>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại tài sản trong công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của công ty khi họ có hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của công ty. Mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế, hoàn cảnh gia đình hiện tại, nhân thân và tài sản của người lao động.

Tuy nhiên, trường hợp người lao động gây thiệt hại có đủ 02 tính chất là:

- Thiệt hại không nghiêm trọng - Hiện nay, thiệt hại như thế nào là không nghiêm trọng được xác định dựa theo mốc giá trị thiệt hại "không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc".

- Do lỗi sơ suất của người lao động.

Thì, mức bồi thường tối đa là 03 tháng tiền lương thực tế mà người lao động nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.

Ngoài ra, người lao động bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; hoặc, theo nội dung quy định trong Hợp đồng trách nhiệm giữa công ty và người lao động (nếu có), khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Do sơ suất mà làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc;

- Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty; hoặc, tài sản khác do công ty giao;

- Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của công ty.

Công ty thu tiền bồi thường thông qua hình thức khấu trừ tiền lương hàng tháng của người lao động với mức khấu trừ không quá 30% tiền lương hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (nếu có) của họ.

Việc yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục như là xử lý kỷ luật lao động; cụ thể:

1. Thời hiệu xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;

Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của công ty thì thời hiệu xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại tối đa là 12 tháng.

2. Không được xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong các khoảng thời gian sau đây:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của công ty;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với: người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Khi kết thúc các thời gian này mà hết thời hiệu xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại; thì được phép kéo dài thời hiệu thêm tối đa 60 ngày, kể từ ngày kết thúc các thời gian nêu trên.

Khi hết thời này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Trình tự xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khi phát hiện người lao động có hành vi gây thiệt hại tài sản của công ty tại thời điểm xảy ra hành vi, công ty tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người chưa đủ 15 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp công ty phát hiện hành vi gây thiệt hại tài sản của công ty sau thời điểm hành vi đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động, thiệt hại của công ty và trong thời hiệu xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại thì việc yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại phải được tiến hành thông qua cuộc họp có sự tham dự của ít nhất 03 bên.

Công ty (cụ thể là: người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đã được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động đang xem xét xử lý) phải gửi văn bản Thông báo mời họp về việc bồi thường thiệt hại về tài sản  (nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại) đến 02 bên còn lại là:

- Tổ chức đại diện tập thể người lao động tại công ty, đó là: Ban chấp hành Công đoàn tại công ty hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp (nếu tại công ty chưa thành lập Công đoàn).

- Người lao động và cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động (nếu là người lao động chưa đủ 15 tuổi).

Khi nhận được thông báo của công ty, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự cuộc họp phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho công ty và nêu rõ lý do.

Cuộc họp được tiến hành khi có mặt đầy đủ các bên đã được thông báo. Trường hợp một trong các bên tham gia cuộc họp không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì công ty vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tổ chức cuộc họp này không có nghĩa là đương nhiên người lao động đã có hành vi gây thiệt hại hay chắc chắn phải bồi thường; mà, thông qua cuộc họp này, công ty phải chứng minh được lỗi của người lao động và người lao động có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa cho mình.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía công ty là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

Các bên phải bố trí người lập Biên bản cuộc họp yêu cầu bồi thường thiệt hại; trong đó, có đầy đủ chữ ký của các bên tham dự và người lập biên bản. Trường hợp nào đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Từ biên bản này, nếu kết luận người lao động có hành vi gây thiệt hại thì người đại diện theo pháp luật của công ty phải có văn bản Quyết định xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại mẫu này không thay đổi nêu rõ mức bồi thường, phương thức bồi thường được áp dụng và gửi đến các bên tham dự cuộc họp đã diễn ra.

Cuộc họp và quyết định xử lý phải được tổ chức, lập trong thời hạn của thời hiệu hoặc kéo dài thời hiệu xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù công ty đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; thì, người lao động không phải bồi thường.

Lưu ý:

- Người bị xử lý phải bồi thường nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với công ty, với cơ quan quản lý lao động cấp huyện hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

- "Công đoàn cấp trên trực tiếp" bao gồm:

+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện) nơi công ty đặt trụ sở;

+ Hoặc, Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp) nếu công ty thuộc các khu vực này.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,079
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: