PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi đang có nhu cầu chuyển sang sử dụng BHXH tự nguyện, vậy tôi có thể chuyển từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện không?
>> Nhận con nuôi 02 tháng tuổi được nghỉ việc bao lâu?
>> Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:
Theo đó, người lao động chỉ được chuyển sang BHXH tự nguyện khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Nếu vẫn đang thuộc các trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì cho dù có nhu cầu, người lao động cũng không được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện.
Trong trường hợp người lao động sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy thêm thời gian đóng BHXH tính hưởng lương hưu.
BHXH bắt buộc hay tự nguyện cùng do Nhà nước tổ chức, nhưng giữa 02 loại BH này sẽ có những sự khác biệt nhất định. Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 4 Luật BHXH quy định, có thể thấy:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, khi người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 02 chế độ: hưu trí và tử tuất, trong khi các chế độ của người tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Như vậy, khi chuyển từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện, người lao động sẽ giảm bớt chế độ hưởng.
Nhưng việc tham gia BHXH tự nguyện sau khi NLĐ nghỉ việc sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người lao động có chỗ dựa kinh tế khi về già là lương hưu. Bởi thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối tiếp vào thời gian đóng BHXH để tính hưởng hương lưu và chế độ tử tuất.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!