BEP là gì? Công thức tính BEP là gì? Quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có những nghĩa vụ nào?
>> Loại xe nào bắt buộc phải trang bị phương tiện PCCC?
>> Có bắt buộc người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam không?
Điểm hòa vốn (Break-Even Point - BEP) là mức doanh thu hoặc sản lượng mà tại đó doanh nghiệp không có lãi cũng như không chịu lỗ, tức là tổng doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng chi phí (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi). Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính và lập kế hoạch kinh doanh.
(i) BEP theo sản lượng (Số lượng sản phẩm):
BEP (sản lượng) |
= |
Chi phí cố định |
Giá bán mỗi đơn vị - Chi phí biến đổi mỗi đơn vị |
(ii) BEP theo doanh thu:
BEP (doanh thu)
|
=
|
Chi phí cố định |
||
1
|
-
|
Chi phí biến đổi |
||
Doanh thu |
(iii) Các thành phần:
- Chi phí cố định (Fixed Costs): Các chi phí không thay đổi theo sản lượng (như tiền thuê văn phòng, lương nhân viên cố định).
- Chi phí biến đổi (Variable Costs): Các chi phí thay đổi theo sản lượng (như nguyên liệu, vận chuyển).
- Giá bán mỗi đơn vị (Selling Price per Unit): Giá bán của mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
BEP là gì; Công thức tính BEP là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2020, bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp được quy định cụ thế như sau:
(i) Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
(ii) Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
(iii) Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có những nghĩa vụ sau đây:
(i) Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
(ii) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
(iii) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
(iv) Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
(v) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.