>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Quy định về việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Hình từ Internet

Doanh nghiệp tư nhân phải thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình và lập Sổ thống kê tai nạn lao động theo từng năm (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH).

Doanh nghiệp tư nhân phải cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động.

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp tư nhân phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính.

 

Thời hạn báo cáo tình hình tai nạn lao động tại doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

1. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động định kỳ 06 tháng

Gửi trước ngày 10 tháng 07 đối với số liệu 06 tháng đầu năm

2. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hằng năm

Gửi trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm

Lưu ý:

Để thực hiện được các báo cáo nêu trên, doanh nghiệp tư nhân tham khảo:

- Cách tra cứu tên, ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê: Doanh nghiệp tư nhân có thể tra cứu mã ngành nghề tại tính năng tra cứu mã ngành nghề của trang Pháp lý Khởi nghiệp.
- Ghi tên và mã số của 01 yếu tố chính gây chấn thương trong danh mục các yếu tố gây chấn thương quy định tại Phụ lục IV Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH. 
- Ghi theo danh mục các chấn thương đã xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,087
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: