>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

đối thoại

Ảnh minh họa (Nguồn từ Internet)

I. Trách nhiệm xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp tư nhân không ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

- Bị xử phạt vi phạm hành chí từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi doanh nghiệp tư nhân có một trong các hành vi sau đây:

+ Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

+ Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

- Doanh nghiệp tư nhân sẽ gặp khó khăn khi thực hiện được các công việc phải đối thoại tại nơi làm việc sau đây, do không có Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để làm căn cứ đối thoại: 

+ Ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc; Thang lương, bảng lương, định mức lao động; Quy chế thưởng; Nội quy lao động.

+ Cho thôi việc đối với người lao động khi doanh nghiệp tư nhân thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tư nhân thay đổi cơ cấu, công nghệ; hợp nhất, sáp nhập; cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của công ty hợp danh mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.

+ Tạm đình chỉnh công việc của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động. 

II. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc 

Dưới đây là các nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải quy định. Doanh nghiệp tư nhân có thể quy định mỗi nội dung dưới đây thành một Điều khoản trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp tư nhân.

1. Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc

- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Doanh nghiệp tư nhân có thể bổ sung các nguyên tắc khác phù hợp với thực tế hoạt động, văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. 

2. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại

- Bên doanh nghiệp tư nhân: ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.

- Bên phía người lao động:

+ Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:

Ít nhất 03 người, nếu doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động.

Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động.

Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động.

Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động.

Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động.

Ít nhất 24 người, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

+ Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động nêu trên, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của doanh nghiệp tư nhân.

- Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của hai bên được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoản thời gian giữa 02 kỳ xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì doanh nghiệp tư nhân hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.

3. Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm

4. Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc

- Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc: tuân thủ quy định tại Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên: tuân thủ quy định tại Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Tổ chức đối thoại khi có vụ việc: tuân thủ quy định tại Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. 

5. Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại

6. Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động 2019 đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

7. Hình thức công khai các nội dung doanh nghiệp tư nhân phải công khai

- Đối với các nội dung doanh nghiệp tư nhân phải công khai mà pháp luật có quy định cụ thể hình thức công khi thi doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo quy định đó. 

- Đối với các nội dung khác, doanh nghiệp tư nhân lựa chọn một trong các hình thức công khai sau đây và ghi vào Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

+ Niêm yết công khai tại nơi làm việc.

+ Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động.

+ Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động.

+ Đăng trên trang thông tin nội bộ của doanh nghiệp tư nhân.

+ Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ.

+ Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

8. Hình thức người lao động được tham gia ý kiến

1. Lấy ý kiến trực tiếp người lao động.

2. Lấy ý kiến thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

3. Lấy ý kiến tại hội nghị người lao động; đối thoại tại nơi làm việc.

4. Phát phiếu hỏi, gửi dự thảo văn bản để người lao động tham gia ý kiến.

5. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

9. Hội nghị người lao động

- Hội nghị người lao động do doanh nghiệp tư nhân phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

- Quy chế dân chủ cần quy định rõ hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động. 

10. Nội dung khác (nếu có)

Lưu ý: Doanh nghiệp tư nhân có thể tham khảo theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

III. Thủ tục ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

1. Doanh nghiệp tư nhân xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, đảm bảo các nội dung nêu tại mục II. 

2. Doanh nghiệp tư nhân tiến hành tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. 

Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà doanh nghiệp tư nhân không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.

3. Doanh nghiệp tư nhân phổ biến công khai quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tới người lao động. 

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

6,838