>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Quy định về việc tài sản góp vốn là tàu biển trong công ty TNHH một thành viên

góp vốn bằng tàu biển cty TNHH

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

Khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhận góp vốn bằng tài sản là tàu biển, công ty và người góp vốn (tổ chức, cá nhân) phải lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và phải thể hiện bằng chứng từ góp vốn - xem chi tiết tại công việc "Định giá tài sản góp vốn", "Chứng từ đối với tài sản góp vốn". 

1. Lệ phí trước bạ khi góp vốn là tàu biển vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Việc góp vốn bằng tàu biển được miễn lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, người góp vốn vẫn phải kê khai lệ phí trước bạ - xem chi tiết tại công việc "Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn".

Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ: cùng thời hạn với việc nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển (xem cụ thể tại Mục 2).

2. Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày góp vốn, người góp vốn phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển như sau:

Thành phần hồ sơ:

(1) Tờ khai đề nghị đăng ký nội dung thay đổi (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP);

(2) Bản sao Hợp đồng góp vốn;

(3) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đã cấp hoặc bản chính Giấy chứng nhận xoá đăng ký trong trường hợp chuyển cơ quan đăng ký (chỉ được phép nộp bản sao trong trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp);

(4) Văn bản đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển (trong trường hợp tàu biển đang được thế chấp);

(5) Đối với người góp vốn là tổ chức, nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì phải xuất trình Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục hợp lệ.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây hoặc cơ quan đăng ký tàu biển mới trong trường thay đổi cơ quan đăng ký.

Phương thức nộp hồ sơ:

- Nộp trực tiếp;

- Nộp qua đường bưu chính;

- Hoặc các hình thức phù hợp khác.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ngay (nếu nộp trực tiếp) hoặc được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ (nếu nộp qua đường bưu chính).

Lệ phí đăng ký tàu biển và các chi phí liên quan:

Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Cụ thể, lệ phí đăng ký tàu biển khi thay đổi tên chủ tàu biển được quy định như sau:

- Tàu có tổng dung tích dưới 500 GT: 150 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 15.000 đồng).

- Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 125 đồng/GT-lần.

- Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 100 đồng/GT-lần.

- Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 75 đồng/GT-lần.

Thời hạn giải quyết: chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển mới và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,223
Bài viết liên quan: