Năm 2025, tự ý lắp thêm đèn trợ sáng bi cầu cho xe máy bị phạt bao nhiêu? (Hình từ internet)
Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Thực tế khi sản xuất xe, các nhà sản xuất đã xem xét kỹ lưỡng các tính năng cũng như số lượng đèn được gắn trên xe để phù hợp với việc chiếu sáng. Do đó, việc tự ý gắn thêm đèn trợ sáng cho xe có thể khiến người đi đường bị chói, lóa, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Mà theo khoản 16 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì việc lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một hành vi bị nghiêm cấm
Việc lắp đặt thêm đèn chiếu sáng không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất được coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các mức xử phạt khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
Theo điểm c, đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu vi phạm lỗi sau:
- Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
- Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng có quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe máy tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, hoặc đặc tính của xe (bao gồm việc gắn thêm hoặc thay đổi hệ thống chiếu sáng không đúng quy định).
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc tự ý lắp thêm đèn trợ sáng bi cầu cho xe máy thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đồng thời chủ xe có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
+ Khi gặp người đi bộ qua đường;
+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.
- Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
- Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
+ Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phươ
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.