>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền, nhượng quyền thương mại trong công ty TNHH một thành viên

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

Công ty TNHH một thành viên trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Trong đó:

- Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ. Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng lại.

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền, nhượng quyền thương mại được xác định bằng công thức sau:

1. Đối với cá nhân cư trú

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 5%

Trong đó:

(1) Thu nhập tính thuế được tính bằng công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập theo hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng nhượng quyền thương mại

-

10 triệu đồng

Lưu ý:

- Đối với thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền:

+ Thu nhập tính thuế không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

+ Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng

+ Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại:

+ Thu nhập tính thuế không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.

+ Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.

(2) Thuế suất: áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

(3) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm trả tiền bản quyền, thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.

2. Đối với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN phải nộp

=

(

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

-

10 triệu đồng

)

x

Thuế suất 5%

(1) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại: được xác định tương tự như đối với cá nhân cư trú ở trên.

(2) Thuế suất: áp dụng là 5%.

(3) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế thời điểm trả tiền bản quyền, thanh toán tiền nhượng quyền thương mại.

Lưu ý khi khấu trừ thuế TNCN đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú:

Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn, thanh toán làm nhiều lần thì công ty TNHH một thành viên thực hiện khấu trừ thuế như sau:

Thuế TNCN khấu trừ lần đầu = (Thu nhập của lần thanh toán đầu - 10 triệu đồng) x Thuế suất 5%

Thuế TNCN khấu trừ các lần sau = Tổng số tiền thanh toán của từng lần x Thuế suất 5%

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,634
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: