Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ

Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.

Lưu giữ chất phóng xạ là việc lưu giữ tạm thời chất phóng xạ kể từ khi có cho đến khi đưa vào sử dụng hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác (không bao gồm việc lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và việc lưu giữ nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng đã được cấp phép).

Doanh nghiệp tiến hành công việc lưu giữ tạm thời chất phóng xạ phải có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ các công việc liên quan đến:

- Nguồn phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép;

- Sử dụng hàng hóa tiêu dùng chứa chất phóng xạ.

Cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ

Hình từ Internet

1. Điều kiện để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Tiến hành lưu giữ chất phóng xạ phù hợp với chức năng hoạt động;

- Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp;

- Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với công việc lưu giữ chất phóng xạ theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử;

- Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép (theo mục 3 bên dưới).

(Xem chi tiết điều kiện về nhân lực và điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh tại Điều 7 Nghị định 142/2020/NĐ-CP)

2. Khai báo chất phóng xạ:

Doanh nghiệp có chất phóng xạ với hoạt động trên mức miễn trừ khai báo phải khai báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghề) về số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và các thông tin khác quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật năng lượng nguyên tử 2008 như sau:

- Doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất phóng xạ phải khai báo;

- Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc phóng xạ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất phóng xạ thì được miễn thủ tục khai báo.

3. Thủ tục xin cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

Khi xin cấp phép, doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc lưu giữ chất phóng xạ. 

Thủ tục xin cấp phép lưu giữ chất phóng xạ được tiến hành như sau:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định 142/2020/NĐ-CP;

- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định 142/2020/NĐ-CP;

- Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn và người phụ trách tẩy xạ. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

- Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ thực hiện theo Mẫu số 03 Phụ lục V của Nghị định 142/2020/NĐ-CP;

- Bản sao Biên bản kiểm xạ.

- Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 142/2020/NĐ-CP.

Nơi nộp hồ sơ: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ)

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép trong thời hạn 45 ngày. Trường hợp không cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ýGiấy phép lưu giữ chất phóng xạ có thời hạn 03 năm.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,233
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: