iThong 28/10/2024 12:20 PM

Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
28/10/2024 12:20 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào?

Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào

Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào? (Hình từ internet)

Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt như sau:

1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

Như vậy, tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về phương tiện giao thông đường sắt.

Một số lưu ý khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

Ngoài quy định trên, khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt cần lưu ý:

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

- Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

(Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008)

Một số hành vi không được làm khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt

Khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt, người điều khiển xe không được:

- Không được vượt xe.

- Không được quay đầu xe.

- Không được lùi xe.

Ngoài ra, người điều khiển xe không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.

(Điểm d khoản 5 Điều 14, khoản 4 Điều 15, khoản 2 Điều 16, điểm k khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,936

Bài viết về

iThong

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]