>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Thủ tục ban hành Quy chế khen thưởng của doanh nghiệp trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Xây dựng quy chế khen thưởng

Hình từ Internet

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà doanh nghiệp tư nhân thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Trong các thành tố của Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác; thì, tiền thưởng không thuộc các thành tố này. Tức là, tiền thưởng không dùng để thỏa thuận tiền lương với người lao động và nó không cố định trong tiền lương mà phát sinh khi có sự kiện cụ thể.

Doanh nghiệp tư nhân không buộc phải ban hành quy chế thưởng. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân (mà cụ thể ở đây là Tổng Giám đốc/Giám đốc) nên ban hành Quy chế thưởng có ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng theo quy chế tài chính của doanh nghiệp vì đây không những là căn cứ để trả tiền thưởng cho người lao động mà còn là một trong những điều kiện để khoản chi tiền tiền thưởng cho người lao động được xác định là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Các khoản chi phí được trừ (chi phí hợp lý).

I. Thủ tục ban hành Quy chế thưởng

1. Doanh nghiệp tư nhân xây dựng dự thảo Quy chế thưởng

>>Tham khảo mẫu Quy chế thưởng.

2. Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

3. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

- Chuẩn bị đối thoại:

+ Thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

+ Số lượng, thành phần tham gia đối thoại: thực hiện theo Danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên doanh nghiệp tư nhân và bên người lao động đã được ban hành định kỳ ít nhất 02 năm một lần và được công bố công khai tại nơi làm việc.

+ Doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gửi dự thảo Quy chế thưởng kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động.

+ Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới doanh nghiệp tư nhân; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ.

- Họp đối thoại:

+ Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, doanh nghiệp tư nhân tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về việc xây dựng Quy chế thưởng.

+ Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).

- Công bố công khai nội dung đối thoại:

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Lưu ý: Doanh nghiệp tư nhân phải ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để làm căn cứ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

>> Xem thêm Xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

4. Sau khi ban hành Quy chế thưởng, doanh nghiệp tư nhân phải công bố công khai Quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

II. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xây dựng Quy chế thưởng

Doanh nghiệp tư nhân thực hiện một trong các hành vi dưới đây thì bị phạt tiền với mức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

1. Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện Quy chế thưởng

2. Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

11,854
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: