Nếu không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì cơ sở khám chữa bệnh bị xử lý như thế nào? – Khánh Hoàng (Phú Thọ).
>> Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?
>> Quy định về nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp gì mới từ 2022?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc quản lý nước thải phải đáp ứng 04 yêu cầu chung sau:
(1) Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
(2) Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước;
(3) Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; và
(4) Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.
Xử lý cơ sở khám chữa bệnh không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải như sau:
- Công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải là một phần của hệ thống xử lý nước thải nhằm bảo đảm không xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố.
- Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải bảo đảm các điều kiện: kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa; có khả năng lưu chứa hoặc quay vòng xử lý lại nước thải với quy mô phù hợp với kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Lưu ý: Không sử dụng chung công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải với công trình thu gom, lưu giữ và thoát nước mưa, công trình lưu giữ nước phòng cháy, chữa cháy.
Trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải là trang thiết bị được chuẩn bị sẵn sàng theo kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường để phòng ngừa, cảnh báo, ứng phó kịp thời trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Theo điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề cụ thể:
5. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư các cơ sở hoạt động trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:
…
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý môi trường theo quy định;
…
Ngoài ra, đối với tổ chức có hành vi vi phạm, thì mức phạt được áp dụng gấp 02 lần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Như vậy theo quy định trên cơ sở khám chữa bệnh không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
>> Xem thêm điều kiện kinh doanh:
>> Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
>> Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Bệnh viện
>> Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Phòng khám đa khoa
>> Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Phòng khám chuyên khoa
>> Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Cơ sở dịch vụ y tế