Khi giao hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa thì trách nhiệm của bên bán như thế nào? Quy định về địa điểm và thời hạn giao hàng như thế nào? – Quốc Anh (Thanh Hóa).
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?
>> Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại năm 2023?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định trách nhiệm giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa của bên bán cụ thể như sau:
- Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
- Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Việc giao hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa năm 2023 được thực hiện như thế nào? (Ảnh minh họa)
Khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển thì trách nhiệm của bên bán được xác định theo từng trường hợp theo quy định tại Điều 36 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
- Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
- Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Theo quy định tại Điều 35 Luật Thương mại 2005, địa điểm trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định như sau:
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận.
- Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
+ Nếu hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
+ Nếu trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Nếu trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Thời hạn giao hàng được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 38 Luật Thương mại 2005, trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Năm 2023, trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giải quyết thế nào?
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?