Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Quy định về việc cấp giấy phép tự xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Nguồn phóng xạ là là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân.

Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.

Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ.

Doanh nghiệp được phép tự xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi đã được cấp Giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, trừ các công việc liên quan đến:

- Thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép;

- Sử dụng hàng hóa tiêu dùng chứa chất phóng xạ.

1. Điều kiện để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Tiến hành tự xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phù hợp với chức năng hoạt động;

- Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp;

- Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với công việc tự xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

- Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép (theo hướng dẫn tại Mục 3 bên dưới).

(Xem chi tiết điều kiện về nhân lực và điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh tại Điều 7 Nghị định 142/2020/NĐ-CP)

2. Khai báo chất phóng xạ

Doanh nghiệp có chất thải phóng xạ với hoạt động trên mức miễn trừ khai báo có trách nhiệm phải khai báo về số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và các thông tin khác quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 như sau:

- Doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất phóng xạ phải khai báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

- Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ thì được miễn thủ tục khai báo.

Trước khi xin cấp phép, tổ chức phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc tự xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

3. Thủ tục xin cấp phép tự xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP);

- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương;

(Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó)

- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn (Mẫu số 01 Phụ lục III Nghị định 142/2020/NĐ-CP);

- Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn và người phụ trách tẩy xạ.

(Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ).

- Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về xử lý chất thải phóng xạ đối với nhân viên xử lý chất thải phóng xạ.

- Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng (Mẫu số 05 Phụ lục III của Nghị định 142/2020/NĐ-CP); Phiếu khai báo chất thải phóng xạ (Mẫu số 14 Phụ lục III của Nghị định 142/2020/NĐ-CP);

- Báo cáo đánh giá an toàn về xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng (Mẫu số 07 Phụ lục V Nghị định 142/2020/NĐ-CP) để chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP;

- Bản sao Biên bản kiểm xạ.

- Kế hoạch ứng phó sự cố (thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 142/2020/NĐ-CP).

Nơi nộp hồ sơ: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Thời hạn giải quyết: sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Giấy phép tự xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có thời hạn 03 năm.

Lưu ý: Cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức miễn trừ khai báo phải có Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ trước khi xây dựng, cải tạo, mở rộng phòng đặt thiết bị.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,053
Công việc tương tự: