Từ 01/07/2025, những trường hợp nào công ty được xem là chậm đóng bảo hiểm y tế cho NLĐ? Các biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế được quy định thế nào?
>> Doanh nghiệp bảo hiểm có áp dụng Thông tư 200 không?
>> Trường hợp nào được chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm?
Căn cứ Điều 48 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 33, khoản 35 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15), chậm đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng bảo hiểm y tế kể từ sau ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008.
(ii) Không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
(iii) Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008.
Như vậy, công ty được xem là chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp trên.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Từ 01/07/2025, khi nào công ty được xem là chậm đóng bảo hiểm y tế cho NLĐ
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/07/2025), biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
(i) Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
(ii) Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
(iii) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Căn cứ Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13, khoản 2 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15), quy định nguyên tắc bảo hiểm y tế như sau:
(i) Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
(ii) Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2008, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức tham chiếu.
(iii) Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
(iv) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
(v) Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
|
Trên đây là thông tin giải đáp về “Từ 01/07/2025, những trường hợp nào công ty được xem là chậm đóng bảo hiểm y tế cho NLĐ? Các biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế được quy định thế nào?”.