Giá trị rủi ro thanh toán là gì? Làm cách nào để xác định giá trị rủi ro thanh toán trong công ty kinh doanh chứng khoán? – Kiều My (Lâm Đồng).
>> Làm cách nào để xác định giá trị rủi ro thị trường của công ty chứng khoán?
>> Đối tượng nào được hưởng ưu đãi đầu tư?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.
Ngoài giá trị rủi ro thanh toán, công ty kinh doanh chứng khoán còn có thể gặp: giá trị rủi ro thị trường; hoặc giá trị rủi ro hoạt động.
Khi kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch sau:
(1) Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành;
(2) Hợp đồng vay, mượn chứng khoán;
(3) Hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán;
(4) Hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán;
(5) Hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán niêm yết;
(6) Hợp đồng bảo lãnh phát hành ký với các tổ chức khác trong tổ hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức bảo lãnh phát hành chính;
(7) Các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;
(8) Các khoản phải thu trái phiếu đã đáo hạn, các giấy tờ có giá, công cụ nợ đã đáo hạn mà chưa được thanh toán;
(9) Tài sản quá thời hạn chuyển giao, kể cả chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán.
(10) Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận tại (1); (2); (3); (4); (5); (6) và (7); Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Giá trị rủi ro thị trường của công ty kinh doanh chứng khoán (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tùy vào từng trường hợp, cách xác định giá trị rủi ro thanh toán cũng có sự khác nhau, cụ thể theo quy định tại Điều 10 Thông tư 91/2020/TT-BTC hướng dẫn như sau:
- Đối với các hợp đồng tại (1), (2) (3), (4), (5) và (7) nêu trên thì giá trị rủi ro thanh toán trước thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán, tiền và thanh lý hợp đồng, được xác định như sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác
- Đối với các hợp đồng tại (6), giá trị rủi ro thanh toán được xác định bằng 30% giá trị còn lại của các hợp đồng bảo lãnh phát hành chưa được thanh toán.
- Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyển giao đúng hạn tại mục (8) và (9), kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợp đồng đáo hạn, giá trị rủi ro thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian
- Giá trị rủi ro thanh toán đối với các trường hợp khác được xác định như sau:
+ Đối với các hợp đồng, giao dịch tại (10) được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị toàn bộ tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán × 100%
+ Đối với các khoản tạm ứng có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày được xác định theo công thức sau:
Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán |
Hệ số rủi ro |
Giá trị rủi ro thanh toán |
|
Giá trị toàn bộ các khoản tạm ứng |
chiếm từ 0% đến 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán |
8% |
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán. |
chiếm từ trên 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán |
100% |
Lưu ý: Khi xác định giá trị rủi ro thanh toán, tổ chức kinh doanh chứng khoán được bù trừ ròng song phương giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Rủi ro thanh toán liên quan tới cùng một đối tác;
- Rủi ro thanh toán phát sinh đối với cùng một loại hình giao dịch;
- Việc bù trừ ròng song phương đã được các bên thống nhất trước bằng văn bản.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, giá trị rủi ro thanh toán phải được điều chỉnh tăng thêm cụ thể:
- Đối với giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu: Tăng thêm 10%;
- Đối với giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu: Tăng thêm 20%;
- Đối với giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), hoặc một cá nhân và các bên liên quan tới cá nhân đó (nếu có), chiếm từ trên 25% vốn chủ sở hữu trở lên: Tăng thêm 30% trong trường hợp.
- Trường hợp đối tác đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, toàn bộ khoản thiệt hại tính theo giá trị hợp đồng phải được giảm trừ đi từ vốn khả dụng.
>> Xem thêm bài viết:
>> Giá trị rủi ro hoạt động của công ty kinh doanh chứng khoán là gì?
>> Vốn khả dụng trong công ty kinh doanh chứng khoán là gì?
>> Làm cách nào để xác định giá trị rủi ro thị trường của công ty chứng khoán?