Trường hợp nào vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn không bị xử phạt? Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn? Người nộp thuế là tổ chức bao gồm những ai?
>> Nợ quá hạn là gì? Dư nợ gốc bị quá hạn gồm những khoản nào?
>> Lãi suất ngân hàng là gì? Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp vi phạm hành chính về thuế hóa đơn không bị xử phạt hành chính, bao gồm:
(i) Người nộp thuế chậm làm thủ tục thuế, hóa đơn điện tử do sự cố kỹ thuật trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế được coi là vi phạm do sự kiện bất khả kháng.
(ii) Không xử phạt và không tính tiền chậm nộp thuế đối với vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo hướng dẫn, quyết định của cơ quan thuế hoặc nhà nước, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra sau mới phát hiện sai sót của người nộp thuế.
(iii) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế nếu người nộp thuế khai sai, đã bổ sung và tự nộp đủ thuế trước khi cơ quan thuế công bố kiểm tra, thanh tra hoặc phát hiện.
(iv) Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.
(v) Không xử phạt vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian được gia hạn.
Tóm lại, có 5 trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, bao gồm: Chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn do sự cố kỹ thuật trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế; Do thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; Người nộp thuế tự bổ sung hồ sơ khai thuế để sửa sai; tự giác nộp đủ số tiền thuế trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra và nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian đã được gia hạn.
Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất mới nhất năm 2024 |
05 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
(i) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Lưu ý:
- Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt.
- Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
(ii) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm:
(i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán 2019, Luật Dầu khí 2022, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn.
(ii) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập.
(iii) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2023.
(iv) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
(v) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
(vi) Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.