Via là gì? Các loại via thường gặp? Tài khoản mạng xã hội bị tạm khóa trong trường hợp nào?
>> Đền thờ Mẫu tại Hưng Yên thờ ai? Văn khấn đền thờ Mẫu sao cho chuẩn nhất?
>> Trường hợp nào người lái xe máy được chở 02 người?
Via là viết tắt của 'Verify Information Account', chỉ những tài khoản Facebook thật, có thông tin xác thực, khác với tài khoản clone (tài khoản giả mạo). Các tài khoản via được sử dụng thường xuyên để kết nối bạn bè và tăng độ uy tín trên Facebook.
Bên cạnh việc chia sẻ cuộc sống cá nhân, via Facebook còn được dùng cho các hoạt động như kinh doanh online, bán hàng và đăng ký dịch vụ. Mục đích chính khi sử dụng via thường là hỗ trợ kiếm tiền từ nền tảng này
Lưu ý: Thông tin “Via là gì” chỉ mang tính chất tham khảo.
Via Facebook được phân loại dựa trên các tiêu chí như quốc gia, thời gian tạo tài khoản, phương thức thanh toán và hạn mức thanh toán. Dưới đây là một số loại via phổ biến:
- Via Việt: Tài khoản Facebook có nguồn gốc tại Việt Nam, phù hợp cho người mới với ít kinh nghiệm.
- Via cổ: Được tạo từ nhiều năm trước, có độ uy tín cao và giá trị cao hơn so với via mới.
- Via chưa tương tác: Chưa có hoạt động trên Facebook, cần tương tác khoảng hai tuần trước khi sử dụng.
- Via đã tương tác: Đã có hoạt động trên Facebook trong 2-3 ngày, có thể sử dụng ngay.
- Via giữ nguyên thông tin: Các thông tin tài khoản chưa bị thay đổi. Loại via này có thể hỗ trợ xác minh danh tính trên Facebook bằng cách chỉnh sửa ảnh khi cần.
- Via trả trước: Phải nạp tiền vào tài khoản trước khi chạy quảng cáo, thường sử dụng mã QR Momo hoặc thẻ Visa.
- Via trả sau: Cho phép chạy quảng cáo trước và tự động trừ tiền từ thẻ Visa khi đến hạn thanh toán.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Via là gì; Các loại via thường gặp (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, quy định quy trình xử lý nội dung vi phạm pháp luật trong cung cấp thông tin xuyên biên giới như sau:
Cung cấp thông tin xuyên biên giới
…
5. Quy trình xử lý nội dung vi phạm pháp luật
…
b) Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thực hiện quy trình xử lý nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật như sau:
…
Đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên cung cấp nội dung vi phạm pháp luật (trong 30 ngày có ít nhất 05 lần cung cấp nội dung vi phạm pháp luật hoặc trong 90 ngày có ít nhất 10 lần cung cấp nội dung vi phạm bị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ), các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thực hiện việc khóa tạm thời các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Thời gian khóa tạm thời từ 07 ngày đến 30 ngày, tùy thuộc vào số lần và mức độ vi phạm.
Như vậy, tài khoản mạng xã hội bị tạm khóa khi thường xuyên cung cấp nội dung vi phạm pháp luật (trong 30 ngày có ít nhất 05 lần cung cấp nội dung vi phạm pháp luật hoặc trong 90 ngày có ít nhất 10 lần cung cấp nội dung vi phạm bị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ).
Thời gian khóa tạm thời từ 07 - 30 ngày, tùy thuộc vào số lần và mức độ vi phạm.