Truy xuất dữ liệu là gì? Truy xuất dữ liệu có những lợi ích gì? Các hành vi bị nghiêm cấm đối với dữ liệu theo quy định Luật dữ liệu 2024 được quy định như thế nào?
>> Freeship là gì? Miễn phí vận chuyển hàng hóa có phải hình thức khuyến mại không?
>> Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được cấp lại trong trường hợp nào?
Pháp luật hiện hành chưa quy định nào về truy xuất dữ liệu là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau về truy xuất dữ liệu là gì:
Truy xuất dữ liệu là quá trình lấy và chuyển dữ liệu từ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, giúp người dùng có thể dễ dàng xác định, truy cập và trích xuất thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Quá trình này thường liên quan đến việc lọc, lựa chọn và chuyển đổi dữ liệu thành các định dạng phù hợp để phục vụ cho các mục đích sử dụng tiếp theo, như phân tích, báo cáo hoặc chia sẻ thông tin. Nhờ vào truy xuất dữ liệu, người dùng có thể nhanh chóng khai thác các dữ liệu quan trọng để đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Truy xuất dữ liệu là gì (Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
- Lọc và sắp xếp thông tin, dữ liệu linh hoạt: Truy xuất dữ liệu cho phép người dùng dễ dàng lọc, sắp xếp và chọn lựa các thông tin cần thiết từ một lượng dữ liệu lớn, giúp tối ưu hóa quá trình tìm kiếm và sử dụng thông tin.
- Tương thích với nhiều ngôn ngữ truy vấn: Quá trình truy xuất dữ liệu có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ truy vấn khác nhau, như SQL, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc khai thác và xử lý dữ liệu từ nhiều hệ thống và cơ sở dữ liệu khác nhau.
- Giúp người dùng truy cập dữ liệu được lưu trữ nhanh chóng: Truy xuất dữ liệu cho phép người dùng nhanh chóng truy cập và lấy thông tin từ các nguồn lưu trữ mà không cần phải qua nhiều bước phức tạp, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.
Căn cứ theo quy định Điều 10 Luật Dữ liệu 2024 về các hành vi bị nghiêm đối với dữ liệu như sau:
(i) Lợi dụng việc xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu, phát triển, kinh doanh, lưu hành sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu để xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(ii) Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu hoặc tấn công, chiếm đoạt, phá hoại cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ quản lý, xử lý, quản trị, bảo vệ dữ liệu.
(iii) Giả mạo, cố ý làm sai lệch, làm mất, làm hư hỏng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
(iv) Cố ý cung cấp dữ liệu sai lệch hoặc không cung cấp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Dữ liệu được phân loại theo Điều 13 Luật Dữ liệu 2024 bao gồm các loại sau:
(i) Cơ quan nhà nước phải phân loại dữ liệu dựa trên yêu cầu quản trị, xử lý, bảo vệ dữ liệu, bao gồm:
- Phân loại theo tính chất chia sẻ dữ liệu gồm: dữ liệu dùng chung, dữ liệu dùng riêng, dữ liệu mở.
- Phân loại theo tính chất quan trọng của dữ liệu gồm: dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng, dữ liệu khác.
- Phân loại theo tiêu chí khác đáp ứng yêu cầu quản trị, xử lý, bảo vệ dữ liệu do chủ quản dữ liệu quyết định.
(ii) Chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu không thuộc quy định tại khoản (i) Mục này của bài viết phải phân loại dữ liệu theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 2 khoản (i) Mục này của bài viết và được phân loại dữ liệu theo các tiêu chí khác.
(iii) Chính phủ quy định tiêu chí xác định dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng.