>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Trả lương cho người lao động trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Trả lương cho người lao động

Hình từ Internet

Tiền lương mà doanh nghiệp tư nhân và người lao động thỏa thuận để ghi trong hợp đồng lao động được cấu thành bởi 03 thành tố:

1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động - xem chi tiết tại công việc “Xây dựng bảng phụ cấp lương”.

3. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Trong 03 thành tố này, tùy trường hợp mà có hoặc không có Phụ cấp lương và Các khoản bổ sung khác; nhưng Mức lương là thành tố bắt buộc. Tức là, không thể thỏa thuận tiền lương với người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) thấp hơn Mức lương tương ứng với công việc, chức danh đó.

Ví dụ:

A làm công nhân lắp ráp cho doanh nghiệp tư nhân B với tiền lương 8,000,000 đồng / tháng; trong đó, bao gồm:

Mức lương

Phụ cấp

Các khoản bổ sung khác

Tiền lương

5,050,000

Không có

2,950,000

8,000,000

Việc trả lương cho NLĐ có thể được thực hiện theo 01 trong 03 hình thức sau đây, tùy theo thỏa thuận của đôi bên:

Hình thức

Nội dung

Trả lương theo

thời gian

Tiền lương trả theo tháng: dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động

Tiền lương trả theo tuần = (tiền lương tháng x 12 tháng) / 52 tuần

Tiền lương trả theo ngày = tiền lương tháng : số ngày làm việc bình thường trong tháng của doanh nghiệp tư nhân

Ví dụ:

Doanh nghiệp tư nhân A có thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần. Trong tháng có 31 ngày, 04 ngày chủ nhật; thì, doanh nghiệp có số ngày làm việc trong tháng là 27 ngày.

Tiền lương trả theo giờ = tiền lương ngày : số giờ làm việc bình thường trong ngày (thời giờ làm việc bình thường mỗi ngày theo quy định của doanh nghiệp tư nhân nhưng không quá 08 giờ/ngày)

Ví dụ:

Thời giờ làm việc bình thường trong ngày của doanh nghiệp tư nhân là 08 giờ thì tiền lương mà doanh nghiệp phải trả theo giờ = tiền lương ngày : 8

Nếu thời giờ làm việc bình thường là 06 giờ thì tiền lương mà doanh nghiệp tư nhân phải trả theo giờ = tiền lương ngày : 6

Trả lương theo sản phẩm

Tiền lương sẽ được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

Ví dụ:

Đơn giá cho mỗi sản phẩm hoàn thành là 10,000 đồng; người lao động làm được bao nhiêu sản phẩm thì lấy đơn giá nhân với số lượng

Khoán

Tiền lương sẽ được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành

Ví dụ:

Doanh nghiệp tư nhân thuê người lao động thu hoạch 10ha diện tích lúa trong thời gian 07 ngày, nếu hoàn thành thì nhận được 15,000,000 đồng

Doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm trả lương đầy đủ và đúng thời hạn cho NLĐ. Thời hạn trả lương do đôi bên thỏa thuận hoặc theo quy chế của doanh nghiệp; nhưng vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

Trả lương theo tháng

Trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

Trả lương theo giờ, ngày, tuần

Trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Trả lương theo sản phẩm, khoán

Trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp tư nhân đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp tư nhân phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Doanh nghiệp tư nhân phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người NLĐ ủy quyền hợp pháp.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì doanh nghiệp tư nhân phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Tham khảo mẫu: Bảng tính - thanh toán tiền lương.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

19,851
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: