>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong Công ty Cổ Phần

Chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết việc phá sản theo quy định

Nguồn: Internet

1. Tình trạng phá sản của công ty cổ phần

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Do đó, công ty cổ phần phá sản khi đáp ứng hai điều kiện sau:

- Mất khả năng thanh toán: tức là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (mà không cần phải có yêu cầu thanh toán của chủ nợ);

- Có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

2. Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần

Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà công ty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần khi công ty mất khả năng thanh toán.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần khi công ty mất khả năng thanh toán.

+ Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với công ty mất khả năng thanh toán;

+ Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và công ty mất khả năng thanh toán thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu và chủ nợ đã rút đơn yêu cầu;

+ Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Đồng thời, Thẩm phán phải thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và công ty mất khả năng thanh toán.

3. Hồ sơ và thủ tục xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Hồ sơ mở thủ tục phá sản sẽ phụ thuộc vào đối tượng yêu cầu, bao gồm:

- Đối với chủ nợ - xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ;

- Đối với người lao động, đại diện công đoàn – xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn;

- Đối với chính công ty cổ phần mất khả năng thanh toán - xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty mất khả năng thanh toán;

- Đối với cổ đông, nhóm cổ đông - xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần.

Nơi nộp hồ sơ mở thủ tục phá sản

Các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ thực hiện gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền – xem chi tiết tại Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân.

Trình tự giải quyết

(1) Khi công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tiến hành nộp đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền.

(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án sẽ được phân công Thẩm phán/Tổ thẩm phán xử lý đơn yêu cầu.

(3) Trong Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Thẩm phán được phân công phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

- Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;

- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người nộp đơn không thuộc các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo thông báo của Toàn án;

toán biết.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

6,958
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: