóa (bao gồm nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu) có chỉ dẫn thông tin trung thực về tình trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì không bị coi là hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP;

b) Gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp; “sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế”; “sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ sáng chế của...” hoặc chỉ dẫn có ý nghĩa tương tự, kể cả việc sử dụng ký hiệu “P” hoặc “Patent” (chỉ dẫn về việc sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo sáng chế được bảo hộ). Trường hợp trên hàng hóa, bao bì hàng hóa sử dụng ký hiệu “P” hoặc “Patent” mà trên hàng hóa, bao bì hàng hóa (bao gồm nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu) có chỉ dẫn thông tin trung thực về tình trạng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam thì không bị coi là hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

2. Các hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP được hiểu như sau:

a) Hành vi nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu được chuyển quyền trên hàng hóa, bao bì hàng hóa là việc nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ chủ thể quyền và sử dụng nhãn hiệu đó trên hàng hóa, bao bì hàng hóa nhưng không được thể hiện dưới hình thức hợp đồng có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ. Văn bản chấp thuận, Thư đồng ý hoặc các văn bản tương tự của chủ thể quyền với nội dung cho phép một bên sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ mà không có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ thì không được coi là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu;

b) Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa cụm từ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người sử dụng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Có hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp giữa các bên nhưng thông tin như tên hoặc số hợp đồng trong nội dung chỉ dẫn không chính xác.

c) Hành vi không ghi chỉ dẫn là hành vi không ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa chỉ dẫn về việc sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.”.

6. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 2 Chương II như sau:

“Mục 2 Hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên mạng Internet

1. Hành vi bị xem xét xảy ra trên mạng Internet khi có đủ các yếu tố quy định tại Khoản 4 Điều 72 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2023/NĐ-CP) cũng bị coi là hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

2. Chủ thể đăng ký tên miền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên miền mà biết hoặc có căn cứ để biết tổ chức, cá nhân đó sử dụng tên miền để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này cũng bị coi là thực hiện hành vi vi phạm và bị xem xét xử phạt theo quy định tương ứng tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.”.

8. Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm d khoản 3 Điều 13 như sau:

“c) Khi nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm đối với nhân hiệu nổi tiếng, chủ thể quyền phải cung cấp các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó đã nổi tiếng tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ, không phụ thuộc vào việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ tại việt Nam hay chưa;

d) Trước khi quyết định tiến hành thủ tục xử lý xâm phạm, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc căn cứ vào quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ để xem xét, đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng tại Việt Nam hay không.

Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận dẫn đến quyết định xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng đó theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ hoặc dẫn đến quyết định không bảo hộ nhãn hiệu khác theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, thì Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc có thể trao đổi ý kiến chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp và/hoặc lấy ý kiến chuyên gia để xem xét giải quyết vụ việc.”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

“Điều 18. Hành vi nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Hành vi nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp (nhập khẩu song song) không bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và không bị xử phạt vi phạm hành chính.”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 như sau:

“2. Hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP:

a) Chủ thể có quyền kiến nghị xử lý hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP là tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi vi phạm này gây ra. Trong đó, tên miền quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP là tên miền thuộc quyền quản lý của Việt Nam (trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về viễn thông);

b) Hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiếm hữu, sử dụng tên miền có dãy ký tự trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng để giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn để lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý nhằm thu lợi bất chính;

- Chiếm hữu, sử dụng tên miền có dãy ký tự trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

(i) Có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân chiếm giữ, sử dụng tên miền nhằm bán lại, chuyển giao quyền đăng ký, sử dụng tên miền cho chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý để thu lợi. Đồng thời, có căn cứ cho rằng, tại thời điểm đăng ký tên miền, tổ chức, cá nhân này biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đó đã được bảo hộ tại Việt Nam;

(ii) Trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới đăng tải các thông tin làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của chính nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.

c) Kiến nghị xử lý hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP phải được gửi kèm các thông tin, tài liệu sau:

- Đối với hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng để lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính:

Thông tin, tài liệu chứng minh nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại được bảo hộ tại Việt Nam và nhãn hiệu, tên thương mại được sử dụng rộng rãi hoặc được người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực liên quan biết đến uy tín, danh tiếng hoặc chứng minh nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ (ví dụ: thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng; hoạt động công ích, từ thiện hoặc thông tin khác thể hiện nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc chứng minh nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng); và

Thông tin, tài liệu chứng minh bên bị kiến nghị xử lý đã sử dụng tên miền trên mạng Internet để giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn để lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam nhằm thu lợi bất chính (ví dụ: thông tin giới thiệu, chỉ dẫn hoặc thông tin khác khiến người tiêu dùng Việt Nam hiểu là đại lý, chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện tại Việt Nam);

- Đối với hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu:

Thông tin, tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân chiếm giữ, sử dụng tên miền nhằm bán lại, chuyển giao quyền đăng ký, sử dụng tên miền cho chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý để thu lợi và thông tin thể hiện tại thời điểm đăng ký tên miền, tổ chức, cá nhân này biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam; hoặc thông tin thể hiện trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền dẫn tới đăng tải các thông tin làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam;

- Thông tin, tài liệu chứng minh bên bị kiến nghị xử lý không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ tại Việt Nam; thông tin chứng minh bên bị kiến nghị xử lý đã là thành viên, đối tác, đại lý với chủ thể quyền (nếu có).”.

11. Sửa đổi, bổ sung tên Chương III như sau:

“Chương III THỦ TỤC XỬ PHẠT HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Ủy quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Văn bản ủy quyền khi được nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 99/2013/NĐ-CP và hướng dẫn sau:

1. Trường hợp văn bản ủy quyền gốc bao gồm nội dung ủy quyền thực hiện thủ tục bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã nộp cho cùng cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thì chủ thể quyền nộp bản sao và chỉ dẫn đến bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp trước đó.

2. Trường hợp văn bản ủy quyền gốc bao gồm nội dung ủy quyền thực hiện thủ tục bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thì chủ thể quyền nộp bản sao có xác nhận của cơ quan đang lưu giữ bản gốc văn bản ủy quyền.”.

13. Sửa đổi, bổ sung tên và một số khoản của Điều 23 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 23. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và 3 như sau:

“2. Đối với tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý xâm phạm:

a) Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc. Đối với trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng bản điện tử thì chủ thể quyền nộp bản sao y, sao lục, trích sao theo quy định của pháp luật;

b) Tài liệu chứng minh chủ sở hữu tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng trước và hợp pháp tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại các điều 76, 77 và 78 Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Tài liệu chứng minh chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nắm giữ hợp pháp và đã tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin được coi là bí mật kinh doanh theo quy định tại các điều 84 và 85 Luật Sở hữu trí tuệ;

d) Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, giấy phép sử dụng chỉ dẫn địa lý không có nội dung thoả thuận hoặc quy định hạn chế quyền yêu cầu xử lý xâm phạm của người được chuyển quyền sử dụng thì người đó được phép thực hiện thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, với điều kiện chủ sở hữu quyền không có văn bản phản đối việc thực hiện thủ tục đó.

3. Đối với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn:

Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác) cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang (nếu có).

Quy định này cũng được áp dụng tương ứng đối với tài liệu do bên bị yêu cầu xử lý xâm phạm cung cấp.”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Xem xét, xử lý Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan giải quyết đơn có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc yêu cầu người yêu cầu xử lý xâm phạm, cung cấp tài liệu, chứng cứ, ý kiến giải trình hoặc làm rõ các tình tiết của vụ việc trong thời hạn xác định; yêu cầu chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu, mẫu vật để nhận biết dấu hiệu vi phạm, xác định hàng thật, hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nguồn cung cấp hoặc nơi tiêu thụ hàng hóa hợp pháp, căn cứ xác định hàng hóa sản xuất ngoài phạm vi được cấp phép quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc hàng nhập khẩu không phải là hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

2. Các bên có thể cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc ý kiến chuyên môn bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định xử lý vụ việc vi phạm có liên quan hoặc tương tự của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu, lập luận, giải trình của mình và làm rõ các tình tiết của vụ việc.

Trường hợp văn bản giải trình của các bên chưa làm rõ được các tình tiết của vụ việc và theo đề nghị của một hoặc các bên thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tổ chức làm việc trực tiếp với các bên. Biên bản làm việc ghi nhận ý kiến của các bên được coi là một căn cứ để giải quyết vụ việc.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc có thể tự mình tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và xác định hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trường hợp cần thiết có thể đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ xâm phạm, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp ý kiến chuyên môn hoặc yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ và xác định yếu tố xâm phạm.

4. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể dựa trên văn bản cam kết xác nhận hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, văn bản ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định để xác định hành vi xâm phạm nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với kết luận xâm phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình.”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

“Điều 28. Từ chối, dừng xử lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Từ chối thụ lý đơn được áp dụng đối với đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp tại cơ quan có thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện thụ lý thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

Thông báo từ chối xử lý xâm phạm được thực hiện theo quy định về tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu xử lý xâm phạm tại Điều 25 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

2. Trường hợp cùng một vụ việc yêu cầu xử lý xâm phạm quyền được nộp cho nhiều cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan nào thụ lý đầu tiên sẽ có thẩm quyền giải quyết. Chủ thể quyền có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền khác về việc đơn đã được thụ lý giải quyết.

a) Trước khi thụ lý vụ việc, nếu cơ quan tiếp nhận đơn biết được thông tin cơ quan có thẩm quyền khác hoặc Toà án đã thụ lý vụ việc đó thì cơ quan tiếp nhận đơn ra thông báo từ chối thụ lý đơn.

b) Sau khi thụ lý vụ việc nhưng chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, nếu cơ quan thụ lý đơn biết được thông tin cơ quan có thẩm quyền khác đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính hoặc Toà án đang thụ lý vụ việc thì cơ quan thụ lý đơn ra thông báo từ chối tiến hành thủ tục xử lý vi phạm.

c) Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra nếu cơ quan xử lý vi phạm biết được thông tin cơ quan khác đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu cơ quan có liên quan phối hợp xử lý và thống nhất để một cơ quan tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan khác đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính nhưng tại thời điểm thanh tra, kiểm tra vẫn phát hiện tổ chức, cá nhân đang thực hiện hành vi xâm phạm đó thì cơ quan xử lý vi phạm tiến hành xử lý vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng.

3. Dừng xử lý đơn được áp dụng đối với đơn yêu cầu xử lý xâm phạm đã được thụ lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

a) Cơ quan có thẩm quyền xem xét dừng xử lý vi phạm khi có phát sinh khiếu nại, tranh chấp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khi có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp về việc thụ lý hoặc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, khiếu nại về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

- Khi có văn bản thụ lý của tòa án về vụ việc xâm phạm, khiếu nại, tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

- Khi có căn cứ xác định vụ việc mà nội dung liên quan đến tư cách chủ thể quyền hoặc tranh chấp hợp đồng giữa các bên về quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

b) Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét dừng xử lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm có văn bản rút yêu cầu xử lý xâm phạm hoặc đề nghị dừng xử lý vụ việc theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

3. Thông báo về việc dừng giải quyết vụ việc phải nêu rõ căn cứ, lý do và được gửi cho các bên liên quan và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ cụm từ, điểm, khoản, điều quy định tại Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1. Thay thế một số cụm từ như sau:

a) Thay thế cụm từ “Hành vi “đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp” quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là một trong các hành vi sau đây:” bằng cụm từ “Hành vi đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là một trong các hành vi sau đây:” tại đoạn mở đầu của khoản 1 Điều 8;

b) Thay thế cụm từ “trưng cầu giám định” bằng cụm từ “yêu cầu giám định” tại điểm a khoản 1 Điều 9;

c) Thay thế cụm từ “các điều 5 và 8 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:” bằng cụm từ “các điều 72 và 74 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP và hướng dẫn sau:” tại đoạn mở đầu của Điều 11;

d) Thay thế cụm từ “các điều 5 và 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:” bằng cụm từ “các điều 72 và 76 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP và hướng dẫn sau:” tại đoạn mở đầu của Điều 12;

đ) Thay thế cụm từ “sản phẩm/phần sản phẩm” bằng cụm từ “sản phẩm/bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp” tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 12;

e) Thay thế cụm từ “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp” bằng cụm từ “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế hoặc bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp” tại khoản 4 Điều 12;

g) Thay thế cụm từ “các điều 5 và 11 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:” bằng cụm từ “các điều 72 và 77 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP và hướng dẫn sau:” tại đoạn mở đầu của Điều 13;

h) Thay thế cụm từ “Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ bao gồm:” bằng cụm từ “Việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ tuân theo các căn cứ sau:” tại đoạn mở đầu của khoản 1 Điều 13;

i) Thay thế cụm từ “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới” bằng cụm từ “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp” tại khoản 2 Điều 13;

k) Thay thế cụm từ “các điều 5 và 13 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi sửa đổi và một số hướng dẫn sau:” bằng cụm từ “các điều 72 và 79 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP và hướng dẫn sau:” tại đoạn mở đầu của Điều 14;

l) Thay thế cụm từ “các điều 5 và 12 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:” bằng cụm từ “các điều 72 và 78 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP và hướng dẫn sau:” tại đoạn mở đầu của Điều 15;

m) Thay thế cụm từ “yêu cầu xử lý” bằng cụm từ “kiến nghị xử lý” tại điểm a khoản 1 Điều 19;

n) Thay thế cụm từ “doanh nghiệp” bằng cụm từ “chủ thể kinh doanh” tại điểm b khoản 1 Điều 19;

o) Thay thế cụm từ “của Luật Sở hữu trí tuệ” bằng cụm từ “Luật Sở hữu trí tuệ” tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 19;

p) Thay thế cụm từ “trang thông tin điện tử” bằng cụm từ “trang thông tin điện tử, gian hàng trên sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội” tại Điều 21;

q) Thay thế cụm từ “đơn yêu cầu xử lý vi phạm” bằng cụm từ “đơn yêu cầu xử lý xâm phạm” tại khoản 4 Điều 23;

r) Thay thế cụm từ “đơn yêu cầu xử lý” bằng cụm từ “đơn yêu cầu xử lý xâm phạm” tại khoản 5 Điều 23;

2. Bãi bỏ Điều 2; Điều 5; khoản 2 Điều 8; các khoản 3, 4 Điều 14; điểm c khoản 2 Điều 15; Điều 17; khoản 1 Điều 23; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 29 và Điều 30.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, giải quyết.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2024.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu thực hiện tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc dẫn chiếu thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
- Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Các Sở KH&CN;
- Lưu: VT, PC. TTra (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

 

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 06/2024/TT-BKHCN

Hanoi, September 30, 2024

 

CIRCULAR

ON AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 11/2015/TT-BKHCN DATED JUNE 26, 2015 OF THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ON ELABORATION OF AND GUIDELINES FOR DECREE NO. 99/2013/ND-CP DATED AUGUST 29, 2013 OF THE GOVERNMENT ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF INDUSTRIAL PROPERTY

Pursuant to the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005; Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 19, 2009; Law on amendments to the Law on Insurance Business, Law on Intellectual Property dated June 14, 2019; Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 16, 2022;

Pursuant to the Law on Penalties for Administrative Violations dated June 20, 2012; Law on amendments to the Law on Penalties for Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to Decree No. 28/2023/ND-CP dated June 2, 2023 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

Pursuant to Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 of the Government on elaboration of and measures for implementation of the Law on Penalties for Administrative Violations;

Pursuant to Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government on penalties for administrative violations in the field of industrial property; Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government on amendments to the Decrees on penalties for violations in the field of industrial property; standards, measurement and quality of products and goods; scientific and technological activities, technology transfer, atomic energy; Decree No. 46/2024/ND-CP dated May 4, 2024 of the Government on amendments to Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 on administrative penalties for violations in the field of industrial property, which has been amended by Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government;

Pursuant to Decree No. 65/2023/ND-CP dated August 23, 2023 of the Government on elaboration of and measures for implementation of the Law on Intellectual Property on industrial property, protection of intellectual property rights, rights to plant varieties and state management of intellectual property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Science and Technology issues a Circular on amendments to Circular No. 11/2015/TT-BKHCN dated June 26, 2015 of the Minister of Science and Technology on elaboration of and guidelines for Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government on administrative penalties for violations in the field of industrial property.

Article 1. Amendments to Circular No. 11/2015/TT-BKHCN dated June 26, 2015 of the Minister of Science and Technology on elaboration of and guidelines for Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government on administrative penalties in the field of industrial property

1. Amendments to Article 1 as follows:

“Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope:

This Circular elaborates and guides Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government on administrative penalties in the field of industrial property, amended by Decree No. 126/2021/ND-CP dated August 30, 2021 of the Government and Decree No. 46/2024/ND-CP dated May 4, 2024 of the Government (hereinafter referred to as Decree No. 99/2013/ND-CP).

2. Regulated entities:

a) Entities stipulated in Article 1a of Decree No. 99/2013/ND-CP that commit administrative violations in the field of industrial property;

b) Persons authorized to impose administrative penalties and record administrative violations in the field of industrial property as provided in Articles 15 to 21a of Decree No. 99/2013/ND-CP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Amendments to Article 3 as follows:

“Article 3. Supplementary penalties

When applying the supplementary penalty stipulated in Point c, Clause 2, Article 3 of Decree No. 99/2013/ND-CP, the authorized administrative sanctioning officer shall apply the measure of suspending part or all of the production, business, or service activities of the violating organization or individual. This suspension applies specifically to production, business, or service activities directly related to the administrative violation being sanctioned. A full suspension of production, business, or service activities for the violating organization or individual shall be applied when the entirety of these activities is directly related to the administrative violation being sanctioned.”.

3. Amendments to Article 4 as follows:

“Article 4. Application of preventive measures and assurance of enforcement of administrative penalties

The authorized administrative sanctioning officer shall consider applying preventive measures to ensure enforcement of administrative penalties temporarily holding a domain name upon receiving valid documentation from the entity requesting action against unfair competition related to the possession or use of a domain name, as stipulated in Point a, Clause 16, Article 14 of Decree No. 99/2013/ND-CP, including:

1. A request for the application of the preventive measure "temporary hold of domain name" (submitted as a separate document or as part of the petition regarding unfair competition related to domain name possession or use);

2. A power of attorney as stipulated in Article 23 of Decree No. 99/2013/ND-CP (if applicable);

3. Documentation and evidence proving the act of unfair competition related to domain name possession or use, as specified in Point c, Clause 2, Article 19 of this Circular.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



“Article 6. Determination of illegal gains obtained from administrative violations

1. Illegal gains obtained from administrative violations are the benefits acquired by an organization or individual as a result of committing such violations, including:

a) Money;

b) Valuable papers;

c) Other goods or assets.

2. Determining illegal gains in monetary form:

a) Illegal gains in monetary form represent the total amount of money an organization or individual acquired from the administrative violation. This is calculated as the revenue obtained from the transfer, sale, or provision of goods or services in violation, after deducting the direct costs constituting these goods or services, based on documentation and proof verifying the legality and validity of these costs provided by the violating organization or individual;

b) The illegal gains in monetary form are determined as follows:

Illegal gains in monetary form = Quantity of goods or volume of services transferred or sold x Unit price of goods or services - Direct costs of producing goods or services, if the violating organization or individual has sufficient records and documentation to prove the legality and validity of these costs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The quantity of goods or volume of services transferred or sold is based on the declaration of the violating organization or individual, verified by the authorized administrative sanctioning officer;

- The unit price of goods or services is based on the records and documentation of the violating organization or individual. If no records or documentation are available, the unit price is determined according to the market price of similar goods or services at the time the violation is detected;

If the quantity, volume, or unit price cannot be determined, then the illegal gain is considered the total amount of money the organization or individual received from the unlawful transfer, sale, or provision of goods or services.

3. Determining illegal gains as valuable papers:

a) Illegal gains as valuable papers refer to all valuable papers obtained by the organization or individual from administrative violations;

b) Valuable papers specified in Clause 1 of this Article include types of valuable papers as defined by the Civil Code and other valuable papers according to relevant legal regulations;

c) If the valuable papers have been transferred, the illegal gains are determined by the actual amount received at the time of transfer.

In cases where the valuable papers have been disposed of or destroyed, the illegal gains are calculated based on the book value from the issuing organization at the time of disposal or destruction.

4. Determining illegal gains as other objects or assets:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) If the objects or assets have been transferred, sold, or destroyed, the illegal gains are determined by either the market value of similar assets or the book value of the asset (if no market value is available), or by the monetary value listed on the export or import declaration (in the case of exported or imported goods) of the violating organization or individual, after deducting the direct costs of producing the goods, based on legal and valid documentation supporting these costs.”.

5. Amendments to Article 7 as follows:

“Article 7. Violations of regulations on industrial property protection indications and licensing of industrial property rights as specified in Article 6 of Decree No. 99/2013/ND-CP

1. Wrongful indications of legal status, as specified in Point b, Clause 1, Article 6 of Decree No. 99/2013/ND-CP, refer to the act of providing misleading information that implies the subject is protected by industrial property laws in Vietnam when it is not, or has not been, protected. This includes cases where the subject has filed for registration but has not yet been granted a protection title, or where the protection title has been canceled, terminated, or expired at the time the indication is made on goods, packaging, or business means, including:

a) Affixing indications on goods, packaging, or business means that create a false impression that the goods or services bearing the trademark that is protected by industrial property laws, such as  “trademark exclusively certified,” “protected trademark,” “exclusive trademark of...,”  or similar indications, including the use of the ® symbol (indicating trademark protection in Vietnam).  If the ® symbol is used on goods or packaging and there is accurate information on the protection status of the trademark in Vietnam (including supplementary labels on imported goods), it is not considered a violation as per Point b, Clause 1, Article 6 of Decree No. 99/2013/ND-CP.

b) Affixing indications on goods, packaging, or business means that mislead about the protection of industrial property rights for patents or industrial designs, such as  “product exclusively protected for industrial design”; product exclusively protected for patent”; or “product manufactured under the patented process of...,”  or similar indications, including the use of “P” or “Patent” symbols (indicating that the product is manufactured under a protected patent).  If the “P” or “Patent” symbol is used on goods or packaging, and there is truthful information about the patent’s protection status in Vietnam (including supplementary labels on imported goods), it is not considered a violation as per Point b, Clause 1, Article 6 of Decree No. 99/2013/ND-CP.

2. The acts specified in Point c, Clause 1, Article 6 of Decree No. 99/2013/ND-CP are understood as follows:

a) The act of receiving a trademark license without executing a written contract in cases where the licensed trademark is used on goods or packaging refers to obtaining the right to use the trademark from the rights holder and applying it to goods or packaging, but failing to formalize it through a contract that includes all the contents required by Clause 1, Article 144 of the Intellectual Property Law. Consent letters, Approval letters, or similar documents from the rights holder that permit the use of a protected trademark without including all the details required in Clause 1, Article 144 of the Intellectual Property Law are not recognized as valid trademark licensing agreements;

b) Wrongful indication involves marking goods or packaging with phrases like “manufactured under a license agreement for industrial property of…” or similar expressions in Vietnamese or foreign languages in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- There is an agreement for using the industrial property subject between parties, but the indication contains incorrect information, such as the name or contract number.

c) Omission of indication involves failing to mark goods or packaging with information indicating that the product or goods were manufactured under a license agreement for the industrial property subject.”.

6. Amendments to the title of Section 2 Chapter II as follows:

“Section 2. Infringement and unfair competition in the field of industrial property

7. Amendments to Article 10 as follows:

“Article 10. Violations in the field of industrial property on the Internet

1. The Internet-based act under review is considered a violation in the field of industrial property if it meets the criteria specified in Clause 4, Article 72 of Decree No. 65/2023/ND-CP dated August 23, 2023, which details provisions and enforcement measures for the Law on Intellectual Property concerning industrial property, protection of industrial property rights, plant variety rights, and state management of intellectual property (hereinafter referred to as Decree No. 65/2023/ND-CP).  Such acts are subject to administrative penalties under Decree No. 99/2013/ND-CP.

2. A domain name registrant who allows another organization or individual to use the domain name, knowing or having reason to know that it will be used to commit acts violating Clause 1 of this Article, is also considered to have engaged in a violation and may be subject to penalties in accordance with the applicable provisions of Decree No. 99/2013/ND-CP.”.

8. Amendments to Points c and d, Clause 3, Article 13 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Before initiating infringement resolution procedures, the competent authority for case resolution shall assess and evaluate whether a trademark qualifies as well-known in Vietnam based on Article 75 of the Law on Intellectual Property.

In cases where a trademark is recognized as well-known in Vietnam through civil proceedings, or if the recognition of a well-known trademark leads to an infringement resolution decision under point d, Clause 1, Article 129 of the Law on Intellectual Property or results in a decision not to protect another trademark under point i, Clause 2, Article 74 of the Law on Intellectual Property, the competent authority for case resolution may consult with the industrial property right authority and/or seek expert opinions to resolve the matter.”.

9. Amendments to Article 18 as follows:

“Article 18. Acts of importing goods that infringe industrial property rights

1. Acts of importing goods that infringe industrial property rights are subject to administrative penalties under Decree 99/2013/ND-CP, except as specified in Clause 2 of this Article.

2. Importation by organizations or individuals of products that were originally released into the domestic or foreign market by the legitimate owner, an authorized licensee (including those under compulsory licensing), or prior users of the industrial property subject, even without the consent of the industrial property rights holder (parallel importation), shall not be considered an infringement of industrial property rights and shall not be subject to administrative penalties.”.

10. Amendments to clause 2, Article 19 as follows:

“2. The act of domain name possession and usage as specified in point a, Clause 16, Article 14 of Decree 99/2013/ND-CP:

a) Entities eligible to request handling of the domain name possession and usage act as outlined in point a, Clause 16, Article 14 of Decree 99/2013/ND-CP are organizations or individuals who have been or are likely to be harmed by this violation.  The domain names specified in point a, Clause 16, Article 14 of Decree 99/2013/ND-CP refer to domain names under Vietnam's management (excluding domain names allocated through public auctions under telecommunications law);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Possession or use of a domain name containing character strings identical or confusingly similar to a protect trademark, trade name of another party, or geographical indication which the user has no right to use, to introduce, offer, or sell identical, similar, or related products or services on a website linked to that domain name, creating confusion to exploit the reputation or fame of the trademark, trade name, or geographical indication for unlawful gain;

- Possession or use of a domain name containing character strings identical or confusingly similar to a protected trademark, trade name of another party, or geographical indication which the user has no right to use, with malicious intent when meeting one of the following conditions:

(i) There is evidence that the organization or individual holding or using the domain name intends to sell or transfer the domain name registration rights to the trademark, trade name owner, or the organization entitled to manage the geographical indication for profit.  Additionally, there is a basis to believe that, at the time of registering the domain name, the organization or individual knew or should have known that the trademark, trade name, or geographical indication was protected in Vietnam;

(ii) The website linked to the domain name publishes information that damages the reputation or fame of the trademark, trade name, or geographical indication protected in Vietnam.

c) Requests for handling acts of domain name possession and usage specified in point a, Clause 16, Article 14 of Decree 99/2013/ND-CP must be accompanied by the following information and documents:

- For acts of domain name possession or usage that are identical or confusingly similar to another’s protected trademark, trade name, or geographical indication without the right to use them, for the purpose of exploiting the reputation or fame of the corresponding trademark, trade name, or geographical indication for unlawful gain:

Information and documentation proving that the trademark, geographical indication, or trade name is protected in Vietnam and that the trademark or trade name is widely used or recognized by Vietnamese consumers in the relevant field for its reputation or fame, or proving that the trademark is considered a well-known mark under Article 75 of the Intellectual Property Law (e.g.,  advertising, marketing, and exhibition information; sales revenue; quantity of products sold; distribution network, joint ventures, partnerships; investment scale; evaluations by government agencies, associations, professional organizations, media coverage, consumer choice; public service, charitable activities, or other information showing the extensive use of the trademark, geographical indication, or trade name in Vietnam, or proving the trademark as a well-known mark); and

Information and documentation proving that the party being petitioned for handling has used the domain name on the Internet to introduce, offer, or sell identical, similar, or related goods or services on the website linked to that domain name; causing confusion to exploit the reputation or fame of the trademark, trade name, or geographical indication protected in Vietnam for unlawful gain (e.g., information that suggests to Vietnamese consumers that the entity is an agent, branch, partner, or representative office in Vietnam);

- For acts of domain name possession or usage that are identical or confusingly similar to another's protected trademark, trade name, or geographical indication without authorized use, and done with malicious intent:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Information and documentation proving that the party being petitioned has no legal rights or legitimate interests in the protected trademark, geographical indication, or trade name in Vietnam; information proving that the party being petitioned was previously a member, partner, or agent with the rights holder (if applicable).”.

11. Amendments to the title of Chapter III as follows:

“Chapter III PROCEDURES FOR PENALTIES FOR INFRINGEMENTS OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS”

12. Amendments to Article 22 as follows:

“Article 22. Authorization for requesting the penalties for industrial property rights infringements

Authorization document submitted with the infringement complaint must comply with the conditions specified in Article 23 of Decree 99/2013/ND-CP and the following guidelines:

1. If the original authorization document, which includes authorization for industrial property rights protection procedures, has already been submitted to the same competent authority addressing the infringement, the rights holder may submit a copy and reference the original authorization document previously filed.

2. If the original authorization document, including authorization for industrial property rights protection procedures, was submitted to an industrial property right authority or another competent authority, the rights holder must submit a certified copy from the agency that retains the original authorization document.”.

13. Amendments to the title and certain clauses of Article 23 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



“Article 23. Infringement complaint  in administrative penalties”

b) Amendments to clauses 2 and 3 as follows:

“2. For documentation proving the right to request to address infringement:

a) Copies of certificates, protection titles, permits, and other documents are considered valid if the rights holder presents the original for verification, a certified copy from a competent authority, or a copy authenticated by the issuing agency. For protection titles issued electronically, the rights holder must submit an authenticated copy or certified extract as required by law;

b) Documentation proving the ownership of a trade name includes materials and evidence showing prior and lawful use of the trade name in the business field and geographical area that meet the protection requirements under Articles 76, 77, and 78 of the Intellectual Property Law;

c) Documentation proving the ownership of trade secrets includes materials proving that the organization or individual lawfully possesses and has implemented security measures for the information regarded as a trade secret under Articles 84 and 85 of the Intellectual Property Law;

d) If a license agreement for the use of an industrial property subject, collective trademark regulation, or a geographical indication permit does not contain any provisions limiting the licensee’s right to request to address infringement, the licensee may initiate infringement addressing procedures under Decree 99/2013/ND-CP, provided that the rights holder has not issued any objection to such actions.

3. For supporting documents and evidence attached to the request:

A written explanation by the rights holder (regarding revenue, reputation, advertising, evidence of extensive use, copies of certificates, protection titles in other countries) submitted to the competent authority for case resolution is considered valid if it includes a commitment to legal accountability for the content and information, along with the signature and stamp (if applicable) of the rights holder or their legal representative.  If the explanation consists of multiple pages, the rights holder must initial each page or affix a contiguous seal across pages (if applicable).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. Amendments to Article 24 as follows:

“Article 24. Review and handling of infringement complaint in administrative penalties

In cases where the documents and evidence provided by the applicant are incomplete, the reviewing authority may request the involved parties to supply additional information, evidence, and explanations as stipulated in Points b and c, Clause 3, Article 25 of Decree 99/2013/ND-CP.

1. The competent authority for case resolution may ask the complainant to submit supplementary documents, evidence, explanations, or clarifications within a specified period. The authority may also require the intellectual property rights holder to provide information, documents, and samples to identify infringement markers, determine authentic versus counterfeit goods, infringing products, legal supply sources, legitimate distribution channels, and evidence of goods manufactured outside the licensed scope of intellectual property rights or goods that are not considered genuine imports as specified in Clause 2, Article 18 of this Circular.

2. The parties may provide the competent authority with expert opinions in writing from the intellectual property authority, industrial property assessment conclusions, relevant dispute resolution decisions, infringement addressing decisions from competent authorities, and other documents and evidence to substantiate their claims, arguments, and explanations, thus clarifying the details of the case.

When the written explanations of the parties fail to clarify all details of the case, and upon request of one or more parties, the competent authority may arrange a direct meeting with the parties. The minutes of this meeting, which document the opinions of each party, are considered a basis for resolving the case.

3. The competent authority for case resolution may independently conduct inspections, investigations, evidence collection, and determinations of the intellectual property protection scope and infringement acts per intellectual property law. If necessary, the authority may request relevant agencies to carry out investigations, gather evidence of infringement, seek expert opinions from the intellectual property authority, or request industrial property assessment to determine the scope of protection and identify infringing elements.

4. The official authorized to address infringements may rely on the rights holder's written certification declaring counterfeit trademark or geographical indication goods, official opinions from the intellectual property right authority, and assessment conclusions to determine infringement. However, the official bears legal responsibility for the infringement determination and their administrative penalty decision.”.

15. Amendments to Article 28 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Refusal to accept infringement complaints applies to those submitted to the competent authority but not meeting the conditions for acceptance, as specified in Clause 1, Article 28 of Decree No. 99/2013/ND-CP.

Notification of refusal to address infringement must follow the provisions on receiving and reviewing infringement complaints outlined in Article 25 of Decree No. 99/2013/ND-CP.

2. If the same infringement case is submitted to multiple competent authorities, the first authority to accept the request has jurisdiction. The rights holder must notify other competent authorities that the request has been accepted and is under resolution.

a) Before accepting the case, if the receiving authority is informed that another competent authority or court has already accepted the case, it will issue a notice of refusal to accept the request.

b) If the case has been accepted but no investigation or administrative action has begun, and the authority learns that another competent authority has initiated such actions or that the court has taken the case, it will issue a notice refusing to proceed with handling the violation.

c) After investigation or inspection, if the enforcement authority discovers that another authority has also conducted an investigation, it will coordinate with the relevant authorities to determine which one will proceed with administrative penalty procedures.  If another authority has already imposed administrative penalties but the infringement is still ongoing, the enforcement authority will apply sanctions with aggravating circumstances.

3. Discontinuation applies to complaints already accepted but falling under any conditions specified in Clause 2, Article 28 of Decree No. 99/2013/ND-CP.

a) The competent authority may discontinue processing when complaints or disputes arise, as outlined in Point a, Clause 2, Article 28 of Decree No. 99/2013/ND-CP, in any of the following cases:

- A written notice from the industrial property authority states it is processing or reviewing a request to cancel or terminate protection titles or a complaint about the scope of protection related to the subject in the infringement complaint;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- There is evidence of disputes involving the rights holder’s status or contractual disputes over the use of the industrial property subject.

b) The authority or authorized individual may consider discontinuing the processing of an infringement complaint if the complainant submits a written request to withdraw or suspend the handling of the case, in accordance with Point c, Clause 2, Article 28 of Decree No. 99/2013/ND-CP.

3. The notice must clearly state the grounds and reasons for discontinuation and be sent to all parties involved and the authority responsible for dispute or complaint resolution.”.

Article 2. Replacement and removal of terms, clauses, and articles specified in Circular No. 11/2015/TT-BKHCN dated June 26, 2015, of the Minister of Science and Technology on elaboration of and guidelines for certain provisions of Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013, on administrative penalties in the field of industrial property

1. Replacement of certain terms as follows:

a) Replace the term “Acting simultaneously as a representative for disputing parties regarding industrial property rights” as specified in Point a, Clause 2, Article 7 of Decree No. 99/2013/ND-CP which is understood as one of the following acts:” with “Acting simultaneously as a representative for disputing parties regarding industrial property rights as specified in Point a, Clause 2, Article 7 of Decree No. 99/2013/ND-CP which is understood as one of the following acts:” in the opening paragraph of Clause 1, Article 8;

b) Replace the term “expertise solicitation” with “expertise request” at Point a, Clause 1, Article 9;

c) Replace “Articles 5 and 8 of the amended Decree No. 105/2006/ND-CP and the following guidelines:” with “Articles 72 and 74 of Decree No. 65/2023/ND-CP and the following guidelines:” in the opening paragraph of Article 11;

d) Replace “Articles 5 and 10 of the amended Decree No. 105/2006/ND-CP and the following guidelines:” with “Articles 72 and 76 of Decree No. 65/2023/ND-CP and the following guidelines:” in the opening paragraph of Article 12;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Replace the phrase “Industrial Design Patent” with “Industrial Design Patent, decision to grant protection for an internationally registered industrial design, or extract from the national registry of industrial property” in Clause 4, Article 12;

g) Replace “Articles 5 and 11 of the amended Decree No. 105/2006/ND-CP and the following guidelines:” with “Articles 72 and 77 of Decree No. 65/2023/ND-CP and the following guidelines:” in the opening paragraph of Article 13;

h) Replace “Criteria for assessing the likelihood of confusion between a sign and a protected trademark include:”  with “Assessment of the likelihood of confusion between a sign and a protected trademark follows these criteria:” in the opening paragraph of Clause 1, Article 13;

i) Replace “Trademark Registration Certificate or Certificate of International Registration of a trademark protected in Vietnam or the WIPO Gazette of International Marks” with “Trademark Registration Certificate or Confirmation of International Registration of a trademark protected in Vietnam or an extract from the national register of industrial property” in Clause 2, Article 13;

k) Replace “Articles 5 and 13 of the amended Decree No. 105/2006/ND-CP and the following guidelines:”  with “Articles 72 and 79 of Decree No. 65/2023/ND-CP and the following guidelines:” in the opening paragraph of Article 14;

l) Replace “Articles 5 and 12 of the amended Decree No. 105/2006/ND-CP and the following guidelines:”  with “Articles 72 and 78 of Decree No. 65/2023/ND-CP and the following guidelines:” in the opening paragraph of Article 15;

m) Replace “request for handling” with “petition for handling” at Point a, Clause 1, Article 19;

n) Replace “enterprise” with “business entity” at Point b, Clause 1, Article 19;

o) Replace “of the Intellectual Property Law” with “Intellectual Property Law” at Points a and b, Clause 1, Article 19;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



q) Replace “violation complaint” with “infringement complaint” in Clause 4, Article 23;

r) Replace “complaint” with “infringement complaint” in Clause 5, Article 23.

2. Remove Article 2; Article 5; Clause 2, Article 8; Clauses 3 and 4, Article 14; Point c, Clause 2, Article 15; Article 17; Clause 1, Article 23; Articles 25, 26, 27, 29, and 30.

Article 3. Responsibility for implementation

1. Heads of units under the Ministry, heads of relevant agencies and organizations, and individuals concerned are responsible for implementing this Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Science and Technology for consideration.

Article 4. Implementation clauses

1. This Circular comes into force as of November 15, 2024.

2. If the referenced legal documents are amended, supplemented, or replaced, the references shall be implemented according to the new regulations./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Xuan Dinh

 

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 06/2024/TT-BKHCN dated September 30, 2024 on amendments to Circular No. 11/2015/TT-BKHCN on elaboration of and guidelines for Decree No. 99/2013/ND-CP on administrative violations in the field of industrial property
Official number: 06/2024/TT-BKHCN Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Science and Technology Signer: Le Xuan Dinh
Issued Date: 30/09/2024 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 06/2024/TT-BKHCN dated September 30, 2024 on amendments to Circular No. 11/2015/TT-BKHCN on elaboration of and guidelines for Decree No. 99/2013/ND-CP on administrative violations in the field of industrial property

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status