Xây dựng phương án sử dụng lao động trong Công ty Cổ Phần
Hình từ Internet
Phương án sử dụng lao động là một bảng thông tin về tình hình sử dụng lao động tại công ty cổ phần, được công ty lập ra khi có sự thay đổi về số lượng người lao động trong công ty.
Đây là trách nhiệm mà công ty cổ phần phải thực hiện, nếu không xây dựng và thực hiện thì công ty vi phạm về luật lao động và có thể xảy ra tranh chấp lao động. Trường hợp người lao động mất việc trong những trường hợp dưới đây nhưng công ty cổ phần không xây dựng phương án sử dụng lao động thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện công ty.
1. Nghĩa vụ xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động
Công ty có nghĩa vụ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động trong các trường hợp sau:
2. Các điều kiện khi xây dựng phương án sử dụng lao động trong công ty cổ phần
Khi xây dựng phương án sử dụng lao động thì công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải thuộc một trong các trường hợp bắt buộc xây dựng phương án sử dụng lao động;
- Phải có sự trao đổi với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Trước 30 ngày khi cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế, công ty phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Tùy theo từng trường hợp, công ty có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động tại các thời điểm khác nhau, cụ thể:
- Đối với trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì công ty cổ phần phải xây dựng Phương án sử dụng lao động ngay khi thấy có nguy cơ phải cho nhiều người lao động thôi việc;
- Đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu. quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì doanh nghiệp phải xây dựng Phương án sử dụng lao động.
Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, công ty cổ phần phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau:
(1) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
(2) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
(3) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
(4) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động; và
(5) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Sau khi xây dựng phương án sử dụng lao động, công ty có trách nhiệm thực hiện bố trí người lao động cho vị trí làm việc mới, đào tạo người lao động hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới nếu công ty tiếp tục sử dụng lao động. Còn nếu công ty cổ phần không sử dụng người lao động thì phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Theo pháp luật quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm
Tham khảo chi tiết về trợ cấp mất việc làm tại công việc: Phân biệt Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Những nội dung cần có trong hợp đồng xây dựng trong năm 2024
- Quy định về giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình 2024 (Phần 2)
- Các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong khảo sát xây dựng
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng 2024
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 20/01/2024