Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, nước thải phóng xạ có được thải ra biển không? Nếu có thì mức phóng xạ cho phép khi thải ra môi trường là bao nhiêu? – Hoàng Anh (Quảng Trị).
>> Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
>> Nguyên tắc, nội dung quản trị công ty đại chúng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, nước thải phóng xạ (hay chất thải phóng xạ dạng lỏng) được cho phép thải ra môi trường trong những trường hợp sau:
- Nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xử lý loại bỏ các thành phần phóng xạ bảo đảm để nước thải từ mỗi cơ sở ra môi trường có liều bức xạ công chúng do phát thải ra môi trường không vượt quá 100 µSv/năm.
- Nước thải phóng xạ từ các cơ sở y tế, công nghiệp và nghiên cứu có sử dụng chất phóng xạ được lưu giữ tại cơ sở để chờ phân rã hoặc được xử lý loại bỏ thành phần phóng xạ để bảo đảm sao cho lượng nhân phóng xạ trong nước thải khi thải ra môi trường không vượt quá mức cho phép quy định tại Bảng 2 Phụ lục III Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.
Bảng 2. Mức hoạt độ phóng xạ cho phép thải ra môi trường đối với chất thải dạng lỏng - Phụ lục III Thông tư 22/2014/TT-BKHCN
Đồng vị |
Mức thải hàng năm |
Đồng vị |
Mức thải hàng năm |
H-3 |
1 x 1012 |
Sr-89 |
1 x 109 |
C-14 |
1 x 1010 |
Y-90 |
1 x 1010 |
Na-22 |
1 x 105 |
Mo-99 |
1 x 108 |
Na-24 |
1 x 108 |
Tc-99 |
1 x 1010 |
P-32 |
1 x 106 |
Tc-99m |
1 x 109 |
S-35 |
1 x 109 |
In-111 |
1 x 108 |
Cl-36 |
1 x 1010 |
I-123 |
1 x 109 |
K-42 |
1 x 109 |
I-125 |
1 x 108 |
Ca-45 |
1 x 1010 |
I-131 |
1 x 107 |
Ca-47 |
1 x 108 |
Pm-147 |
1 x 1010 |
Cr-51 |
1 x 108 |
Er-169 |
1 x 1010 |
Fe-59 |
1 x 106 |
Au-198 |
1 x 108 |
Co-57 |
1 x 109 |
Hg-197 |
1 x 109 |
Co-58 |
1 x 108 |
Hg-203 |
1 x 107 |
Ga-67 |
1 x 108 |
Tl-201 |
1 x 108 |
Se-75 |
1 x 106 |
Ra-226 |
1 x 106 |
Sr-85 |
1 x 106 |
Th-232 |
1 x 106 |
Ghi chú:
Trường hợp chất thải chứa hỗn hợp các nhân phóng xạ, công thức sau sẽ được áp dụng:
Trong đó, Ci là hoạt độ (Bq/năm) có trong chất thải được thải ra môi trường trong năm của nhân phóng xạ i;
Xi là mức cho phép thải ra môi trường trong năm (Bq/năm) đối với nhân phóng xạ i;
n là số nhân phóng xạ có trong chất thải được thải ra môi trường trong năm.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Xả nước thải phóng xạ ra môi trường tại Việt Nam được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa)
Quy trình thải nước thải có chứa các nhân phóng xạ ra môi trường phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phải lập hồ sơ của mỗi lần thải với các thông tin sau:
- Dạng chất thải (lỏng) và lượng nước thải (kg hoặc m3) được thải ra môi trường.
- Thành phần các nhân phóng xạ trong chất thải.
- Quy trình thải và điểm thải.
- Phương pháp và kết quả đo kiểm tra hoạt độ phóng xạ có trong chất thải khi thải ra môi trường.
(Căn cứ khoản 6 Điều 5 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN).
Khi thải chất thải có chứa các nhân phóng xạ ra môi trường vượt quá mức cho phép, chủ nguồn chất thải phóng xạ phải điều tra làm rõ nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi xảy ra sự cố thải ra môi trường vượt mức cho phép, phải báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi công việc bức xạ phát sinh chất thải phóng xạ được tiến hành.
(Căn cứ khoản 7 Điều 5 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN).
Điều 2. Giải thích từ ngữ - Thông tư 22/2014/TT-BKHCN Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chất thải phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý quy định tại Thông tư này và phải thải bỏ. Chất thải phóng xạ không bao gồm nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. 2. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là nguồn phóng xạ kín mà tổ chức, cá nhân sở hữu không còn sử dụng trong công việc bức xạ được cấp giấy phép và không có ý định tiếp tục sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác hoặc không được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép cho phép sử dụng tiếp. |